I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Thị trường có tuần giao dịch bùng nổ, đà tăng diện rộng
Khối ngoại mua ròng 266 triệu USD trong tuần, nâng tổng giá trị mua ròng hơn 500 triệu USD trong tháng 11 tiếp tục hỗ trợ cho VNIndex tăng điểm, qua đó duy trì 3 tuần tăng điểm liên tiếp. Chỉ số tăng mạnh 11.1% với đà tăng trên diện rộng của 333/401 cổ phiếu và 18/19 ngành tăng điểm. Các cổ phiếu lớn trong danh mục VN30 tăng mạnh đóng góp trên 60% mức tăng điểm của chỉ số. Các nhóm ngành Bán lẻ, Tài nguyên cơ bản, Dịch vụ tài chính, Dầu khí, Hóa chất, Bất động sản, Xây dựng và VLXD và Ngân hàng đều tăng trên 10%. Các quỹ ngoại đẩy mạnh giải ngân đẩy chỉ số ra khỏi vùng đáy và hỗ trợ cho dòng tiền tăng trưởng sau quá trình dài nén chặt. Xu hướng tăng điểm mạnh và duy trì trong tuần tới, NĐT có thể canh mua ở vùng thấp tại những dịp rung lắc trong quá trình chỉ số tiến tới các vùng điểm cao mới.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5.3% và tăng 8.6% trong 11 tháng so cùng kỳ. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng 19.9% yoy, bằng 74.9% kế hoạch năm. Vốn FDI đăng ký mới giảm 5% trong khi FDI giải ngân tăng 15.1% cùng kỳ. Thặng dư ngân sách đạt 280 nghìn tỷ trong 11 tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và DVTD tháng 11 và 11 tháng tăng lần lượt 17.5% và 20.5% cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tháng 11 và 11 tháng giảm 8.4% và tăng 13.4% cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 10.6 tỷ USD. Chỉ số CPI tháng 11 tăng 4.37% so cùng kỳ, CPI bình quân 11 tháng tăng 3.02% cùng kỳ. Chỉ số USD tháng 11 tăng 8.7% cùng kỳ. Khách quốc tế 11 tháng đạt 2.9 triệu lượt, giảm 81.9% cùng kỳ 2019. Nhìn chung các dữ liệu tích cực về hoạt động sản xuất và tiêu dùng và ổn định vĩ mô dù vậy hoạt động xuất nhập khẩu có dầu hiệu chậm lại báo hiệu khó khăn trong lĩnh vực XNK và tăng trưởng KT năm 2023.

TTCK Thế giới
Thông điệp tăng lãi suất chậm từ chủ tịch FED, các TTCK duy trì đà tăng
TTCK Hoa Kỳ có phiên biến động mạnh và tăng bình quân hơn 1% trong tuần sau nhận định Chủ tịch FED và báo cáo việc làm. Xu hướng giằng co tăng nhẹ cũng diễn ra tại các thị trường chủ chốt và khu vực Châu Á, ngoại trừ đà tăng mạnh của TTCK Việt Nam. Chỉ số hàng hóa ghi nhận mức tăng 0.3%, dẫn đầu từ đà tăng giá dầu +6.2% và các kim loại quý Vàng +2.6% và Bạc +6.1%. Giá dầu tăng tốt nhờ tin OPEC+ cắt giảm sản lượng và Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid tại 2 thành phố lớn Quảng Châu và Trùng Khánh. Chỉ số USD Index giảm tuần thứ 3 liên tiếp với mức -1.5%. USD mất giá so với hầu hết các đồng tiền khác, trong đó có mức giảm -1.3% so với VND.
Chủ tịch FED có bài phát biểu tại viện Brookings tại Washington DC cho rằng lãi suất tiến gần mức kiềm chế đủ để giảm lạm phát, đã đến lúc điều chỉnh tốc độ nâng lãi suất. Ông Powell cảnh báo FED có thể duy trì chính sách hạn chế trong một thời gian dài trước khi kết thúc cuộc chiến với lạm phát. Phát biểu này củng cố cho khả năng FED chỉ tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra vào 13-14/12 sau 4 đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản. Trước cuộc họp cuối cùng FED trong năm nay, NĐT sẽ đó nhận một số thông tin quan trọng như dữ liệu việc làm của Bộ lao động Hoa Kỳ vào ngày 2/12 và Báo cáo CPI tháng 11 vào ngày 13/12 để củng cố thêm nhận định về lộ trình tăng lãi suất của FED tại kỳ họp tháng 12 và trong năm 2023.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- UBTVQH: thống nhất trong tuần đầu của tháng 01/2023, sau khi nghỉ Tết dương lịch sẽ tiến hành Kỳ họp bất thường lần thứ hai.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng. Trong đó thủ tướng nhấn mạnh: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước càng phải cao khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn.
- Chính phủ: ban hành Nghị định 96/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương, trong đó có nhiều điểm mới, đáng kể là có thêm Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
- Chính phủ: đặt mục tiêu thoái vốn tại 141 doanh nghiệp và cổ phần hoá 19 doanh nghiệp nhà nước, có vốn nhà nước đến năm 2025.
