I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Thị trường suy yếu trước những thông tin bất lợi, thanh khoản thấp
Cùng chiều với xu hướng thế giới, VN-Index tiếp tục giảm 2.5%, duy trì tuần giảm điểm thứ 4 liên tiếp. Trước những thông tin bất lợi của thị trường thế giới, và thông tin trong nước về nghị định 65 và NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 1%, đà giảm trên diện rộng đã quay trở lại với 16/19 ngành và cổ phiếu giảm gấp 2.7 lần số cổ phiếu tăng. Các ngành có tỷ trọng vốn hóa lớn như Dầu khí, Hóa chất, Ngân hàng, Bán lẻ giảm trên 3% kéo theo mức giảm sâu của VN-Index. Chỉ số đã phản ứng tích cực sau khi chạm ngưỡng tâm lý 1,200 điểm và hình thành vùng lũy tạm trên ngưỡng này. Dù vậy, nguy cơ giảm điểm của chỉ số qua đó hình thành vùng tích lũy thấp hơn vẫn đang chiếm ưu thế trong bối cảnh thanh khoản suy yếu và thị trường không có thông tin hỗ trợ.
NHNN tăng lãi suất điều hành thêm 1%, đồng thời công bố mức lãi tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn và dưới 1 tháng từ 0.3% lên 0.5%, tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4% lên 5%. Khi các NHTW đẩy mạnh tăng lãi suất từ đầu năm, NHNN đã cố gắng duy trì lãi suất đủ lâu để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân sau dịch. Trong bối cảnh sức ép tỷ giá mạnh, quyết định này có phần hợp lý nhằm vững nền tảng ổn định vĩ mô khi tốc độ tăng trưởng GDP khả quan. Tăng lãi suất 1% cũng thể hiện quan điểm giữ giá VND, chặn đà rút dòng vốn đầu tư chuyển dịch khỏi Việt Nam. Với mức tăng mạnh 1%, khả năng tăng lãi suất trong những tháng cuối năm 2022 sẽ khó xảy ra do thị trường trong nước sẽ cần khoảng thời gian thẩm thấu cũng như áp lực lạm phát đang có dấu hiệu dịu dần trên quy mô toàn cầu.

Tương tự như các tuần trước đó, dù thị trường đi xuống nhưng nhà đầu tư cá nhân lại tích cực gom hàng, trong khi tổ chức và khối ngoại vẫn gây áp lực khi duy trì trạng thái bán ròng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE với giá trị giảm 48% so với tuần trước đó và đạt 1.067 tỷ đồng, trong đó có 852 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Tính chung cả 5 tuần, cá nhân trong nước mua ròng tổng cộng 7.689 tỷ đồng.
Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, tổ chức trong nước tiếp tục bán ròng 773 tỷ đồng (giảm 36% so với tuần trước), trong đó có 606 tỷ đồng đến từ khớp lệnh. Nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 185 tỷ đồng, giảm 41% so với tuần trước.
Đối với khối tự doanh sàn HoSE, dòng vốn này có tuần bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 34% so với tuần trước và ở mức 587 tỷ đồng, trong đó có 583 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

TTCK Thế giới
Sau cú sốc báo cáo lạm phát, các thị trường tiếp tục giảm với quyết định của FED
TTCK Hoa Kỳ và các nước phát triển đồng loạt giảm từ 2-3% trước lộ trình tăng lãi suất của FED. Lo ngại nền kinh tế suy thoái, kéo theo khẩu vị rủi ro NĐT thay đổi. Lợi tức trái phiếu Hoa kỳ kỳ hạn 10 và 2 năm chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2021 và tháng 10/2007. Ngoại trừ thị trường Thailand, Indonesia đi ngang, các thị trường khu vực cũng giảm 1% – 2%. Hiệu ứng tiêu cực cũng diễn ra trên thị trường hàng hóa và
thị trường tiền tệ. Chỉ số Bcom giảm 1.9% với mức giảm của 12/20 mặt hàng, dẫn đầu là dầu thô và gas tự nhiên. USD Index cũng duy trì tuần thứ 2 tăng điểm mạnh 2%, đóng góp vào mức tăng trên 7.8% trong khoảng thời gian 1 quý. Các thị trường biến động trong tuần các NHTW công bố chính sách tiền tệ và sẽ ổn định hơn vào tuần tới khi không còn thông tin quan trọng được công bố.
FED đã nâng 0.75% trong kỳ họp tháng 9 như dự báo của phần lớn thị trường tuy nhiên lộ trình và mức tăng lãi suất gây bất ngờ cho NDT. FED báo hiệu tăng lãi suất chạm mức 4.6% năm 2003 và dự kiến có 3 đợt giảm 2024 và 4 đợt giảm 2025. Lãi suất dài hạn sẽ giảm về mức trung bình 2.9%. Sau quyết định của FED, các NHTW cũng đồng loạt tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. NHTW Anh, Nauy, Thụy Điển, Philippines và Indonesia tăng từ 0.5% – 0.75%. NHTW Việt Nam cũng tăng 1% lãi suất điều hành. NHTW Nhật Bản là nước hiếm hoi không tăng lãi suất, tuy nhiên đã can thiệp mua yên vào để ổn định tỷ giá sau khi đồng tiền này đã giảm 20% so với USD tính từ đầu năm. Xu hướng tăng lãi suất đẩy mạnh, ngoài nhiệm vụ chống lạm phát thì đây cũng là công cụ hữu hiệu ổn định đồng nội tệ khi USD tăng mạnh.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- UBTVQH: xem xét sửa đổi Luật Đấu thầu, tránh tình trạng gian lận, tiêu cực, tham nhũng trong đấu thầu diễn biến phức tạp.
