I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Thị trường điều chỉnh sau tuần tăng mạnh, xu hướng vận động ngành rõ rệt
VN-Index thoái lui -2.6% trước áp lực chốt lãi sau khi đã tăng mạnh 11.1% tuầntrước đó, qua đó tạm dừng chuỗi tăng điểm 3 tuần liên tiếp. Thị trường có sự phân hóa với 143 cổ phiếu tăng/240 cổ phiếu giảm và 5/19 ngành tăng điểm. Dòng tiền tuần qua vận động nhanh qua các nhổm cổ phiếu Dầu khí, Hóa chất, Thủy Sản, Chứng khoán, Xây dựng giúp các cổ phiếu ngành tăng mạnh trong 1 phiên nhưng chịu áp lực chốt lãi mạnh tại các ngành Bất động sản, Ngân hàng, Thực phẩm đồ uống. Khối ngoại duy trì đà mua ròng khoảng 138 triệu USD, hỗ trợ VN-Index nhanh chóng ổn định sau phiên chốt lãi mạnh và tích lũy quanh 1,050 điểm. Như nhận định tuần trước, chúng tôi cho rằng NĐT có thể tiếp tục canh mua ở vùng thấp tại những phiên rung lắc để tận dụng vận động luân chuyển của tiền và chủ động cho việc trading khi chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới sau nhịp tích lũy.
NHNN đã nới hạn mức tín dụng tăng thêm 1.5% – 2% so với mục tiêu 14% xây dựng từ đầu năm. Mặc dù còn 1 tháng hết năm 2022, việc điều chỉnh này củng cố niềm tìn doanh nghiệp để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất vào dịp Tết qua đó tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển trọng năm 2023. Theo đại diện NHNN có những thời điểm SBV điều chỉnh các công cụ chính sách như lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng không ngoài mục tiêu thực hiện mục tiêu kép gồm ổn định kinh tế vĩ mô, kìm hãm lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng. Theo chúng tôi NHNN mở lại room tăng trưởng cho thấy SBV đã chuyển trạng thái từ việc chạy theo đối phó với biến động thị trường thế giới tác động lên tỷ giá, lãi suất và tạo áp lực lạm phát sang chủ động điều hành hỗ trợ tăng trưởng khi bối cảnh ổn định các yếu tố trên không còn áp lực. Đây là tín hiệu cực cho Doanh nghiệp, nền kinh tế qua đó dần hồi phục lại các kênh đầu tư.

TTCK Thế giới
Giá dầu lao dốc về mức thấp nhất trong năm bất chấp thông tin Trung Quốc thay đổi chính sách chống Covid và G7 áp trần giá dầu Nga
Các chỉ số CK Hoa Kỳ có nhịp thoái lui gần 2.5% khi NĐT đánh giá lại khả năng suy thoái kinh tế và hành động FED trong khi chờ các dữ liệu mới về PPI tháng 11 và tâm lý tiêu dùng 9/12 và CPI 13/12 tới. Các thị trường CK chủ chốt và TTCK Châu Á đều giảm điểm ngoại trừ Trung Quốc tăng 1.6% nhờ tín hiệu tích cực nới lỏng kiểm soát covid. Trên thị trường tiền tệ, USD Index tăng 0.2%, kết thúc 3 tuần giảm điểm. USD tăng giá so nhiều đồng nội tệ dù vậy VND là ngoại lệ khi tăng 3.4%. Thị trường hàng hóa cũng biến động khá mạnh trong tuần qua với mức giảm -2.8%, dẫn đầu là mức giảm trên 10% của dầu thô và gas. Giá dầu giảm do lo ngại triển vọng suy thoái các nền kinh tế chủ chốt lấn át các thông tin hỗ trợ. Quặng sắt là một trong mặt hàng đi ngược chiều xu hướng hàng hóa khi ghi nhận mức 8%, qua đó ghi nhận mức tăng gần 25% trong vòng 1 tháng. Trong tuần tới, NĐT đón nhận thông tin quan trọng về CPI tháng 11 và sau đó là quyết định chính sách FED.
Trung Quốc tiến gần đến việc chấm dứt hoàn toàn chính sách chống Covid hà khắc qua các chính sách công bố 7/12, theo đó người không có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ về hô hấp sẽ được phép cách ly tại nhà chứ không bị bắt buộc vào các cơ sở cách ly của Chính Phủ. Các hình thức kiểm soát đi lại cũng sẽ được gỡ bỏ, các biện pháp xét nghiệm PCR chỉ áp dụng khu vực nhà dưỡng lão, bệnh viện và trường học. Trước đó, mặc dù các ca nhiễm mới tại Trung Quốc duy trì ở mức đỉnh mới, Bắc Kinh, Thâm Quyến và một số thanh phố khác đã chính thức nới kiểm soát Covid. Thị trường tài chính trước đó đã phản ứng tích cực với thông tin nới lỏng khi NDT vượt ngưỡng 7 NDT/USD và các TTCK hồi phục. Vậy là sau 3 năm chống dịch nghiêm ngặt, Trung Quốc đang có những chuyển biến sẵn sàng sống chung với dịch như các quốc gia trên thế giới khác.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: có Quyết định số 1513/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2023 cho các bộ, cơ quan Trung ương và UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành về chính sách kinh tế vĩ mô, tài khóa, tiền tệ.
- Chính phủ: trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
- Bộ Tài chính: giá cả có xu hướng tăng nhẹ trở lại trong quý 4 do nhu cầu mua sắm của người dân vào dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tăng cao.
- Bộ Tài chính: đề xuất ba hình thức quản lý, khai thác nhà đất không sử dụng để ở.
