Index | Close | % |
Dow Jones | 30,967.45 | -0.42% |
Dầu WTI | 101.19 | -8.34% |
Vàng | 1,769.56 | -2.19% |
Tỷ giá | 23,365 | +0.13% |
Thông tin vĩ mô
- Giá dầu giảm mạnh tới 10% khi nỗi sợ suy thoái dâng cao. Hãng Ritterbusch và Associates cho rằng “khả năng suy thoái cao ngày càng áp đảo tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu về dầu khí”.
- Giá lợn hơi đồng loạt đi ngang trong khoảng 52.000 – 61.000 đồng/kg. Giá thức ăn chăn nuôi đã được điều chỉnh tăng lần thứ 6, khiến áp lực ngày càng đè nặng lên vai người chăn nuôi. Trong khi đó, dù là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế để phát triển nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
- Đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng USD khi lo ngại suy thoái gia tăng. Lạm phát khu vực đồng Euro đạt mức kỷ lục 8,6% vào tháng 6, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông báo trước cho các thị trường về ý định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm tại cuộc họp tháng 7. Tuy nhiên, lo ngại ngày càng tăng về suy thoái có thể hạn chế khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Chỉ số Kinh tế Sentix tháng 7 công bố vào thứ Hai (4/7) cho thấy, tâm lý của nhà đầu tư trên 19 quốc gia khu vực đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020, hướng tới một cuộc suy thoái “không thể tránh khỏi”.
- Kiểm soát lạm phát, phấn đấu tăng trưởng 7% năm nay. Thường trực Chính phủ đồng thuận xây dựng kịch bản phấn đấu GDP năm nay tăng 7%, cao hơn so với chỉ tiêu của Quốc hội giao và mục tiêu hồi đầu năm của Chính phủ là tăng 6-6,5%.
- 76% doanh nghiệp EU mong muốn tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trước quý III. Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp EU trong quý II giảm hơn 4 điểm phần trăm, xuống mức gần 69 điểm. 76% lãnh đạo doanh nghiệp kỳ vọng rằng công ty của họ sẽ tăng vốn FDI vào Việt Nam trước khi kết thúc quý III.
- Chứng khoán Mỹ đảo chiều ngoạn mục sau đà lao dốc đầu phiên. Chứng khoán Mỹ ghi nhận đà phục hồi mạnh trong phiên giao dịch chiều ngày thứ Ba. Nỗi lo về nguy cơ xảy ra suy thoái tại Mỹ đã đè nặng tâm trí nhà đầu tư nhưng lãi suất thấp hơn dường như đã đem lại sắc xanh cho nhóm cổ phiếu công nghệ. Nỗi lo về tăng trưởng kinh tế đang đeo bám tâm trí nhà đầu tư giữa lúc thị trường Mỹ đang cố phục hồi trở lại sau 6 tháng khó khăn đầu năm. Thị trường đã giảm tuần thứ tư trong 5 tuần vừa qua và S&P 500 hiện đã sụt hơn 20% so với mức cao kỷ lục. Một số chuyên gia kinh tế tin rằng GDP Mỹ đã suy giảm trong 2 quý đầu năm, tức đã rơi vào suy thoái về mặt kỹ thuật.
Tin doanh nghiệp
- THG: Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG): Tổ chức liên quan một Phó tổng giám đốc giao dịch sau hơn 2 tháng mới công bố
- BFC: Quý II/2022, lợi nhuận Phân bón Bình Điền (BFC) giảm 25,3% về 75 tỷ đồng
- SBS: Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đổi tên thành CTCP Chứng khoán SBS
- YEG: Yeah1 (YEG) đổi trụ sở và thông qua danh sách nhà đầu tư tham gia đợt phát hành riêng lẻ 78,64 triệu cổ phiếu
Cổ phiếu cần quan tâm 06.07.2022
VCBS: Khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 31.964 đồng/cổ phiếu
- MBB cũng cho biết, cập nhật đến hết tháng 5, quy mô tín dụng của ngân hàng tăng trưởng 15% so với đầu năm, trongđó cho vay nhóm khách hàng cá nhân chiếm 42%, nhóm SME chiếm 29%, nhóm doanh nghiệp lớn chiếm 18%, và danh mục trái phiếu doanh nghiệp chiếm 11% tổng tín dụng.