- Chính phủ: đề nghị trình Quốc hội 5 nội dung tại kỳ họp bất thường lần thứ 2. Cụ thể là xem xét, quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch.
- Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 11 chỉ đạt 47.4 điểm, giảm so với 50.6 điểm của tháng 10. Điều này cho thấy, các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh.
- Bộ Tài chính: tổng thu ngân sách nhà nước 11 tháng ước đạt 1,638.9 nghìn tỷ đồng, tăng 17.4% so cùng kỳ năm 2021.
- Bộ Tài chính: sẽ yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công bố sức khỏe cho nhà đầu tư.
- Bộ Tài chính: tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công 11T2022 đạt 52.43% kế hoạch. So với kế hoạch Thủ tướng giao thì tỷ lệ giải ngân mới đạt 58.33%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 (63.86%).
- NHNN: chiến lược phát triển ngành ngân hàng chỉ rõ mục tiêu đưa nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng dưới 3% vào năm 2025.
- Tổng cục Thuế: tính đến hết T11.2022, ngành thuế đã gia hạn các loại thuế ước khoảng 105.9 nghìn tỷ đồng (khoảng 78.4% số dự kiến).
- Tổng cục Thống kê: so với T12.2021, CPI tháng 11 tăng 4.56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4.37%. Bình quân 11T2022, CPI tăng 3.02% so với cùng kỳ năm trước.
Thế giới
- Bài phát biểu của chủ tịch Fed: xác minh quan điểm rằng tốc độ tăng lãi suất sẽ ngày càng chậm hơn. Fed có thể giảm tốc độ tăng lãi suất tại cuộc họp FOMC tháng 12.
- FED: tỷ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng từ 3.7% lên 4.5%-5.0% vào cuối năm 2023; lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 5.0%-5.5% vào cuối năm 2022 và 3.0% vào cuối năm 2023 – 3.5%.
- Mỹ: chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 11 đạt 100.2 điểm, cao hơn so với 100 điểm dự kiến. Con số trước đó là 102.5 điểm.
- Mỹ: GDP Q3.2022 tăng 2.9%, cao hơn kỳ dự kiến 0.3%.
- Mỹ: chỉ số sản xuất ISM tháng 11 ghi nhận 49.0 điểm, thấp hơn so mới mức 49.8 điểm dự kiến. Con số trước đó là 50.2 điểm.
- Mỹ: tiếp tục đàn áp các công ty công nghệ Trung Quốc, cấm Huawei, ZTE bán thiết bị.
- Trung Quốc: những thay đổi trong quan điểm và biện pháp kiểm soát COVID trong 24 giờ qua làm dấy lên hy vọng Trung Quốc sắp nới lỏng chính sách trên diện rộng.
- Trung Quốc: Bắc kinh có thể bỏ xét nghiệm Covid cộng đồng đối với những người không có ý định ra ngoài. Cho thấy, chính quyền đang thực hiện từng bước nhỏ trong việc mở cửa trở lại.
- EU: CPI sơ bộ tháng 11 là 10% yoy, thấp hơn 10.4% yoy dự kiến và 10.6% yoy tháng trước đó.
- Eurozone: PMI sản xuất tháng 11 giảm còn 47.1 do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm.
- Anh: doanh số bản lẻ tháng 11 giảm 19 điểm trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí đang diễn ra.
- Đức: CPI tháng 11 ghi nhận -0.5%, mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm 2020.
- Đức: tỷ lệ thất nghiệp tháng 11 tăng lên 17 nghìn so với 13 nghìn dự kiến.
- Bộ Kinh tế Nga: GDP của Nga dự kiến sẽ giảm 2.1% so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 1 đến tháng 10.
- Thái Lan: sẽ đánh thuế giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau hơn 30 năm. Mức thuế 0.05% sẽ được áp dụng trong các giao dịch vào năm tới trước khi tăng lên 0.1%.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua ròng. Dòng tiền tan tỏa và có sức bật sau một thời gian dài bị nén.
- 4/12, Cuộc họp OPEC. 5/12, PMI Trung Quốc, EU, Anh và Hoa Kỳ.
- 6/12, Lãi suất biên bản chính sách tiền tệ Australia; Cán cân thương mại Canada, Hoa Kỳ.
- 7/12, GDP Australia; Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh của EU; Lãi suất và biên bản chính sách tiền tệ Canada; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 8/12, GDP lần cuối Nhật Bản; Cung tiền M2 và khoản vay mới Trung Quốc; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
- 9/12, Doanh thu bán lẻ, thất nghiệp Trung Quốc; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.
IV. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Nhận xét: Trong tuần 48, 0 đồng giá trị tín phiếu được phát hành, ngoài ra SBV thực hiện mua 36.84 nghìn tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá. Tổng kết lại, SBV đã bơm ròng 36.84 nghìn tỷ đồng qua OMO. Lãi suất giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm giảm nhẹ trong tuần 48 cùng với thanh khoản tăng.
- Lãi suất liên ngân hàng bình quân qua đêm: 5.61%
- Khối lượng giao dịch liên ngân hàng bình quân qua đêm: 240.53 nghìn tỷ VNĐ
