I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Tin đồn tiêu cực chưa kiểm chứng nhấn chìm thị trường
Diễn biến lãi suất căng thẳng, các thông tin tiêu cực trong nước và khối ngoại bán ròng, VN-Index có tuần giao dịch giảm điểm mạnh 8.5%, qua đó duy trì chuỗi 5 tuần giảm liên tiếp. Đà giảm bao trùm trên diện rộng với 342/400 cổ phiếu và 19/19 ngành giảm. Các ngành giảm trên 10% gồm Hóa chất, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, bán lẻ, ngân hàng và bảo hiểm trong khi các ngành khác có mức giảm bình quân trên 5%. Phần lớn trong số này là các ngành đã giảm mạnh tuần trước nhưng tiếp tục giảm mạnh trong tuần này. Hoạt động thoát vị thế ở cả phía NĐT trong nước và quốc tế kéo theo diễn biến rất tiêu cực trên thị trường bất chấp mùa mùa công bố KQKD quý III đang đến gần. VN-Index đang hướng nhanh tới ngưỡng hỗ trợ tiếp theo tại 980 -1,000 điểm.
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022 lên 8.2% và dự báo tăng trưởng 2023 ở mức 6.6% trên cơ sở đánh giá nhu cầu các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam chậm lại. UOB cũng cho rằng NHNN tăng thêm 100 điểm cơ bản lãi suất điều hành trong 2 quý tới. VND dự báo nằm trong xu hướng suy yếu chung của các đồng tiền Châu Á. Trước đó WB và IMF cũng điều chỉnh tăng trưởng Việt Nam 2022 lên mức lần lượt 7.2%; 7-7.5% và lạm phát trung bình thấp hơn 4%. Sau khi đạt mức tăng trưởng 13.67% yoy vào Quý III, nhiều tổ chức cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022. Tuy nhiên, các vấn đề ổn định vĩ mô lạm phát, tỷ giá gia tăng và rủi ro từ thế giới sẽ tiếp tục là các vấn đề khó khăn và thách thức trong năm 2023

TTCK Thế giới
Các chỉ số chứng khoán thế giới hồi phục sau nhịp bán tháo tuần trước
Mặc dù chững lại vào giữ tuần chờ tin báo cáo việc làm, CK Hoa Kỳ và các nước phát triển cũng có mức tăng bình quân trên 2.5%. Các nước trong khu vực lại không có mức hồi phục rõ ràng khi tăng giảm xen kẽ với biên độ hẹp. TTCK Việt Nam khá đặc biệt khi giảm mạnh vượt trội khu vực và thế giới. Với quyết định giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày từ OPEC+, giá dầu tăng 11.8%, qua đó đóng góp chủ yếu cho mức tăng 4.5% của chỉ số hàng hóa Bcom. USD Index giảm điểm tuần thứ 2 với mức giảm nhẹ 0.1%. Dù vậy USD vẫn đang tăng giá so đồng nội tệ của các nước khu vực. Điều này vẫn cho thấy sức ép tỷ giá với khu vực đang phát triển và mới nỗi vẫn còn lớn. Hoa Kỳ công bố báo cáo lao động cuối tuần này và biên bản FOMC giữa tuần tới được NĐT quan tâm nhằm phỏng đoán về mức độ tăng lãi suất thực tế của FED trong 2 kỳ họp cuối của năm 2022.
Báo cáo khảo sát của KPMG với 400 công ty Hoa Kỳ có doanh thu ít nhất 500 triệu USD. Hầu hết các CEO đã chuẩn bị cho một cuộc suy thoái, dự báo lợi nhuận và tăng trưởng suy giảm trong giai đoạn tới. 91% CEO cho rằng suy thoái diễn ra năm tới, 34% CEO suy thoái nhẹ trong thời gian ngắn và 80% cho rằng ảnh hưởng tăng trưởng của công ty 3 năm tiếp theo. Hơn 3/4 CEO đã lên kế hoạch cho suy thoái, trong đó 59% cho biết dừng xem xét nỗ lực ESG (cải thiện chỉ tiêu môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) và 51% cân nhắc giảm nhân sự. Bi quan trong ngắn hạn nhưng các CEO vẫn lạc quan về tương lai, 93% cho biết họ tự tin kinh tế Mỹ và 71% tự tin vào nền kinh tế toàn cầu. Cùng với các nhận định các tổ chức tài chính về khả năng suy thoái Hoa Kỳ và EU, quan điểm của các CEO công ty cũng đang khá tương đồng.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: đề nghị kiểm toán Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2, tránh gây thất thoát lãng phí, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình trước khi chỉ định thầu.
- Chính phủ: có chỉ thị 17/CT-TTg về việc đẩy mạnh phân bổ, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án, dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
- UBTVQH: ban hành kế hoạch trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đồng thời lên kế hoạch lấy ý kiến nhân dân trong khoảng từ tháng 1 – 2/2023.
- Bộ Tài chính: tỷ lệ giải ngân bình quân của địa phương là 11.5% kế hoạch, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành là 22.94% kế hoạch và có đến 6 bộ, 8 địa phương chưa giải ngân.