- Bên cạnh đó, huy động sau 5 tháng cũng tăng 4% so với đầu năm, tỷ lệ CASA tăng lên 44%. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tăng 36% so với cùng kỳ; tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 1%, tỷ lệ nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm xuống 0,9%, chi phí dự phòng chỉ tăng nhẹ 1% cùng kỳ. MBB ước tính, lợi nhuận nửa đầu năm 2022 sẽ đạt khoảng 11.000 tỷ đồng.
- Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định, việc MBB dự kiến nhận lại 1 tổ chức tín dụng đang chịu sự giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với mức phí 0 đồng, sẽ đem lại cho ngân hàng một số lợi ích đáng kể. Chẳng hạn giúptăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5-2 lần trong thời gian khoảng 5 năm; tăng quy mô mạng lưới thêm hơn 100 điểm giao dịch và chi nhánh; được hỗ trợ nguồn vốn giá rẻ với khoản vay tái chiến khấu lãi suất 0%.
- Đại diện MBB chia sẻ, trong khi chờ Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu, ngân hàng mới đây đã chủ động triển khai sớm thông qua việc ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Oceanbank. VCBS cho rằng với nguồn lực dồi dào sẵn có cùng các ưu tiên hỗ trợ nhận được khi tham gia chuyển giao bắt buộc, MBB có nhiều khả năng thực hiện tái cơ cấu thành công tổ chức tín dụng tiếp nhận bắt buộc sau 7-8 năm, đồng thời có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ về tập khách hàng, quy mô và lợi nhuận.
- Thêm vào đó, MBB cũng là ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản vững chắc so với mặt bằng toàn ngành. Cụ thể, nhờ việc quản lý tín dụng hiệu quả và bộ đệm dự phòng lớn trong đó các khoản nợ tái cơ cấu đã được trích lập toàn bộ, chất lượng tài sản của MBB vẫn được đảm bảo ngay cả sau khi Thông tư 01 hết hiệu lực vào ngày 30/06/2022. Chi phí trích lập trong các năm tới dự báo giảm dần cùng với NPL thấp hơn 1%
- VCBS dự phóng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của MBB đạt 21.480 tỷ đồng, tăng 30% so với năm trước,tương đương EPS đạt 4.409 đồngvà BVPS đạt 19,285 đồng/cổ phiếu. Công ty chứng khoán này ước tính mức giá hợp lý cho MBB là 31.964 đồng/cổ phiếu dựa trên 2 phương pháp định giá so sánh P/B và Residual Income với mức định giá 1,5 lần. Từ đó, duy trì khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MBB.
MASVN: Khuyến nghị mua cổ phiếu NTC, triển vọng tăng giá 48,3%
- Năm 2022, NTC đưa ra kế hoạch tổng doanh thu 654 tỷ đồng, tăng 36,87% cùng kỳ, trong đó hoạt động kinh doanh tăng trưởng 75% ở mức 476 tỷ đồng, phần còn lại 175 tỷ đồng (giảm 14% cùng kỳ), đến từ hoạt động tài chính và 2,5 tỷ đến từ hoạt động khác.
- Lợi nhuận sau thuế theo kế hoạch ở mức 262 tỷ đồng (giảm 11% cùng kỳ). Đáng chú ý, doanh nghiệp đặt mục tiêu cho thuê 100ha đất tại KCN NTC 3 với giá thuê từ 110-118 USD/m2/chu kỳ thuê. Việc triển khai dự án NTC 3 nếu thực hiện đúng như kế hoạch được giao, MASVN cho rằng kế hoạch lợi nhuận này là quá thận trọng và NTC có thể hoàn thành vượt xa kế hoạch được thông qua.
- Kết thúc quý I,doanh thu thuần của NTC đạt 53 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ; doanh thu tài chính đạt 61 tỷ đồng, gần 30% cùng kỳ do hụt nguồn thu từ cổ tức. Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 81,5 tỷ đồng, giảm 28% so với quý I/2021. Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn thành 31,1% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
- Lưu ý rằng, kết quả này chưa có sự đóng góp của dự án NTC 3. Doanh nghiệp cho biết, doanh thu và lợi nhuận giai đoạn nửa đầu năm sẽ chủ yếu đến từ việcphân bổ phần doanh thu chưa thực hiện và hoạt động tài chinh do hạn chế về quỹ đất công nghiệp cho thuê mới.
