I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
VN-Index giảm dưới kênh hỗ trợ khi xuất hiện thông tin bất lợi
VN-Index suy yếu dần cùng với đà giảm của thanh khoản cũng như hoạt động mua ròng khối ngoại trong phiên cuối tuần. VN-Index giảm 2% qua đó ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp cho dù cổ phiếu VCB quay lại giữ trụ. Độ rộng giảm điểm lớn với 14/19 ngành và 253/404 cổ phiếu giảm điểm. Các ngành du lịch & giải trí, hóa chất, bất động giảm trên 4%, cá biệt ngành bán lẻ giảm 9% trong khi chỉ có ngành dầu khí tăng trên 2% nhờ sự phục hồi mạnh của giá dầu. Thông tin một số CTCK phối hợp với cơ quan điều tra liên quan đến một số tài khoản NĐT nước ngoài có thể là lý do khiến thanh khoản và xu hướng thị trường bất lợi trong tuần qua. Diễn biến thị trường đang không thuận lợi do vậy NDT thận trọng hạn chế bắt đáy chờ thông tin được xác minh hoặc chỉ cân nhắc mua bắt đáy thăm dò nếu chỉ số giảm sâu về 985 – 1,000 điểm.
Báo cáo tháng 2 của Hội nghiên cứu thị trường liên ngân hàng Việt Nam (VIRA) nhận định NHNN vẫn thận trọng nhưng dự báo thị trường tiền tệ có các yếu tố tích cực để ổn định và bình yên. Lãi suất kỳ hạn 1 tuần duy trì 6-6.5% và khó giảm sâu do NHNN thận trọng hút tiền ra sau kỳ nghỉ Lễ vừa kiểm soát lạm phát và giữ mức chênh lệch lãi suất VND với USD để ổn định tỷ giá trong bối cảnh FED tăng lãi suất và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngoài ra NHNN cũng phải trung hòa sau khi mua một lượng ngoại tệ khá lớn ước tính 3.3 tỷ USD. Lãi suất USD liên ngân hàng 4.5 – 5.5%/năm không hậu thuẫn lớn tỷ giá nhưng chênh lệch so với huy động dân cư vẫn đang hỗ trợ. Việt Nam xuất siêu lớn, kiều hối, FDI, FII khả quan, ..giúp trạng thái ngoại tệ tích cực. Chỉ tiêu lạm phát VIRA dự báo bình quân ở mức 4,46% trong tháng 2 và lợi tức trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm về mức 4.15%.

TTCK Thế giới
Nỗi lo quay về FED quay lại khi mùa công bố KQKD đi hơn nửa chặng đường
NĐT trở lên thận trọng hơn với phát biểu của chủ tịch FED khi mùa công bố KQKD đi qua hơn nửa chặng đường. 70% trong số 2/3 công ty thuộc S&P 500 báo cáo lợi nhuận vượt kỳ vọng cũng không thể thúc đẩy TTCK Hoa Kỳ tăng điểm. Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm trên 1%. Các thị trường chủ chốt Châu Âu và thị trường châu Á cũng đồng loạt giảm điểm. Các TTCK đang đối mặt thực tế nhiều hơn sau nhịp phục hồi mạnh kể từ đầu năm. Trái ngược diễn biến TTCK, chỉ số hàng hóa tăng 1.4%, dẫn dầu mức tăng 8.3% từ giá dầu trong khi phần lớn các hàng hóa khác biến động tăng giảm không đáng kể. USD Index cũng tăng nhẹ 0.2% tuần qua, ghi nhận tuần thứ 2 tăng điểm nhờ thông điệp của chủ tịch FED. Trong tuần tới Hoa Kỳ và Anh công bố chỉ số CPI và cũng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến các thị trường.