- Bộ Tài chính: ban hành Thông tư 59 quy định giảm 20% mức thu nhiều loại phí hoạt động kinh doanh vận tải, trong đó có lĩnh vực hàng không dân dụng.
- Bộ Tài chính: 8T2022 tỷ lệ giải ngân vốn ODA còn thấp, ở mức 15.48% kế hoạch vốn được giao, tỷ lệ giải ngân bình quân của địa phương là 11.5% kế hoạch, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành là 22.94% kế hoạch.
- NHNN: T8.2022, doanh số cho vay được hỗ trợ gói 2% lãi suất khoảng 10,700 tỷ đồng với gần 580 khách hàng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất 9.820 tỷ đồng.
- NHNN: kiên định định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%.
- KBNN: 9T2022 kiểm soát ước đạt 682,066 tỷ đồng, bằng 61.3% dự toán chi thường xuyên năm 2022 của NSNN; thực hiện giải ngân 257, 743 tỷ đồng vốn đầu tư, bằng 44.8% tổng nguồn vốn 2022.
- Tổng cục Thuế: thu ngân sách lũy kế 9 tháng đầu năm ước đạt 1,102,931 tỷ đồng, bằng 93.9% dự toán pháp lệnh, tăng 21.6% svck năm 2021.
- IMF: dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2022 sẽ khoảng 7-7.5%; lạm phát trung bình thấp hơn so với mục tiêu 4%, đồng thời thấp so với các nước trên thế giới và khu vực.
- Moody’s: nâng xếp hạng nhà phát hành và tiền gửi nội tệ, ngoại tệ dài hạn của 8 ngân hàng và nâng xếp hạng rủi ro đối tác bằng nội tệ, ngoại tệ với 7 ngân hàng của Việt Nam.
Thế giới
- Mỹ: Dữ liệu tuyển dụng việc làm JOLTs T8.2022 giảm xuống 1.1 triệu xuống còn 10.1 triệu vị trí tuyển dụng, mức thấp mới kể từ tháng 6 năm 2021.
- Mỹ: Bộ Tài chính xác nhận nợ công quốc gia đã vượt mức 31,000 tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử, khoản nợ các chính phủ nước ngoài lên tới gần 7,000 tỷ USD.
- Mỹ: Chỉ số PMI dịch vụ ISM T9.2022 điều chỉnh nhẹ từ mức 56.9 của T8.2022 xuống 56.7, vượt qua mức 56 kỳ vọng. Thâm hụt thương mại giảm 4.3% xuống 67.4 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm trước.
- Mỹ: Số liệu việc làm của Viện Nghiên cứu ADP T9.2022 vượt qua kỳ vọng 20,000 lên mức 208,000 việc làm, tăng 12.4 điểm phần trăm so với mức 185,000 điều chỉnh tăng vào T8.
- Mỹ: Số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng từ mức thấp nhất trong 5T là 190,000 lên 219,000 người, vượt quá con số 203,000 kỳ vọng.
- Anh: BoE đã mua trái phiếu với tổng giá trị 22.1 triệu bảng Anh, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 10 điểm cơ bản, đạt mức cao nhất là 4.02%.
- Anh: PMI xây dựng T9.2022 đã tăng lên 52.3 từ mức 49.2 tháng trước và tăng 4.3 điểm so với mức kỳ vọng.
- Anh: PMI sản xuất T09 là 48.4 giảm so với trước đó là mốc 48.5. Thủ tướng Anh từ bỏ kế hoạch cắt giảm thuế thu nhập cao nhất 45% (đối với các khoản thu nhập trên 150.000 GBP).
- Thụy Sĩ: Credit Suisse phát tín hiệu báo động, giá giao dịch hoán đổi nợ tín dụng (CDS) trong 5 năm đã có thời điểm tăng lên 293 điểm cơ bản, lập đỉnh cao nhất từ trước tới nay.
- OPEC+: nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 2 triệu thùng/ngày.
- Eurozone: tỷ lệ lạm phát T9.2022 tăng từ 9.1% của T8 lên mức 10%, là mức cao kỷ lục kể từ khi đồng tiền euro được đưa vào sử dụng năm 1999.
- Eurozone: doanh số bán lẻ T8.2022 giảm 0.3% so với tháng trước, giảm 2.0% svck năm trước, cho thấy nhu cầu tiêu dùng suy yếu và khă năng suy thoái kinh tế.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố KQKD quý III của các công ty niêm yết.
- 10/10, Cuộc họp IMF từ 10 – 15/10; Cung tiền M2 và các khoản nợ mới Trung Quốc.
- 11/10, Tỷ lệ thất nghiệp Anh; TK vãng lai Nhật Bản.
- 12/10, GDP, chỉ số sản xuất, Thống đốc Anh phát biểu; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU, Chủ tịch ECB phát biểu.
- 13/10, Biên bản cuộc họp FOMC, CPI, đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 14/10, CPI Trung Quốc, GDP Đức; Doanh thu bán lẻ Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

