I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Thị trường tạo nền giá mới với sự hỗ trợ các cổ phiếu chủ chốt
Với mức tăng 0.5%, đà tăng VN-Index đang chững lại cho dù vẫn duy trì chuỗi tăng điểm tuần thứ 6. Nền giá tiếp tục được đẩy từ 1,250 lên 1,270 điểm nhờ sự tăng giá của nhóm cổ phiếu lớn như SAB, MSN, VIC, và VNM. Thị trường phân hóa mạnh với 11/19 ngành tăng điểm nhưng chỉ có đến 250 cổ phiếu giảm so với 132 cổ phiếu tăng. Thị trường có một số tin đồn liên quan đến room tín dụng, tuy nhiên điều này chưa sớm xảy ra. VN-Index cần 1 phiên tăng điểm chạy đà vượt qua đường trung bình động SMA 100 để tiếp tục hướng tới 1,300 điểm. Dù vậy, chúng tôi cho rằng cần thận trọng trong giao dịch khi các nhịp rung lắc dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và biến động phức tạp hơn trong tuần tới.
Tuần 10-17/08, lãi suất qua đêm tiếp tục giảm từ mức 3.92% xuống còn 2.05%. Nguyên nhân chủ yếu là do tín phiếu đáo hạn sau 4 tuần (29-32) đã bơm ròng 143,378 tỷ đồng, đã giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng trở nên dồi dào hơn và kéo mức lãi suất liên ngân hàng suy giảm nhanh. Tuần 33, SBV đã hút ròng 94,429 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu, đà giảm của lãi suất liên ngân hàng đã bị kìm hãm và tăng trở lại ở kỳ hạn qua đêm (2.05%) và 1 tuần (2.52%). Hoạt động bơm hút qua các kênh điều tiết vẫn đang được SBV tích cực triển khai thời điểm hiện tại.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% mới chỉ đạt mức 1.02 tỷ sau gần 3 tháng triển khai so với kế hoạch 16,035 tỷ trong năm 2022. Ngoài việc các Ngân hàng khó khăn xác định đối tượng hỗ trợ, còn từ phía ngân hàng. Vấn đề này có thể xuất phát từ việc các NH hết room tín dụng cho khách hàng vay mới. Số liệu này cũng phản ánh tính cấp bách trong việc mở room tín dụng để khai thông dòng vốn tín dụng và thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phục hồi kinh tế theo nghị quyết 43.

Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE với giá trị gấp 4,4 lần tuần trước và ở mức 2.512 tỷ đồng, trong đó có 2.457 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh. Như vậy, cá nhân trong nước đã bán ròng tổng cộng 6.824 tỷ đồng sau 5 tuần giao dịch vừa qua.
Trái ngược với nhà đầu tư cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước tiếp tục mua ròng 2.016 tỷ đồng, gấp 4,4 lần tuần trước. Trong đó, nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) chiếm đa số khi mua ròng 1.634 tỷ đồng, gấp 8,8 lần tuần trước, trong đó có 1.526 tỷ đồng đến từ khớp lệnh.
Khối tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 382 tỷ đồng (534 tỷ đồng đến từ khớp lệnh) ở sàn HoSE, tăng 39% so với tuần trước, tương ứng khối lượng 16,3 triệu cổ phiếu. Khối tự doanh đã mua ròng tổng cộng 1.869 tỷ đồng ở sàn HoSE trong 5 tuần giao dịch vừa qua.

TTCK Thế giới
NHTW Trung Quốc tăng lãi suất trong bối cảnh lạm phát gia tăng
TTCK Hoa Kỳ vẫn duy trì đà tăng tích cực quanh 1.5%, vận động có phần trùng lại trước dữ liệu bán lẻ không tăng trưởng và lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ của biên bản FOMC. Các thị trường Châu Âu và Châu Á lại kém tích cực hơn khi có biến động tăng giảm trái chiều trong biên độ hẹp. Nỗi lo tăng trưởng chậm của Trung Quốc khiến cho giá dầu và giá kim loại giảm điểm, kéo theo chỉ số hàng hóa Bcom giảm -1.9%. Giá vàng giảm và đồng USD lại mạnh lên. USD Index tăng 1.9%, mức tăng chủ yếu so với đồng tiền chủ chốt như EUR, JPY và đặc biệt tăng 15% so với MMK (Myanma). Các đề lạm phát, an ninh năng lượng EU và tăng trưởng Trung Quốc đang là các vấn đề nổi bật ảnh hưởng lên các thị trường.
NHTW Trung Quốc bất ngờ giảm lãi suất chính sách chủ chốt lần đầu kể từ tháng 1/2022, theo đó lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm giảm 10 điểm cơ bản xuống 2.75%, lãi suất repo kỳ hạn 7 ngày giảm từ 2.1% xuống 2%. Động thái giảm lãi suất PBoC diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản và các đợt dịch bùng phát kéo theo tăng trưởng tín dụng yếu và tăng trưởng kinh tế trì trệ. Tỷ lệ thất nghiệp dưới trẻ cũng lập lỷ lục 20%. Động thái này của SBV khiến các tổ chức tài chính nhận định đây là bước đầu trong chuỗi các chính sách bao gồm nới lỏng tiền tệ và đưa ra gói kích thích tài khóa để thúc đẩy nhu cầu nội địa. Các chính sách hỗ trợ sản xuất, ổn định thị trường bất động sản cũng đóng vai trò chủ chốt vực dậy sản xuất và tiêu dùng.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- UBTVQH: Nghị quyết sử dụng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để chi trả hỗ trợ đối với người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đủ điều kiện.