Chủ tịch FED cho biết lạm phát bắt đầu hạ nhiệt nhưng cũng cảnh báo lãi suất tiếp tục tăng nhiều hơn dự báo của thị trường nếu dữ liệu kinh tế không đi đúng hướng của FED. Ông cũng gợi ý thời điểm ngừng lãi suất phải đến 2024 khi lạm phát giảm xuống vùng thoải mái với FED. Trước đó, Bộ thương mại Hoa Kỳ công bố thâm hụt thương mại năm 2022 tăng kỷ lục 948 tỷ USD, chiếm 3.7% GDP. FED tăng lãi suất và sự chuyển hướng từ chi tiêu hàng hóa sang dịch vụ khiến sản xuất cắt giảm. Cùng với đó, USD tăng giá so đồng tiền các đối tác thương mại chính khiến cho hàng hóa Hoa Kỳ sản xuất đắt đỏ hơn là những nguyên nhân chính khiến nhập siêu tăng mạnh. Dù vậy kinh tế thế giới đầu năm đang tốt hơn dự báo cùng với lạm phát hạ nhiệt, số liệu việc làm khởi sắc và IMF tăng dự báo tăng trưởng thế giới. Rủi ro suy thoái đang giảm đi tuy nhiên lãi suất sẽ vẫn còn tăng theo định hướng từng quốc gia.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: ký quyết định về việc tăng khung giá bán lẻ điện bình quân. Khung giá bán lẻ điện bình quân thay đổi với mức tối thiểu là 1,826.22 đồng và tối đa là 2,444.09 đồng một kWh.
- Thủ tướng: thiết lập Quan hệ Đối tác kinh tế số-kinh tế xanh giữa Việt Nam và Singapore.
- KBNN: phát hành thành công 32,832 tỷ đồng trái phiếu chính phủ với lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm mạnh so với T12.2022.
- NHNN: đã bơm ra thị trường hơn 80,800 tỷ đồng trong 6 phiên, đồng thời cũng thực hiện hút về 15,000 tỷ đồng.
- Thống đốc NHNN: năm 2023, ngành ngân hàng tiếp tục đáp ứng nhu cầu vốn phân khúc BĐS phục vụ nhu cầu thực của đại đa số người dân. Kiên định kiểm soát rủi ro tín dụng với phân phúc cao cấp đang dư thừa, không có nhu cầu thực, đầu cơ, lũng đoạn thị trường.
- VSD: T1.2023, số tài khoản giao dịch chứng khoán mở mới đạt 36,040, chỉ tương đương khoảng 1/3 so với tháng trước và là mức thấp nhất trong vòng 26 tháng kể từ tháng 10/2020.
Thế giới
- Mỹ: số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã tăng lên 196,000 trong tuần kết thúc vào ngày 4/2, cao hơn kỳ vọng của thị trường là 190,000.
- BOE: kỳ vọng lạm phát sẽ bắt đầu giảm nhanh từ giữa năm 2023 và đạt khoảng 4% vào cuối năm nay.
- Đài Loan: Các đơn vận chuyển ra nước ngoài giảm 21.2% trong T1 xuống còn 31.5 tỷ USD do nhu cầu của thế giới đối với các sản phẩm công nghệ suy yếu.
- EU: doanh số bán lẻ giảm 2.7% MoM tại T12.2022, một dấu hiệu cho thấy giá cả và lãi suất tăng cao đang ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Làm rõ thông tin giao dịch của một số quỹ theo yêu cầu cơ quan chức năng
- 13/2, CPI Thụy Sỹ, Cuộc họp Bộ trưởng tài chính Châu Âu.
- 14/2, GDP Nhật Bản; Tỷ lệ thất nghiệp Anh; GDP công bố lần đầu EU; CPI Hoa Kỳ.
- 15/2, CPI Anh; Chi số sản xuất công nghiệp và cán cân thương mại EU; Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 16/2, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 17/2, Doanh thu bán lẻ Anh; Báo cáo chính sách tiền tệ FED.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 06, 85 nghìn tỷ đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 8.41 nghìn tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã hút ròng 142.41 nghìn tỷ đồng qua OMO. Thanh khoản và lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm giảm nhẹ trong tuần 06/2023.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 5.91%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 199.73 nghìn tỷ VNĐ
