I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Vận động tích cực, VN-Index chưa thể vượt 1,200 điểm
Diễn biến tích cực từ thị trường thế giới và sự hồi phục của nhóm cổ phiếu lớn trong mùa công bố KQKD giúp VN-Index tăng 1.1% dù chưa thể vượt ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Ngành tăng điểm chiếm áp đảo với 17/19 ngành và có 254 cổ phiếu tăng so với 131 cổ phiếu giảm. Các ngành giảm đã giảm sâu trước đó và có KQKD quý II tích cực như Dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu, Ngân hàng có mức tăng trên 5%. Mùa công bố KQKD quý II vẫn là tâm điểm thị trường trong tuần tới trong khi NĐT vẫn phải lưu ý diễn biến TTCK thế giới phản ứng trước thông tin FED tăng lãi suất và công bố GDP Hoa Kỳ. Dù vậy chúng tôi cho rằng thị
trường đang có cơ hội để vượt ngưỡng tâm lý 1,200 điểm cho dù duy trì sự phân hóa cao trong tuần tới.
Tính đến 22/7 đã có 270 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 35%, số công ty niêm yết trên 2 sàn Hose và HNX đã công bố KQKD quý II. Tổng LNST ghi nhận 24,458 tỷ, tăng 30% so cùng kỳ. 59% số công ty có tăng trưởng LNST so cùng kỳ và 12% số công ty thua lỗ. Đóng góp phần lớn tăng trưởng lợi nhuận đến từ các cổ phiếu DGC (+1,462 tỷ), TCB (+1,088 tỷ), LPB (+694 tỷ) trong khi VPB (-510 tỷ), SMC (-456 tỷ) và ORS (-182 tỷ). Theo dự báo BSC research với 42 công ty thuộc 18 ngành có QKD quý II tăng trưởng 32% so cùng kỳ (xem thêm phần chuyên đề tuần). KQKD quý II do vậy sẽ tăng trưởng khá tích cực so với cùng kỳ và là bệ đỡ cho thị trường diễn biến tích cực trong ngắn hạn.

Khác với các tuần trước đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước quay trở lại bán ròng trong khi dòng vốn đến từ tổ chức trong nước và khối ngoại đều có biến động tích cực.
Theo dữ liệu từ FiiPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 3 tuần mua ròng liên tiếp trước đó ở HoSE và bán ròng trở lại 763 tỷ đồng, trong đó có 659 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược với các cá nhân trong nước, tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng trở lại khoảng 92 tỷ đồng, dù vậy, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này bán ròng nhẹ 14 tỷ đồng.
Tự doanh công ty chứng khoán mua ròng trở lại 134 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 1,2 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng trở lại 538 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần 18-22/7, tương ứng khối lượng mua ròng là 12,4 triệu cổ phiếu.

TTCK Thế giới
Các chỉ số CK thế giới hồi phục mạnh mẽ, dòng tiền khối ngoại mua ròng nhiều nước khu vực
Mùa công bố KQKD quý II tích cực đang lấn át lo ngại diễn biến tăng lãi suất, nguy cơ suy thoái kinh tế và đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao, các chỉ số CK Hoa Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng bình quân 5.5%. Các chỉ số CK thị trường phát triển cũng ghi nhận mức tăng 3% trong khi khu vực cũng có mức tăng 1.5%. Giá hàng hóa hồi phục 2% sau nhiều tuần giảm điểm, dẫn đầu bởi giá gas (13%) và các kim loại. Sau nhiều tuần tăng giá, USD Index giảm lại -0.9%. EUR tăng lại 0.7% trước quyết định ECB tăng mạnh lãi suất. Diễn biến các thị trường dự kiến sẽ chứng kiến những biến động mạnh khi FED họp chính sách cũng như Hoa Kỳ công bố GDP quý II trong tuần tới.
