I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Thị trường vững vàng trước áp lực chốt lãi
Lực cầu bắt đáy vẫn đang lấn át hoạt động chốt lãi ngắn hạn, qua đó giúp cho VN-Index duy trì tuần thứ 5 tăng điểm liên tiếp. Thị trường tạo vùng tích lũy trên 1,250 điểm nhờ vận động tích cực của dòng tiền chuyển dịch nhanh qua các nhóm ngành và các cổ phiếu chủ chốt. Thị trường tăng điểm trên diện rộng với 15/19 ngành tăng điểm và 240 cổ phiếu tăng so với 142 cổ phiếu giảm. Các ngành tăng tốt là những ngành đã điều chỉnh hoặc chưa tăng trong tuần trước như Dầu khí, Tiện ích và Tài nguyên cơ bản. Sửa đổi Nghị định 153 và cấp room tín dụng chưa xuất hiện dù vậy trong bối cảnh hiện tại thông tin chưa ra vẫn là động lực và kỳ
vọng cho NĐT. Dòng tiền tích cực do vậy sẽ còn luân chuyển tích cực và tạo đà tăng điểm cho chỉ số lên 1,300 điểm.
Báo cáo 6 tháng đầu năm, WB dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 7.5% và lạm phát trung bình 3.8% năm 2012. Triển vọng tích cực nhưng rủi ro đang gia tăng gồm tăng trưởng chậm, lạm phát đình đốn các thị trường xuất khẩu chủ lực; cú sốc giá cả hàng hóa thế giới; chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn; biến chủng covid mới. Thiếu hụt lao động, rủi ro lạm phát, rủi ro khu vực tài chính là những thách thức trong nước. Dự báo này tích cực hơn nhiều so với mức dự báo tăng trưởng 5.8% công bố ngày 7/6, đặc biệt trong bối cảnh dự báo tăng trưởng các quốc gia thế giới đều bị điều chỉnh giảm.
Tương tự như các tuần trước, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục duy trì trạng thái bán ròng trong khi các nhà đầu tư tổ chức vẫn giao dịch tích cực.
Cụ thể, theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HoSE nhưng giá trị giảm 65% so với tuần trước và ở mức 576 tỷ đồng, trong đó có 567 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược với các cá nhân trong nước, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng 186 tỷ đồng. Trước đó, dòng vốn này đã có 2 tuần bán ròng liên tiếp.
Khối tự doanh có tuần mua ròng thứ 4 liên tiếp trên HoSE với giá trị giảm 58% so với tuần trước và đạt 275 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 7,6 triệu cổ phiếu. Dòng vốn này đã mua ròng tổng cộng 1.487 tỷ đồng sau 4 tuần giao dịch.

TTCK Thế giới
Lạm phát Hoa Kỳ có dấu hiệu đạt đỉnh, các dữ liệu vĩ mô vẫn khó dự báo
Lạm phát Hoa Kỳ tháng 7 hạ nhiệt giảm giảm từ 9.1% xuống 8.5% cởi trói tâm lý NĐT và giúp các chỉ số CK Hoa Kỳ hồi phục sau những phiên giao dịch ảm đạm. Chỉ số CK Hoa Kỳ và các quốc gia phát triển tăng trên 1% trong khi các chỉ số khu vực đều tăng nhẹ. Biến động ngược chiều với diễn biến tuần trước, chỉ số hàng hóa Bcom tăng 4.5% với mức tăng đều của hầu hết các mặt hàng ngoại trừ cao su tự nhiên. Giá dầu tăng 6.1% sau nhiều tuần biến động tiêu cực với thông tin cơ quan năng lượng quốc tế nâng dự báo nhu cầu dầu nhờ nhu cầu chuyển dịch do giá khí đốt tăng vọt. USD Index cũng giảm 1.2% nhờ tâm lý lạm phát đạt đỉnh và FED sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất.
Dữ liệu suy thoái kỹ thuật (tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp) của Hoa Kỳ chưa đủ thuyết phục về khả năng suy thoái thực tế khi thị trường việc làm và tiêu dùng vẫn ổn định. Trong nửa đầu năm 2022, Hoa Kỳ đã tạo ra 2.2 triệu việc làm và khôi phục 98% số việc làm mất đi từ dịch và chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng mạnh 1.1% tháng 6 bất chấp lạm phát cao. Tình trạng tương tự cũng được ghi nhận tại nhiều nước phát triển như Đức, Nhật,… Điều này trái ngược với thời kỳ khủng hoảng toàn cầu 2008. Tuy nhiên trạng thái này khó kéo dài trong bối cảnh lãi suất tăng và lạm phát dai dẳng kéo theo nhu cầu lao động giảm sút. Hiện tại, các biến số vĩ mô không đồng nhất, khó lường và có thể đảo chiều trong một vài quý tới như cách 6 tháng trước đây phần lớn giới phân tích không thể dự báo Hoa Kỳ suy thoái kỹ thuật sau khi đã tăng trưởng 5.7% năm 2021.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Chính phủ: điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%.
- Chính phủ: Chỉ đạo sử dụng phương án phân thành 6 vùng kinh tế – xã hội hiện hành để thực hiện Luật Quy hoạch.
- Chính phủ: Ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 2021-2025.
- Chính phủ: Ký thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
- NHNN: thay đổi phương thức chào mua kỳ hạn giấy tờ có giá từ cố định lãi suất chào mua sang đấu thầu lãi suất.
- NHNN: ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”.
