I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Rúng động trước áp lực chốt lãi ngắn hạn
VN-Index giảm 2.48% sau chuỗi tuần tăng điểm kể từ đầu tháng 7, qua đó phá vỡ vùng tích lũy trên 1,620 điểm kéo dài 3 tuần trước đó. Số cổ phiếu và ngành giảm áp đảo với 15/19 ngành giảm điểm. Các ngành Ngân hàng, dịch vụ tài chính, Du lịch và giải trí có mức giảm trên 4.8%. Tương đồng với nhận định tuần trước, áp lực chốt lãi chưa được giải phóng sau nhiều tuần tăng điểm và điều này đã được thể hiện qua phiên bán tháo ngày 7/9 trước thông tin room tín dụng không như kỳ vọng và diễn biến tiêu cực của các TTCK thế giới. Lực bán phần nào đã được giải phóng giúp thị trường cân bằng lại tuy nhiên vẫn còn quá sớm để khẳng định thị trường có thể nhanh chóng quay lại vùng tích lũy trên 1,260 điểm. VN-Index cũng đang trong vùng biến động lớn và NĐT có thể cân nhắc canh mua vùng giá thấp trong những phiên rung lắc và phiên giá biến động ảnh hưởng từ ETFs cơ cấu và HĐTL đáo hạn.
Ngân hàng nhà nước tuần qua đã cấp tín dụng mới cho các Ngân hàng thương mại. NHNN cũng yêu cầu đẩy nhanh chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, theo đó các NHTM không ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Nghị định Chính phủ. Sau gần 3 tháng triển khai, dự kiến tiền hỗ trợ lãi suất đến cuối tháng 8 mới đạt 13.5 tỷ đồng so với số tiền Bộ tài chính dự kiến bố trí 16,035 tỷ đồng trong năm 2022. Với số liệu cấp tín dụng mới khảo sát tại một số Ngân hàng và định hướng tín dụng 14% năm 2022 của NHNN, nhiều khả năng sẽ còn một đợt cấp tín dụng nữa với quy mô 1% – 1.5% vào cuối năm tùy theo diễn biến kinh tế vĩ mô. Dù vậy, với quy mô và cách thức cấp tín dụng này, dòng tín dụng sẽ tập trung vào lĩnh vực sản xuất và ít cơ hội lan tỏa sang các lĩnh vực đầu tư những tháng cuối năm 2023.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục giao dịch theo chiều hướng tích cực, trong khi đó, tổ chức trong nước cũng không còn duy trì được đà tiêu cực như các tuần trước.
Cụ thể, theo dữ liệu từ Fiinpro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị giảm 18% so với tuần trước và đạt 614 tỷ đồng, trong đó có 470 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trong khi đó, tổ chức trong nước mua ròng nhẹ trở lại 59 tỷ đồng sau 2 tuần bán ròng liên tiếp. Trong cơ cấu giao dịch của tổ chức trong nước, sau khi trừ đi mảng tự doanh, dòng vốn này mua ròng 226 tỷ đồng.
Đối với khối tự doanh, dòng vốn này bán ròng trở lại 167 tỷ đồng ở riêng sàn HoSE. Dù vậy, nếu xét về phương thức khớp lệnh, khối tự doanh CTCK vẫn mua ròng 56 tỷ đồng ở sàn này.

TTCK Thế giới
NHTW các nước tiếp tục duy trì đà tăng lãi suất mạnh, TTCK dần bình ổn sau cú sốc
Sau cú sốc giảm điểm trước quan điểm cứng rắn và lộ trình tăng lãi suất mạnh của các NHTW, TTCK các nước chủ chốt đang dần ổn định lại. TTCK các nước chủ chốt tăng lại bình quân 0.5%. TTCK các nước khu vực cũng tăng lại bình quân 1.5%, ngoại trừ TTCK Việt Nam giảm điểm. Thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ cũng thu hẹp mức giảm trước đó. Chỉ số hàng hóa Bcom giảm 1.3%, giá dầu và khí ga giảm lần lượt
2.2% và 8.4%, đóng góp chủ yếu cho mức giảm trong khi giá kim loại tăng tốt. USD Index cũng giảm 1% trong bối cảnh EUR và CHF tăng giá trở lại. Trong tuần tới, trước kỳ họp FED, các thị trường sẽ quan tâm đến dữ liệu CPI Hoa Kỳ công bố vào 13/9. Thông tin lạm phát được thị trường chú ý cho dự báo động thái của FED trong tương lai khi khả năng tăng mạnh lãi suất khó có thể thay đổi trong kỳ tháng 9.
ECB thông báo nâng lãi suất 0.75% trong kỳ họp tháng 9, lần tăng lãi suất thứ 2 sau khi tăng lãi suất từ -0.5% lên 0% trong tháng 7. ECB cũng dự báo lạm phát bình quân 8.1% năm 2022, 5.5% năm 2023 và 2.3% năm 2024 do ảnh hưởng giá năng lượng tăng vọt. Động thái ECB tương đồng với FED và các NHTW khác, cho thấy các bên sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để chống lại lạm phát. Khác với các nước khác, NHTW Trung Quốc lại duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng khi nước này theo đuổi chính sách zero covid. Có ít nhất 74 thành phố với 313 triệu người đã áp dụng các biện pháp phong tỏa với nhiều hạn chế áp dụng. Chính sách zero covid vẫn đang ảnh tiêu cực đến tăng trưởng quốc gia này, ảnh hưởng chuỗi cung ứng toàn cầu và làm xấu hơn bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: điều chỉnh giảm 31,396 tỷ đồng vốn NSTW đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT và chuyển cho 7 địa phương.