Dữ liệu lạm phát tháng 6 của EU ở mức kỷ lục 8.6% khiến ECB mạnh tay tăng lãi suất 0.5% trong kỳ họp tháng 7 so với dự kiến 0.25% trước đó. Lãi suất được ECB giữ mức thấp kỷ lục và âm kể từ 2014 đã tăng lần đầu sau 11 năm. ECB sẽ tiếp tục tăng lãi suất ở kỳ họp tháng 9 với định hướng lạm phát ở mức 2%. CPI Anh tháng 6 của Anh cũng tăng 9.4% so với 9.1% vào tháng 5 tạo ra sức ép BOE tăng lãi suất thêm 0.5% sau 5 lần tăng 0.25%. CPI Hoa Kỳ dự báo tăng 8.8% tháng 6 so với mức đỉnh 9.1% trong tháng 5 nhờ đà giảm giá nhiên liệu và giảm giá hàng tồn kho tạo áp lực cho FED tăng 0.75% trong tuần tới. Lạm phát đang là nỗi lo thường trực của các nền kinh tế thế giới. Thời điểm lạm phát đạt đỉnh và tăng lãi suất nhanh hiện tại có kéo theo suy giảm kinh tế vẫn là yếu tố thời sự nửa cuối năm 2022 và năm 2023.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- NHNN ban hành TT 09/2022: Cho phép thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài trong các trò chơi điện tử có thưởng.
- Bộ Tài chính: Công khai báo cáo NS dành cho công dân 6T đầu năm 2022 và đề ra 5 giải pháp trọng tâm ngành tài chính triển khai trong 6T cuối năm.
- Tổng cục Thuế: Tiếp nhận 346 hồ sơ ĐK thuế lần đầu và 849 hồ sơ thay đổi thông tin của cá nhân không KD qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
- Phó TTCP chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục tính toán phương án điều chỉnh thuế TTĐB, thuế GTGT đối với xăng dầu, đánh giá tác động đến NSNN để chuẩn bị phương án khi cần thiết.
- Bộ Công Thương đề xuất tiếp tục phát triển gần 2,430 MW điện mặt trời và giãn các dự án điện chưa được chấp thuận sang giai đoạn sau 2030 nhằm đảm bảo hệ thống nguồn điện.
- VCCI: Đề xuất thí điểm mô hình cụm kinh tế liên kết 4 tỉnh Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh theo trục cao tốc phía Đông.
- Áp thuế chống bán phá giá từ 9.45% – 23.71% các sản phẩm được làm từ propylen có xuất xứ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc, áp dụng đến 22/7/2025.
- Chính phủ: Nghị định số 47/2022 sửa đổi yêu cầu bắt buộc lắp camera hành trình mới được cấp phù hiệu, biển hiệu kinh doanh vận tải từ ngày 1/7/2023.
- Bộ Tài chính: Yêu cầu chủ động tăng cường giám sát phát hành, huy động trái phiếu DN riêng lẻ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các hoạt động trên thị trường.
- Bộ GTVT: Ưu tiên gần 15,000 tỷ đồng vốn đầu tư công thực hiện nhiều dự án giao thông cấp thiết tại Thanh Hóa.
- Tổng LNTT hợp nhất 6T/2022 của 17/19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước ước đạt 53,274 tỷ đồng, bằng 139% kế hoạch năm và 91% svck năm trước.
- Tổng cục Thống kê: Có tới 85% DN được khảo sát cho rằng triển vọng kinh doanh trong Q3/2022 sẽ bằng hoặc tốt hơn so với quý trước.
- Thủ tướng Chính phủ: Việc chuyển nhượng, thu hồi đất để làm nhà ở thương mại, khu đô thị sẽ thực hiện theo cơ chế tự thỏa thuận giữa người dân và DN.
- Chiều 21/7, Liên Bộ Công Thương – Tài chính thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá, quyết định giảm 2,715 đồng/lít với xăng E5RON92 và giảm 3,605 đồng/lít với xăng RON95-III.
- Bộ KH&ĐT: Kiến nghị phân cấp 14/16 dự án thuộc chương trình phục hồi – phát triển kinh tế cho địa phương và 2 dự án còn lại giao Bộ GTVT làm cơ quan chủ quản.
