I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
TTích lũy chặt chẽ dần, dòng tiền giữ nhịp luân chuyển nhanh
VN-Index đi ngang với mức tăng nhẹ 0.06%. Thị trường phân hóa với 234 cổ phiếu tăng tăng so với 139 cổ phiếu giảm nhưng có đến 15/19 ngành tăng điểm. Hợp đồng tương lai đáo hạn và các ETF cơ cấu danh mục quý IV gây nhiễu và biến động khó lường trong 2 phiên cuối tuần. Tuy nhiên sau phiên giảm mạnh đầu tuần, VN-Index đã trở lại cân bằng và dòng tiền tiếp tục luân chuyển nhanh qua một số cổ phiếu và ngành có quy mô vừa và nhỏ. Chỉ số đang có dấu hiệu tích lũy chặt chẽ dần quanh 1,050 điểm chờ tín hiệu để duy trì đà hồi phục hiện tại. Do vậy, chúng tôi cho rằng NĐT có thể tiếp tục canh mua ở vùng thấp rung lắc trong phiên nhằm tận dụng cơ hội trading khi dòng tiền luân chuyển trong vùng tích lũy và chuyển sang vị thế nắm giữ khi chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới sau nhịp tích lũy.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 5 được tổ chức 17/12 nhận diện cơ hội và thách thức trong năm 2023. 4 hội thảo liên quan động lực tăng trưởng mới, lành mạnh thị trường tài chính và BĐS, gỡ điểm nghẽn đầu tư công và vốn cho doanh nghiệp và an sinh xã hội sẽ được các Bộ chủ trì. Diễn đàn thảo luận, làm rõ kết quả đạt được, bài học rút ra từ thực tiễn điều hành kinh tế vĩ mô năm 2022 đồn thời nhận diện cơ hội, rủi ro và thách thức trong nước và từ bên ngoài lên nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Dự báo các kịch bản tăng trưởng kinh tế và điều hành kinh tế vĩ mô năm 2023; đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách nhằm nắm bắt và cụ thể hóa cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức đưa nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong năm 2023.

TTCK Thế giới
FED giữ tốc độ tăng lãi suất như dự kiến, TTCK Hoa Kỳ phản ứng tiêu cực với báo cáo bán lẻ sụt giảm
Các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm mạnh bình quân 2.5% trước lo ngại suy thoái với báo cáo doanh số bán lẻ giảm 0.6% tháng 11 và FED giữ lộ trình tăng lãi suất. TTCK Hoa kỳ do vậy có mức giảm gần 2% tương đồng với mức giảm của các TTCK chủ chốt Châu Âu. TTCK Á thì có sự phân hóa, Trung Quốc giảm -1.2% sau nhiều tuần tăng điểm trong khi các thị trường khác có mức tăng giảm không rõ rệt. Ở chiều ngược lại, TT hàng hóa lại có mức hồi phục tăng 1.1%. Dẫn dầu đà hồi phục là giá dầu và gas tăng trên 5%, quặng sắt tiếp tục tăng 3.1% sau khi tăng 8% trong tuần trước ngược lại các kim loại và kim loại quý đều giảm điểm. Thị trường tiền tệ, USD tiếp tục suy yếu khi giảm thêm 0.3%, mức giảm chủ yếu so EUR và CHF. VND cũng hồi phục thêm 1%, nâng mức hồi lên trên 5% trong vòng 1 tháng qua. Trong tuần tới, thị trường không có thông tin quan trọng và các thị trường có cơ hội giao dịch ổn định hơn.
FED tăng lãi suất thêm 0.5% kỳ họp tháng 12, nâng mức phạm vi mục tiêu 4.25% – 4.5%, mức cao nhất trong 15 năm. Phần lớn thành viên FED dự báo tăng lãi suất cho đến 5.1%, tương đương phạm vi 5% – 5.25% trong năm 2023 và dừng để quan sát tác động. Họ cũng kỳ vọng sẽ cắt 1% trong năm 2023 để kéo về mức 4.1% vào cuối năm và giảm 1% vào 2024, trước khi lãi suất về vùng trung lập dài hạn 2.5%. Bản đồ “dot-plot” cũng cho thấy nhiều thành viên muốn nâng cao suất cao hơn mức trung vị trong 2023 và 2024. Cùng với đó, FED hạ dự báo tăng trưởng 2023 xuống 0.5% và tăng dự báo lõi thêm 0.3% lên mức 4.8%. FED cũng thắt chặt định lượng, theo đó để 95 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng đến hạn mà không tái đầu tư. Trước đó, CPI tháng 11 công bố chỉ ở mức 7.1%, thấp hơn nhiều so với 7.7% của tháng 10. Do vậy, cuộc họp FED này dù đúng mức tăng lãi suất của giới đầu tư nhưng lại không đúng như kỳ vọng về lộ trình và mức tăng lãi suất của thị trường.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ: ký Công điện số 1156 yêu cầu NHNN xem xét, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất từ NSNN, cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
- Thủ tướng: có Công điện số 1163 yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả.
- Chính phủ: có công điện số 1164 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS và phát triển nhà ở.
- Chính phủ: đã ban hành 6 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 5 nghị định của Chính phủ và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nghị định về quy trình biên soạn GDP, GRDP.