- Chính phủ: ban hành Nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153 quy định về chào bán, giao dịch TPDN riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán TPDN ra thị trường quốc tế.
- Chính phủ: yêu cầu thành lập các đoàn liên ngành xử lý các tàu cá “3 không”. V/v gỡ thẻ vàng, tuyệt đối không để EC rút “thẻ đỏ” với ngành thuỷ sản Việt Nam.
- Thủ tướng: chỉ đạo nóng sau khi FED tăng lãi suất: ổn định vỹ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn.
- Bộ Tài chính: nghiên cứu trình phương án giảm thuế xăng dầu vào Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV.
- Bộ Tài chính: đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT đối với xăng.
- NHNN: tăng LS tái cấp vốn lên 5%/năm, tái chiết khấu lên 3.5%/năm; LS tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 0.5%/năm; tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5%/năm.
- NHNN: vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14%, nới thêm sẽ ảnh hưởng thanh khoản hệ thống.
- Bộ GTVT: đề nghị kiểm toán cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 trước khi chỉ định thầu, đảm bảo tiến độ khởi công các Dự án trước ngày 31/12/2022 và triển khai thi công đồng loạt trước ngày 31/3/2023.
- Bộ GTVT: tập trung giải phóng mặt bằng cho cao tốc Bắc Nam 2021 – 2025, đề xuất phân chia gói thầu với phạm vi khoảng 20 – 40 km/gói thầu và có giá trị dự kiến khoảng 3,000 – 5,000 tỷ đồng.
- Tổng cục Hải quan: tổng trị giá XNKN hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 T9.2022 (từ ngày 1-9 đến ngày 15-9-2022) đạt 26.34 tỷ USD, giảm 25.7% so với kết quả thực hiện trong nửa cuối T8.2022.
- Bộ Công thương: không gia hạn áp dụng biện áp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP NK.
Thế giới
- FED: Nâng lãi suất 75 bps lần thứ ba liên tiếp lên ngưỡng 3-3.25%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2008 và phát tín hiệu sẽ tiếp tục nâng lãi suất vượt xa mức hiện tại.
- Mỹ: Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm vượt mốc 3.5% lần đầu tiên kể từ T4.2011, lên đến 3.518%. Lợi suất TP kho bạc kỳ hạn 2 năm lên tới 3.94% – mức cao nhất trong vòng 15 năm.
- Mỹ: Chỉ số nhà ở mới thi công T8.2022 đã tăng lên 12.20% từ mức giảm -9.60% tháng trước, nâng tổng số nhà mới lên mức 157.50, tăng 13 đơn vị so với con số kỳ vọng.
- Mỹ: Công bố gói viện trợ nhân đạo mới trị giá 200 triệu USD dành cho Mexico và Trung Mỹ nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng di cư.
- Trung Quốc: Dữ liệu lạm phát tháng 8 của Trung Quốc cho thấy giá lương thực chung tăng 6.1% so với 2021 ,mức tăng tháng 7 là 6.3%.
- Trung Quốc: NK gạo từ VN trong 7 tháng đầu năm 2022 đã giảm 27.5% về lượng và giảm 28.2% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, và ở mức 466,225 tấn với trị giá 242.74 triệu USD.
- EU: tỷ lệ lạm phát tăng lên mức kỷ lục 10.1% trong T8.2022, tăng đáng kể so với mức 9,8% của T7.2022.
- EU: châu Âu đã ngừng hợp tác với Nga về dây chuyền cung cấp cao su và polymer.
- Nga: GDP trong năm 2022 được dự báo sẽ giảm khoảng 2.9%, tăng so với dự báo giảm 4% đưa ra trước đó. Trong khi IMF dự báo mức giảm 6% trong năm nay.
- Nhật Bản: lạm phát trong T8.2022 là 2.8% – mức cao nhất kể từ năm 2014 tới nay.
- OECD: nâng triển vọng lạm phát 2022 của Hàn Quốc lên 5.2% giữa bối cảnh giá năng lượng tăng cao liên quan đến căng thẳng tại Ukraine.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Diễn biến và chuyển dịch dòng tiền của các thị trường thế giới.
- Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 9.
- 26/9, Giá XNK và báo cáo môi trường kinh doanh Đức.
- 27/9, Doanh thu hàng lâu bền, chỉ số niềm tin tiêu dùng, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ; Biên bản chính sách tiền tệ BOJ.
- 28/9, Doanh thu nhà qua sử dụng, cán cân XNK, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 29/9, GDP Canada; GDP công bố lần cuối và đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; PMI Trung Quốc; Tỷ lệ thất nghiệp, doanh thu bán lẻ Nhật Bản.
- 30/9, CPI ước lần đầu và tỷ lệ thất nghiệp EU.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

