I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
VN-Index giao dịch giằng co trước các thông tin nhiều chiều
Độ rộng tăng điểm cải thiện nhưng sự phân hóa mạnh tại các cổ phiếu lớn và không có sự hỗ trợ của dòng tiền ngoại nên VN-Index chỉ tăng 0.3%, qua đó kết thúc 2 tuần giảm điểm. Thị trường ghi nhận 14/19 ngành tăng điểm, trong đó Dầu khí, Bán lẻ, Tài nguyên cơ bản tăng trên 2%. Ở chiều ngược lại BĐS giảm 1.5% dù có chút kỳ vọng về cuộc họp quan trọng liên quan đến ngành vào cuối tuần qua. Lực bán yếu dần ở vùng giá thấp đã giúp cho chỉ số phục hồi tuy nhiên thị trường cũng đang thiếu lực đỡ quan trọng từ hoạt động mua vào của khối ngoại và sự thận trọng của dòng tiền nội. Diễn biến giằng co vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo khi thông tin nhiều chiều khó dự báo chưa thể hút dòng tiền trở lại. NDT do vậy vẫn cần thận trọng hạn chế bắt đáy chờ thông tin hoặc chỉ mua thăm dò khi chỉ số giảm sâu về vùng giá thấp.
Bộ xây dựng đề xuất các giải pháp “gỡ khó” cho thị trường bất động sản gồm điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, khơi thông dòng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội; Hoàn thiện chính sách để huy động tối đa các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho phát triển nhà ở và thị trường. Bộ cũng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng 110 nghìn tỷ dưới hình thức tái cấp vốn cho các NHTM tài trợ các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cũng như đề nghị các địa phương rà soát, lập danh mục dự án BĐS chậm triển khai để tháo gỡ. Trước đó nội dung dự thảo sửa đổi NĐ 65 cũng được chia sẻ rộng rãi. Các nội dung đề xuất đã cụ thể hơn kỳ vọng tạo những bước chuyển biến mới sau hội nghị thúc đẩy thị trường BĐS phát triển lành mạnh với sự tham gia Chính phủ, các bộ và doanh nghiệp lớn vào 17/2.

TTCK Thế giới
Nhiều chỉ báo đang ủng hộ cho khả năng FED còn tăng lãi suất
Chỉ số CPI sau đó là chỉ số PPI tháng 1 của Hoa Kỳ đều cao hơn dự báo trong khi đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm cho thấy cuộc chiến chống lạm phát.chưa kết thúc. Nguy cơ FED còn tăng lãi suất khiến cho các chỉ số CK biến động mạnh. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm bình quân 1%. Diễn biến này cũng tương đồng với diễn biến của TTCK các nước Châu Á. Ngược lại, TTCK Châu Âu khá tích cực với mức tăng trung bình trên 1% do những dữ liệu kinh tế không quá tiêu cực như dự báo trước đó. Thị trường hàng hóa cũng sụt giảm trong tuần qua, dẫn đầu là giá các mặt hàng năng lượng, kim loại quý. Giá vàng cũng giảm về vùng đáy 1 tháng. Chỉ số DXY nối dài chuỗi tăng khi ghi nhận mức tăng 0.6%, USD tăng giá so hầu hết các đồng nội tệ khác trong bối cảnh thị trường đang bị thuyết phục về khả năng FED còn tăng lãi suất.
Lạm phát Hoa Kỳ tháng 1 tăng 0.5% so tháng trước và tăng 6.4% so với cùng kỳ. Mức CPI tăng cao hơn lần lượt 0.1% và 0.2% so với chuyên gia dự báo. CPI lõi, loại trừ thực phẩm và năng lượng, tương tự căng cao hơn 0.1% so dự báo. Chi phí nhà đóng góp một nửa so với mức tăng CPI trong tháng 1/2023. Mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt trong những tháng gần đây, dữ liệu tháng 1 cho thấy FED còn cần nỗ lực kéo lạm phát về mức 2%. Thị trường kỳ vọng FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất 0.25% trong 2 kỳ họp tiếp theo vào tháng 3 và tháng 5 và dự báo lãi suất trên 5% trước tháng 6 lên đến 90% theo khảo sát CME. Các nhà hoạch định sẽ theo dõi các tác động kinh tế của việc thắt chặt chính sách tiền tệ trước khi ra động thái chính sách. Nếu lạm phát không giảm thì FED sẽ còn chịu áp lực tăng lãi suất nhiều hơn.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Bộ Tài chính: đề xuất một số quy định của Nghị định 65 sẽ lùi thời điểm thực hiện sang năm 2024 thay vì áp dụng ngay.
- Bộ Tài chính: dự thảo sửa đổi Nghị định 65 cho phép thanh toán bằng bất động sản, được đàm phán thay đổi kỳ hạn trái phiếu
- NHNN: trong nửa đầu tháng 2, nhà điều hành thông qua thị trường mở đã hút về 152,000 tỉ dồng, bơm ra 49,000 tỉ đồng. Lượng tiền hút ròng lên đến 103,000 tỉ đồng.
- Bộ KH&ĐT: Sau khi giao đợt 1, tổng số vốn còn lại của chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội chưa được phân bổ, giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 28,862 tỷ đồng.
Thế giới
- Mỹ: thâm hụt ngân sách của chính phủ ở mức 39 tỷ USD vào tháng 1, thấp hơn so với kỳ vọng của thị trường về mức thâm hụt 63 tỷ USD.
- Mỹ: CPI T1 tăng 0.5% MoM (dự báo 0.5%) và 6.4% svck (dự báo 6.2%). CPI lõi tăng 0.4% MoM (dự báo 0.4%) và 5.6% svck (dự báo 5.5%)
- EC: nâng dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Eurozone năm 2023 lên 0.9% (tăng từ 0.3% T11), lạm phát năm 2023 được dự báo ở mức 5.6% (giảm so với mức 6.1% trước đó).
- Trung Quốc: tiếp tục thỏa thuận mua khí đốt với Qatar trong bối cảnh Bắc Kinh tìm cách tăng cường NK khí đốt và đa dạng hóa các nguồn thay thế than đó nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon.
- Trung Quốc: giá nhiệt điện than giảm xuống mức thấp nhất trong 1 năm do tổn kho cao trong bối cảnh nhu cầu yếu và Bắc Kinh tập trung vào an ninh năng lượng.
- OPEC: nhu cầu năng lượng trong năm nay sẽ đạt mức trước dịch COVID-19.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- 21/2, Biên bản chính sách tiền tệ Australia; PMI Nhật Bản, Anh, EU, Hoa Kỳ; CPI Canada.
- 22/2, Chính sách tiền New Zealand.
- 23/2, Biên bản chính sách tiền tệ FOMC; CPI năm lần cuối EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, Dự trữ dầu thô và GDP công bố lần cuối Hoa Kỳ.
- 24/2, CPI Nhật Bản; Doanh thu bán nhà lần đầu Hoa Kỳ.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 07, 107 nghìn tỷ đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 229.06 tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã hút ròng 30.18 nghìn tỷ đồng qua OMO. Thanh khoản và lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm giảm trong tuần 07/2023.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 4.08%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 168.84 nghìn tỷ VNĐ
