I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Bật tăng từ vùng đáy ngắn hạn nhờ dòng tiền ngoại đảo chiều
Đảo chiều mua ròng 38 triệu USD, khối ngoại đã giúp VN-Index bật tăng từ vùng đáy và trở lại mức giữa của vùng tích lũy ngắn hạn.Diễn biến này đi ngược lại diễn biến 2 tuần trước khi chịu áp lực bán ròng từ khối ngoại. Với mức tăng 2.75%, chuỗi giảm điểm dừng lại ở con số 2 tuần. Các cổ phiếu lớn hồi phục và thanh khoản cải thiện cũng đã lan tỏa rộng lên thị trường với 67% cổ phiếu và 14/19 ngành tăng điểm. Trong tuần tới, các ETF sẽ thực hiện giao dịch cơ cấu danh mục tuy nhiên khác các đợt giao dịch trước thị trường sẽ đón nhận dòng tiền mới từ khối ngoại dự tính có khoảng 79 triệu USD từ ETF VNM và 160 triệu USD từ Fubon. VN-Index nhờ vậy có cơ hội tiếp tục giữ vững đà tăng hiện tại. NĐT cũng có thể cân nhắc trading ngắn hạn và canh chốt lãi từng phần ở các vùng giá cao.
Quỹ ETF Fubon đã được Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Đài Loan (FSC) và và NHTW Đài Loan chấp thuận phê duyệt tăng quy mô khoảng 5 tỷ Đài tệ (~ 160 triệu USD) tương đương khoảng 4,000 tỷ VND. Bên cạnh đó, giá trị ETF VNM dự kiến mua ròng thêm các cổ phiếu Việt Nam dự kiến là 89 triệu USD tương đương khoảng 2,100 tỷ VND sau khi chuyển sang bộ chỉ số mới với tỷ trọng 100% cổ phiếu Việt Nam. Như vậy, dòng vốn ngoại dự kiến sẽ có thêm 6,100 tỷ đồng trong thời gian tới.

TTCK Thế giới
Các thị trường đảo lộn với quan điểm cứng rắn từ Chủ tịch FED
TTCK Hoa Kỳ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực sau nhận định của chủ tịch FED. Các chỉ Chứng khoán Hoa Kỳ giảm trên 2%, đặc biệt với phiên bán tháo 9/3. TTCK các nước khu vực có vận động tương đồng với mức giảm đồng loạt gần 1% (Trung Quốc giảm 2.9%). TTCK Châu Âu và các nước phát triển khác không bị ảnh hưởng khi ghi nhận mức tăng nhẹ. Lo ngại về triển vọng tăng lãi suất của FED, USD Index tiếp tục tăng 0.6% qua đó mở rộng mức tăng 1.9% trong vòng 1 tháng. Ở chiều ngược lại, chỉ số hàng hóa Bcom giảm 4.6%, mức giảm ghi nhận ở tất cả các mặt hàng ngoại trừ mặt hàng đường, thịt heo và thép cán nóng. Các thị trường đang khá hỗn loạn và sẽ phụ thuộc vào một số chỉ tiêu quan trọng như báo cáo việc làm và lạm phát của Hoa Kỳ công bố cuối tuần và giữ tuần sau.
Trong phiên điều trần trước Quốc hội ngày 7/3, chủ tịch FED cho biết dữ liệu kinh tế lạc quan có thể buộc NHTW đẩy nhanh tốc độ nâng lãi suất để kìm hãm lạm phát. Mức đỉnh lãi suất có thể cao hơn dự báo trước đó trong kỳ họp tháng 1/2023.Ông Powell cũng nhận định áp lực lạm phát mạnh hơn dự báo tại thời điểm diễn ra các cuộc họp chính sách trước. Nhận định này đang cho thấy FED chưa chắc sẽ chỉ nâng thêm 0.25% cơ bản tại cuộc họp tháng 3/2023. Mức tăng lãi suất tại kỳ họp 21-22/3 sẽ phụ thuộc vào 2 dữ liệu quan trọng về báo cáo việc làm tháng 2 vào 10/3 và báo cáo lạm phát vào 14/3 tới đây. Tại thời điểm kết thúc cuộc họp 31/1, thị trường kỳ vọng FED chỉ nâng lãi suất thêm 1 lần nữa, đạt đỉnh 4.9% và bắt đầu giảm vào mùa thu thì sau lời phát biểu chủ tịch FED, giới đầu tư nâng lãi suất đỉnh lên mức 5.5% vào giữa năm và duy trì cho đến hết năm 2023.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: ban hành Nghị định số 08 ngày 5/3/2023 sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
- Chính phủ: yêu cầu bảo đảm công tác đăng kiểm trở lại hoạt động bình thường trong tháng 3.
- Chính phủ: vừa ban hành Nghị quyết số 31/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, trong đó có một số chính sách tiền tệ, tài khóa, yêu cầu NHNN tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém.
- Bộ Tài chính: tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 2T.2023 mới đạt 6.55% kế hoạch năm 2023. So với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tỷ lệ giải ngân đạt 6.97%, thấp hơn svck năm 2022 (8.61%).
- VSD: T2.2023, tổng số lượng tài khoản chứng khoán được mở mới bởi nhà đầu tư trong nước đạt 60,000 tài khoản – tăng 66% MoM.
Thế giới
- Mỹ: đơn đặt hàng nhà máy T1 giảm -1.6%, con số dự kiến là -1.8%, con số trước đó là +1.8%.
- Mỹ: số lượng cơ hội việc làm đã giảm 410,000 xuống còn 10.824 triệu vào T1.2023 từ mức 11.234 triệu được điều chỉnh tăng trong T12, cao hơn so với kỳ vọng của thị trường là 10.5 triệu.
- EU: GDP không tăng trưởng trong Q4.2022, thấp hơn so với ước tính sơ bộ về mức tăng trưởng 0.1% và mức 0.4% đã điều chỉnh tăng trong Q3.
- Chủ tịch Fed Jerome Powell: lãi suất có thể cần phải cao hơn trong thời gian dài hơn trong bài phát biểu trước Uỷ bán Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị Thượng viện Mỹ.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- 13/3, Cung tiền M2 và các khoản vay mới Trung Quốc.
- 14/3, Tỷ lệ thất nghiệp Anh; cuộc họp bộ tài chính ECB ngày thứ 2; CPI Hoa Kỳ.
- 15/3, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; Chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu bán lẻ, FDI và tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ, PPI lõi, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 16/3, GDP New Zealand; Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ ECB.
- 17/3, CPI lần cuối EU; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 10, 100.50 nghìn tỷ đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 22.24 nghìn tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã hút ròng 29.25 nghìn tỷ đồng qua OMO. Thanh khoản và lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm tăng trong tuần 07/2023.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 6.09%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 165.65 nghìn tỷ VNĐ