- UBTVQH: Thống nhất giao số tiền gần 78,308 tỷ đồng cho 3 dự án quan trọng quốc gia: đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, dự án ĐTXD đường VĐ4 – vùng Thủ đô HN và đường VĐ 3 TP HCM.
- Chính phủ: Phó Thủ tướng họp với NHNN và các bộ ngành về việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định.
- Chính phủ: Xây dựng Vành đai 4 vùng Thủ đô HN trước 30/6/2023, yêu cầu đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
- Chính Phủ: Thành lập 6 tổ công tác để tiếp tục kiểm tra, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công 2022.
- Bộ Tài chính: 2021, nợ Chính phủ lên đến gần 3.3 triệu tỷ đồng, vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng, trong khi đó vay trong nước tăng lên hơn 2.2 triệu đồng, chiếm 67.2% dự nợ chính phủ.
- Bộ Tài chính: Ban hành Kế hoạch hành động triển khai Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025”.
- Tổng cục Hải quan: 7T/2022, tổng giá trị xuất khẩu đạt 217.3 tỷ USD, nhập khẩu đạt gần 216.3 tỷ USD; theo đó cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu gần 1.1 tỷ USD.
- Tổng cục Thuế: Tổng số tiền thuế nợ ngành thuế quản lý ước tính đến cuối T7 là 133,639 tỷ đồng, +16.2% so với cuối 2021 và +17% svck.
- Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến trình Bộ chính trị trong tháng 9. Hai đoạn tuyến Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM với tổng mức đầu tư gần 25 tỷ USD sẽ được khởi công trước.
- Lãi suất VND liên ngân hàng từ mức 5.13%/năm rơi về 2.67%/năm, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thu hẹp rõ rệt.
- 7T/2022, DN FDI tiếp tục tăng vốn đầu tư vào VN, vốn FDI thực hiện đạt 11.57 tỷ USD, giá trị cao nhất cùng kỳ trong 5 năm trở lại.
- Apple chọn Việt Nam làm nơi sản xuất Apple Watch, Macbook, tìm cách đa dạng hóa sản xuất khỏi Trung Quốc.
Thế giới
- Mỹ: Biên bản của Fed công bố vào thứ 4 cho thấy kế hoạch tăng lãi suất được chia theo nhiều đợt, tuy nhiên tốc độ đã chậm lại.
- Mỹ: Giá bản lẻ xăng bình quân duy trì xu hướng giảm liên tiếp trong 62 ngày do giá dầu giảm, đạt 3.96 USD/gallon trong 15/8.
- Trung Quốc: PBoC cắt giảm lãi suất từ 2.85% xuống 2.75% đối với các khoản vay kỳ hạn một năm áp dụng cho các tổ chức tài chính, qua đó đưa thêm 400 tỷ Nhân dân tệ vào thị trường.
- Trung Quốc: Kêu gọi 6 tỉnh (chiếm 40% GDP) thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, Bắc Kinh giảm nắm giữ trái phiếu Kho bạc Mỹ tháng thứ 7 liên tiếp, từ 980.8 tỷ USD xuống 967.8 tỷ USD.
- Trung quốc: Lên kế hoạch cho hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ, dự kiến được tiến hành bên lề các hội nghị tổ chức tại Đông Nam Á vào tháng 11 tới.
- Nga: GDP Q2/2022 giảm 4% do doanh thu trong các lĩnh vực đều giảm, quy mô nền kinh tế hiện đại gần như tương đương 2018.
- Nga: Xuất khẩu trung bình 1.72 triệu thùng/ ngày sang châu Á, dầu Nga XK giảm mạnh, xuống thấp nhất kể từ T3. Dự kiến thu 337.5 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng trong năm 2022 (tăng 38% svck).
- Anh: Lạm phát tăng vượt 10%, tiếp tục lập đỉnh trong T7 do giá thực phẩm và năng lượng leo thang. Đồng thời, tiền lương thực tế của người lao động sau khi đã khấu trừ lạm phát giảm 3% svck, mức giảm hanh nhất trong vòng 20 năm.
- Nhật Bản: GDP đạt 4,100 USD, tăng 2.2% trong quý II, thấp hơn so với dự báo là 2.6%.
- Phillipines: NHTW tăng lãi suất điều hành lên 50bps.
- Reuters: T7/2022, Bộ Tài chính Mỹ ban hành hướng dẫn cho phép trái chủ giảm bớt trái phiếu đang nắm giữ của Nga, ngân hàng lớn phố Wall bắt đầu hỗ giao dịch giúp nhà đầu tư thoái vốn khỏi tài sản này.
- S&P Global và Fitch Ratings: hạ tín nhiệm của Ukraine xuống mức vỡ nợ sau khi được các chủ nợ cho hoãn thanh toán 2 năm.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Thông tin vĩ mô quốc tế và biến động của thị trường chủ chốt.
- Vận động dòng tiền tại ngưỡng cản 1,270 – 1,286 điểm.
- 22/8, PMI Anh, Nhật Bản, EU; FDI Trung Quốc.
- 23/8, PMI Australia, Hoa Kỳ; GDP Đức lần cuối; Chỉ số niềm tin tiêu dùng EU; Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ.
- 24/8, Doanh thu bán nhà qua sử dụng, đơn đặt hàng lâu bền, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 25/8, Biên bản chính sách tiền tệ ECB, GDP lần 2, tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 26/8, Thu nhập cá nhân, cán cân thương mại Hoa Kỳ; CPI Pháp; Cung tiền M3 của EU.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