- NHNN: tăng mạnh giá bán USD từ 23.400 đồng/USD lên 23.700 đồng/USD, hiện dự trữ ngoại hối còn khoảng 97.7 tỷ USD. Đến ngày 26/8, tín dụng tăng 9.91% so với cuối năm 2021, mức tăng phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Ban hành văn bản số 5962/NHNN-TTGSNH yêu cầu VAMC, tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài triển khai công tác xử lý nợ xấu.
- Bộ Tài chính: cơ cấu chi phí và rủi ro nợ công đang báo động, với tỷ lệ bình quân nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ/số thu ngân sách tăng vọt lên 19.62% vào 2016 – 2021, riêng 2021 là 21.80%.
- Bộ GTVT: công tác xử lý bất cập tại các trạm thu phí/dự án BOT cần bố trí vốn NSNN khoảng 13,115 tỷ đồng.
- Bộ Công Thương: Công bố văn bản 5188/BCT-ĐL về nguy cơ thiếu điện tại miền Bắc, cần tăng nhập khẩu điện từ Lào.
- Bộ Xây dựng: Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030.
- Bộ Kế hoạch & Đầu tư: đề xuất tính toán các dư địa để tiếp tục giảm thuế, phí với xăng dầu, bao gồm gồm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường và giá trị gia tăng.
- Cục Hàng không: Ước tính chi phí đầu tư làm hệ thống sân bay giai đoạn 2020 – 2030 khoảng 365,100 tỷ đồng; giai đoạn 2030-2050 khoảng 866,360 tỷ đồng.
- HOSE: thông báo ngày chính thức giao dịch lô lẻ 1 – 99 cổ phiếu từ ngày 12/09.
- Moody’s: nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng được thay đổi từ Tích cực sang Ổn định.
Thế giới
- Mỹ: thâm hụt thương mại thu hẹp 10.2 tỷ USD, giảm 12.6% so với tháng trước xuống 70.6 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 0.2% lên mức kỷ lục 259.3 tỷ USD, trong khi nhập khẩu giảm 2.9% xuống gần 330 tỷ USD.
- FED: Giá cả cao và thị trường lao động thắt chặt ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế Mỹ 2023, nhưng lạm phát có dấu hiệu giảm tốc, cam kết giữ lãi suất ở ngưỡng cao.
- EU: PMI Anh T8.2022 điều chỉnh xuống 49.2 từ mức 49.9 trong T7, mức thấp nhất trong 18 tháng. Dự báo lạm phát đạt 8.1% (2022) và 5.5% (2023) và 2.3% (2024).
- Anh: Tổng doanh số bán lẻ tăng 3.6% trong T8.2022 svck 2021, doanh số bán hàng trực tuyến giảm 0.6%, mức giảm đầu tiên kể từ tháng Ba.
- ECB nâng lãi suất +75 điểm cơ bản, Canada tăng +75 điểm cơ bản lên 3.25%, Australia tăng +50 điểm cơ bản lên 2.35%
- Trung Quốc: dự kiến hỗ trợ 29 tỷ USD dưới hình thức các khoản vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi cho các dự án BĐS chưa hoàn thiện. Ấn định tỷ giá tham chiếu cho đồng Nhân dân tệ ở mức hơn 6.9 đổi 1 USD, mức thấp nhất trong 2 năm.
- Trung Quốc: Kim ngạch xuất khẩu T8.2022 tăng 7.1% svck năm 2021 lên 314.9 tỷ USD, nhập khẩu T8.2022 nhích nhẹ 0.3%, thặng dư thương mại thu hẹp còn 79.4 tỷ USD.
- Anh: Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 16 điểm cơ bản và hiện ở mức 3.10%, mức cao nhất kể từ T7.2011. PMI Anh T8.2022 điều chỉnh xuống 49.6 từ mức 52.1 trong T7 – thấp nhất kể từ T2.2021
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Thông tin lạm phát Hoa Kỳ, tăng lãi suất BOE và biến động của thị trường chủ chốt.
- Các ETF cơ cấu danh mục và HĐTL đáo hạn.
- 12/9, Chỉ số sản xuất công nghiệp, GDP m/m của Anh.
- 13/9, Tỷ lệ thất nghiệp Anh; Cuộc họp các Bộ trưởng tài chính Châu ÂU; CPI Hoa Kỳ.
- 14/9, CPI Anh và Pháp; Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 15/9, Tỷ lệ thất nghiệp Australia; Lãi suất và chính sách tiền tệ Anh; Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp và đơn xin trợ cấp cấp thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 16/9, Doanh thu bán lẻ, sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ Trung Quốc, Anh; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