- Bộ KH&ĐT: 7 tháng đầu năm 2022, Việt Nam thu hút hơn 15.54 tỉ USD vốn FDI đăng ký mới; vốn giải ngân đạt trên 11.57 tỉ USD (+10,2% svck), là mức cao nhất của 7T trong 5 năm qua.
- Lũy kế 7 tháng thu NSNN ước đạt gần 1,093.5 nghìn tỷ đồng (+18% svck) đưa cán cân ngân sách thặng dư hơn 250 nghìn tỷ đồng.
- Tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước 7 tháng đầu năm 2022 đạt 433.6 tỷ USD (+15,3% svck), cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu.
- Bộ Y tế: ký thỏa thuận khung sau khi công bố 3 gói thầu thuốc tập trung. Giá thuốc trúng thầu giảm trung bình 17,25% svck.
- Liên Bộ Tài chính – Công thương giảm giá xăng dầu lần thứ 5 liên tiếp từ cuối tháng 6, giá xăng RON 95- giảm 939 đồng/lít, E5 RON 92 giảm 904 đồng/lít, giá dầu giảm từ 0 – 1,213 đồng/lít.
- TP.HCM: lượng kiều hối chuyển về trong H1/2022 đạt 3,16 tỷ USD (-13% svck) do xung đột địa chính trị trên thế giới.
- Sở TNMT TP.HCM: Sẽ đấu giá lại các lô đất tại Thủ Thiêm bị bỏ cọc với quy định chặt chẽ hơn nhằm hạn chế những rủi ro từng xảy ra.
- WB: Dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 7.5% trong 2022 tuy nhiên chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn là một quan ngại và cần liên tục theo dõi.
- Đại sứ Đặng Hoàng Giang gặp Phó Chủ khu vực Mỹ Latinh và châu Á – Thái Bình Dương tập đoàn Nasdaq nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với sàn giao dịch này.
Thế giới
- Mỹ: phê chuẩn Đạo luật Giảm lạm phát với 369 tỷ USD dự kiến dành cho chương trình về cải thiện khí hậu và phát triển năng lượng sạch.
- Fed sẽ đánh giá thêm các dữ liệu tiếp theo để quyết định tăng lãi suất 50bps hay 75bps trong cuộc họp tháng 9. Goldman Sách dự báo Fed có thể tiếp tục nâng 75bps khi số liệu tháng 7 cho thấy thị trường việc làm vẫn bùng nổ và tiền lương tăng trưởng mạnh.
- Mỹ: CPI tháng 7 tăng 8,5% so với cùng kỳ, thấp hơn dự báo của giới chuyên gia nhờ đà suy giảm mạnh của giá xăng. Mặt khác, PPI giảm 0.5% so với tháng 6 chủ yếu do giá năng lượng bán buôn giảm 9% – lần đầu tiên đi xuống kể từ khi COVID-19 bùng phát.
- Reuters: Mỹ xem xét dỡ bỏ thuế quan với Trung Quốc do những căng thẳng tại đảo Đài Loan.
- Trung Quốc: Giá thịt lợn tăng hơn 20% trong tháng 7 đẩy CPI tăng 2,7% so với cùng kỳ – ngưỡng cao nhất trong hai năm gần đây.
- Trung Quốc: Phong tỏa thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang – trung tâm sản xuất và xuất khẩu hàng hóa lớn sau khi phát hiện ổ dịch Covid.
- Trung Quốc: Kim ngạch nhập khẩu tăng 18% so với cùng kỳ – mức tăng mạnh nhất trong năm 2022.
- Trung Quốc: kết thúc các cuộc tập trận gần đảo Đài Loan đồng thời sẽ tiếp tục tuần tra thường xuyên gần hòn đảo – nhằm phản đối chuyến thăm của chủ tịch hạ viện Mỹ;
- Anh: BoE có thể sẽ nâng lãi suất hơn nữa nhằm kiềm chế lạm phát đang ngày càng nghiêm trọng ở Anh. Bưu điện Anh ghi nhận lượng rút tiền mặt của khách hàng cá nhân đạt kỷ lục (967 triệu USD) trong tháng 7 đầu năm;
- Nga: Doanh nghiệp Nga phát hành trái phiếu bằng nhân dân tệ để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời ghi nhận tài khoản vãng lai thặng dư 167 tỷ USD – gấp 3 lần so với cùng kỳ do nhập khẩu suy giảm;
- IEA nâng triển vọng nhu cầu về dầu trong năm 2022 thêm 380.000 thùng lên 2,1 triệu thùng/ngày đồng thời, dòng chảy dầu Nga qua đường ống Druzhba tới các nước Trung Âu được nối lại;
- Thái Lan: nâng dự báo lạm phát 2022 từ 4% lên 5.5% do giá năng lượng tăng cao.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Vận động thị trường trước áp lực chốt lãi ngắn hạn.
- Bộ tài chính cho biết đang lấy ý kiến lần 2 cơ quan liên quan sửa đổi Nghị định 153 trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
- 15/8, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp Trung Quốc; Doanh thu bán lẻ và bán buôn Canada.
- 16/8, Biển bản chính sách tiền tệ Australia; Tỷ lệ thất nghiệp Anh, CPI Canda; Giấy phép xây dựng Hoa Hỳ.
- 17/8, Biên bản chính sách tiền tệ NewZealand, CPI Anh; Doanh thu bán lẻ và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 18/8, Biên bản FOMC, đơn xin trợ cấp thấp nghiệp và doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ.
- 19/8, Doanh thu bán lẻ Anh và Canada.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