- Tổng cục Đường bộ: Đề xuất giảm thuế VAT cho các DVVT, giảm thuế TNDN; đồng thời báo cáo Quốc hội xem xét tiếp tục giảm thuế trong cơ cấu giá xăng dầu để hỗ trợ DN vận tải.
- Tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn trong Q3/2022 tăng 82.7% so với quý trước và tăng gần 244% svck năm trước.
Thế giới
- Bloomberg: Đà tăng của USD chưa có dấu hiệu dừng lại, có thể kích hoạt cho làn sóng rút vốn ra khỏi thị trường CP mới nổi tại châu Á.
- Reuters: Ước tính lạm phát ở Canada trong T6/2022 đạt 8.3%, cao nhất kể từ năm 1982.
- NHTW Ukraine đã bán số vàng trị giá hơn 12 tỷ USD từ khi Nga mở chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2.
- Trung Quốc khuyến khích NH cấp vốn cho các DN BĐS nhằm hạ nhiệt làn sóng từ chối thanh toán các khoản vay thế chấp thời gian gần đây.
- Trung Quốc giảm lượng TPCP Mỹ xuống dưới 1 ngàn tỷ USD lần đầu tiên trong 12 năm, giữa lúc lãi suất tăng lên đã khiến cho việc nắm giữ những TP này trở nên kém hấp dẫn.
- Reuters: Các quan chức ECB sẽ bàn luận việc cân nhắc nâng lãi suất 25 hay 50 điểm cơ bản tại cuộc họp diễn ra vào ngày 21/07.
- EU sẽ nới lỏng lệnh trừng phạt nhằm vào các NH Nga nhằm giảm bớt tình trạng ách tắc trong mua bán lương thực và phân bón toàn cầu.
- IMF: Một số nền kinh tế châu Âu có thể giảm đến 6% trong một năm tới nếu Nga dừng cung cấp khí đốt.
- Các chuyên gia của Goldman Sachs nhận định Fed sẽ không tăng mạnh lãi suất trong cuộc họp cuối tháng do kỳ vọng lạm phát và giá xăng dầu sẽ giảm trong tuần tới.
- Trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 8/11, tỷ lệ cử tri bỏ phiếu ủng hộ cho Tổng thống Joe Biden đã giảm xuống mức 36%, thấp nhất kể từ khi ông nhận chức.
- Bloomberg: Tổng nợ của các công ty năng lượng châu Âu tăng hơn 50% kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020 và hiện ở mức 1,700 tỷ Euro.
- Trong bối cảnh lạm phát tăng cao và đồng nội tệ mất giá, số lượng các NHTW có những động thái tăng lãi suất ít nhất thêm 0.5% cao kỷ lục từ đầu thế kỷ 21.
- ECB: Nâng lãi suất 50 điểm cơ bản lên mức 0%, đây là lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm để kiểm soát lạm phát ngày càng mạnh ở khu vực này.
- EU nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó cấm nhập khẩu vàng của nước này và phong tỏa tài sản của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank, có hiệu lực từ 21/7.
- Nga vận hành trở lại hệ thống đường ống Nord Stream 1 sau 10 ngày khóa van để phục vụ công tác bảo trì.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Mùa công bố KQKD quý II, thị trường đang có sự vận động giữa các nhóm cổ phiếu giảm sâu và có KQKD quý II tích cực.
- Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 7/2022.
- 25/7, Báo cáo môi trường kinh doanh EU.
- 26/7, Biên bản chính sách tiền tệ BOJ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và doanh thu bán nhà chưa qua sử dụng Hoa Kỳ.
- 27/7, CPI Australia; Đơn hàng hóa lâu bền, Doanh thu nhà qua sử và dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 28/7, Lãi suất và biên bản FOMC kỳ họp tháng 7; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, GDP quý II Hoa Kỳ công bố lần đầu.
- 29/7, Doanh thu bán lẻ Nhật bản; GDP EU và Canada; PMI Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