- Bộ Tài chính: đang rà soát, cắt giảm các thủ tục, tạo thuận lợi để doanh nghiệp đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng; đồng thời, đưa ra các giải pháp ổn định trở lại kênh phát hành riêng lẻ.
- Bộ Tài chính: ban hành Chỉ thị số 03/CT-BTC về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
- Bộ Tài chính: đề xuất lùi thời điểm áp dụng Nghị định 65 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ do thị trường đang gặp khó khăn về thanh khoản.
- Bộ Tài chính: ưu tiên cắt giảm thủ tục hành chính trong khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai từ năm 2023.
- NHNN: 11T2022 tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12.20% so với cuối năm 2021. TD đối với các lĩnh vực ưu tiên đến T102022 tăng trưởng tốt, có lĩnh vực có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung.
- NHNN: thành lập Cục quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước để chuyên trách thực hiện công tác quản lý dự trữ ngoại hối trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
- NHNN: ban hành quyết định 2081, theo đó, mức lãi suất của các NHTM áp dụng trong năm 2023 đối với dư nợ của các khoản vay hỗ trợ nhà ở tăng lên 5%/năm.
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: vừa họp với các hội viên thống nhất áp dụng mức LSHĐ tại các kỳ hạn tối đa 9.5%/năm để ổn định mặt bằng LSHĐ và thanh khoản hệ thống.
- Tổng cục Hải quan: trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 T11.2022 đạt 28.68 tỷ USD, tăng 1% (tương ứng tăng 278 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu T11.2022.
- VSD: thực hiện điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ chứng khoán phái sinh lên 17% áp dụng từ ngày 15/12/2022.
- ADB: nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7.5% trong năm nay, từ mức 6.5% đưa ra trong lần dự báo trước. Dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh từ 3.8% xuống còn 3.5%.
- Việt Nam và các nhà tài trợ do Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu đã gần tiến tới gói tài trợ khí hậu trị giá 15 tỷ USD để giảm bớt sự phụ thuộc vào than.
Thế giới
- FED: nâng lãi suất 50 điểm cơ bản và nâng phạm vi mục tiêu lên 4.25%-4.5%, mức cao nhất trong 15 năm. Mức tăng lần này nhẹ nhàng hơn 4 đợt tăng 75 điểm cơ bản trước đó.
- ECB: đã quyết định tăng ba loại lãi suất chính lên 50 điểm cơ bản và dự kiến sẽ tăng lãi suất hơn nữa dựa trên sự điều chỉnh tăng mạnh đối với triển vọng lạm phát.
- BOE: đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản lên 3.5%, phù hợp với kỳ vọng của thị trường và mức lãi suất là cao nhất kể từ tháng 10 năm 2008.
- IMF: tổng nợ công và tư toàn cầu giảm xuống 247% GDP năm 2021, ít hơn so với 257% vào năm 2020. Đó là mức giảm lớn nhất trong 70 năm qua.
- Mỹ: ngân sách chính phủ tháng 11 -248.5 tỷ USD so với -248 tỷ USD dự kiến, con số này trong tháng 10 là -191.3 tỷ USD.
- Mỹ: CPI tháng 11 tăng 7.1%, thấp hơn con số 7.3% như dự kiến và +0.1% so với cùng kỳ tháng trước. Đây là dấu hiệu cho thấy lạm phát Mỹ đã hạ nhiệt.
- Mỹ: được nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 lên 0.5%, năm 2023 hạ 0.5% trong buổi họp FOMC.
- Trung Quốc: được cho là trì hoãn cuộc họp kinh tế quan trọng trong bối cảnh số ca nhiễm Covid gia tăng sau khi chính phủ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch.
- Trung Quốc: khiếu nại lên WTO nhằm chống lại Mỹ và các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của nước này.
- Trung Quốc: 36 công ty của nước này bị chính phủ Mỹ đưa vào danh sách đen, bao gồm cả YMTC. Xung đột thương mại Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng.
- Anh: CPI tháng 11 tăng 0.4% so với cùng kỳ tháng trước và tăng 10.7% so với cùng kỳ năm trước.
- Đức: CPI tháng 11 tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tiếp tục giữ ở mức 2 con số, mặc dù áp lực chung đã giảm bớt trong tháng trước.
- Nhật Bản: dự kiến sẽ tăng giới hạn hàng năm đối với các khoản đầu tư miễn thuế nhằm vào tầng lớp trung lưu và tăng thuế đối với những cá nhân cực kỳ giàu có.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng. Dòng tiền luân chuyển tìm cơ hội qua các ngành và cổ phiếu
- Thông tin về Diễn đàn kinh tế Việt Nam và dự báo kinh tế vĩ mô và dự báo thị trường 2023 của các tổ chức
- 19/12, Báo cáo môi trường kinh doanh Đức.
- 20/12, Chính sách lãi suất và Biên bản chính sách tiền BOJ; Cán cân vãng lai EU; Doanh thu bán lẻ Canada; Giấy phép xây dựng Hoa Kỳ.
- 21/12, CPI Nhật và Canada; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 22/12, GDP công bố lần cuối Anh, Hoa Kỳ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 23/12, GDP Canada; Đơn đặt hàng hóa lâu bền và Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 50, 0 đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 32.13 nghìn tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã bơm ròng 26.47 nghìn tỷ đồng qua OMO. Thanh khoản và lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm giảm trong tuần 50.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 5.54%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 219.12 nghìn tỷ VNĐ