- Bộ Tài chính: đề xuất tiếp tục áp dụng mức giá sàn trong khung thuế trong cả năm 2023 thay vì kiến nghị áp dụng thuế suất linh hoạt 4 mức thuế tùy theo diễn biến giá dầu thô thế giới.
- NHNN: tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1.5 – 2% cho cả năm 2022. Như vậy, thay vì định hướng tăng trưởng tín dụng 14%, mức tăng trưởng tín dụng năm 2022 sẽ được nới lên mức 15.5 – 16%.
- Thống đốc NHNN: ban hành Thông tư số 16/2022/TT-NHNN quy định việc lưu ký và sử dụng giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- NHNN: ban hành Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
- NHNN: đang phát đi tín hiệu sẵn sàng tạo điều kiện bằng các nguồn lực vốn dài hạn cho các ngân hàng thương mại sau động thái nới “room” qua việc kéo dài kỳ hạn thị trường mở lên 91 ngày.
- KBNN: 11T2022 đã phát hành hơn 182 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt 45.6% kế hoạch Bộ giao và 84.75% kế hoạch dự kiến điều chỉnh.
- Tổng cục Thuế: luỹ kế 11T2022 các khoản thu từ nhà, đất vẫn tăng 30% svck năm trước nhưng nguồn thu này sụt giảm trong nhiều tháng gần đây.
- Bộ Công Thương: chỉ đạo các nhà máy lọc dầu trong nước tăng năng lực sản xuất và các thương nhân đầu mối tăng số lượng nhập khẩu ít nhất đến T6.2023.
- Bộ GTVT: yêu cầu khởi công toàn bộ 25 gói thầu dự án cao tốc Bắc-Nam giai đoạn 2 trước ngày 15/1/2023.
- Doanh nghiệp Việt Nam sẽ khảo sát tính khả thi phát triển nhà máy điện gió trên diện tích 2,687ha đất tại huyện Sepon, tỉnh Savannakhet, giáp Việt Nam, với công suất dự kiến 252MW.
Thế giới
- Mỹ: PMI phi sản xuất ISM đã tăng lên 56.5 trong tháng 11 (kỳ vọng của thị trường là 53.5) và chỉ số hoạt động kinh doanh tăng từ 55.7 lên 64.7.
- Mỹ: dư nợ tín dụng tiêu dùng tháng 10 +27.1 tỷ USD, thấp hơn con số +28.3 tỷ USD dự kiến.
- Mỹ: đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ghi nhận 230,000 trong tuần này, tăng so với con số 225,000 trước đó.
- Mỹ-EU: đang cân nhắc hàng rào thuế quan mới đối với nhôm và thép Trung Quốc trong một nỗ lực chống phát thải và tình trạng dư công suất trên toàn cầu.
- Trung Quốc: chính phủ ngày 7/12 đã ban hành kế hoạch 10 điểm nhằm “tối ưu hóa” nỗ lực ứng phó với đại dịch Covid-19, cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.
- Trung Quốc: phát tín hiệu điều chỉnh chiến lược Zero Covid qua phát biểu của phó Thủ tướng Tôn Xuân Lan. Trung Quốc sẽ xem xét hạ cấp mức độ kiểm soát Covid.
- Eurozone: GDP Q3.2022 +0.3% QoQ. Trong đó chi tiêu hộ gia đình đóng góp 0.4% vào tăng trưởng GDP, chi tiêu từ chính phủ đóng góp không đáng kể.
- Eurozone: tỷ lệ PPI hàng tháng ở khu vực đồng euro ghi nhận -2.9% trong tháng 10, chấm dứt xu hướng tăng kể từ T5.2020.
- Anh: PMI xây dựng tháng 11 đạt 50.4, thấp hơn so với mức 52.0 dự kiến. Đây là mức thấp nhất trong 3 tháng qua do hoạt động kinh doanh bị đình trệ trong bối cảnh nhu cầu của khách hàng giảm.
- EU: 06 quốc gia Châu Âu, bao gồm Đức và Hà Lan, đã đặt giới hạn đỏ cho trần giá khí đốt tự nhiên của Nga
- Canada: BoC đã nâng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm, cụ thể nâng từ 3.75% lên 4.25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008.
- Nhật Bản: GDP Q3.2022 -0.8% so với quý trước. Trong đó đóng góp từ tiêu dùng cá nhân +0.1%, đóng góp từ nhu cầu đầu tư nước ngoài -0.6%.
- Nga: việc bán dầu cho Trung Quốc với mức chiết khấu cao khiến việc áp trần giá dầu không hiệu quả.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng. Dòng tiền luân chuyển tìm cơ hội qua các ngành và cổ phiếu
- Báo cáo lạm phát tháng 11 và cuộc họp chính sách tháng 12 của FED
- 12/12, Chỉ số sản xuất công nghiệp, PMI, GDP Anh; FDI Trung Quốc.
- 13/12, Biên bản chính sách tiền và Chủ tịch BOE phát biểu; CPI Hoa Kỳ.
- 14/12, CPI Anh; Chỉ số công nghiệp EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 15/12, Lãi suất FED, biên bản FOMC; GDP New Zealand; Tỷ lệ thất nghiệp Australia, Trung Quốc; Lãi suất và chính sách tiền tệ NHTW Thụy Sỹ, BOE và ECB; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ.
- 16/12, PMI Anh, EU, Hoa Kỳ; CPI lần cuối EU.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 49, 0 đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 37.6 nghìn tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã bơm ròng 8.2 nghìn tỷ đồng qua OMO. Thanh khoản giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm giảm trong tuần 49.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 5.54%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 221.56 nghìn tỷ VNĐ