- Hơn nữa, NTC cũng là doanh nghiệp có tỷ lệ chia cổ tức rất cao, luôn duy trì trên mức tỷ lệ 80% bằng tiền mặt mỗi năm, cho thấy chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức cao và tạo ra dòng tiền mạnh. Năm 2021, doanh nghiệp trình cổ đông kế hoạch cổ tức với tỷ lệ 90% và bước sang năm 2022, mức cổ tức dự kiến tối thiểu 60%.
- MASVN thực hiện điều chỉnh giá trị sổ sách của NTC, theo đó giá trị sổ sách điều chỉnh của doanh nghiệp ở mức 142.000 đồng/cổ phiếu. Đối với dự án NTC 3, công ty chứng khoán này thực hiện định giá theo phương pháp RNAV, trong đó suất chiết khấu trong mô hình định giá được nâng lên mức 17,4% (trước đây là 15,6%) do rủi ro về lạm phát cũng như khả năng FED tiếp tục tăng lãi suất từ nay đến cuối năm 2022.
- Kết quả giá trị hợp lý NTC sẽ ở mức 251.000 đồng/cổ phiếu, giảm 3% so với mức định giá trước đó. Với triển vọng tăng giá 48,3% so với thị giá hiện nay, MASVN khuyến nghị các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu NTC.
VCSC: Khuyến nghị mua cổ phiếu VIC, giá mục tiêu 112.000 đồng/cổ phiếu
- Trong năm 2022, VCSC tiếp tục kỳ vọng lợi nhuận cao từ mảng bán bất động sản và lợi nhuận phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ, điều này sẽ bù đắp cho khoản lỗ từ kinh doanh (EBIT) mảng khách sạn – nghỉ dưỡng và công nghiệp. VCSC dự báo tổng EBIT và thu nhập tài chính ở mức 28.000 tỷ đồng trong năm 2022 so với 23.000 tỷ đồng dự báo trước đó, chủ yếu là do việc thoái vốn các mảng kinh doanh không cốt lõi cao hơn dự kiến trong quý I.
- VCSC dự phóng lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 là 5.300 tỷ đồng. Giá trị định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá là 1,78 tỷ USD (so với định giá của VCSC là 1,83 tỷ USD). VCSC cho rằng, yếu tố hỗ trợ của VHM và VRE dựa trên định giá của VCSC đối với hai cổ phiếu này cũng khiến giá cổ phiếu VIC hiện tại trở nên hấp dẫn – đặc biệt là sau đà điều chỉnh đáng kể của giá cổ phiếu VIC trong quý I.
- Theo ban lãnh đạo VIC, đợt mở bán lẻ The Empire – Ocean Park 2 (trước đây là Dream City) vào cuối tháng 4/2022 có tỷ lệ hấp thụ cao nhờ vị trí chiến lược và khả năng bán hàng mạnh. VCSC tiếp tục kỳ vọng triển vọng doanh số bán hàng khả quan đối với các đại dự án mới khác như Đại An – Ocean Park 3, Wonder Park và Cổ Loa. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng mảng khách sạn nghỉ dưỡng và mảng cho thuê bán lẻ sẽ được thúc đẩy bởi du lịch khi Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng cao và các chuyến bay được nối lại – đặc biệt là trong kỳ nghỉ hè
- Ban lãnh đạo VIC cho biết, các mẫu xe EV của VinFast thu hút được nhiều sự chú ý với khoảng 24.000 đơn đặt hàng trước cho VFe34 trong 3 tháng kể từ khi mở cọc vào tháng 3/2021; cũng đã có khoảng 60.000 đơn đặt hàng trước cho VF8 và VF9 tính đến cuối quý I/2022. Dù tình hình khó khăn hiện nay liên quan đến việc thiếu hụt linh kiện, VinFast có kế hoạch tiếp tục cung cấp mẫu VFe34 trong nước và cung cấp các mẫu VF8 và VF9 cả trong nước và quốc tế vào cuối năm 2022.
- Bên cạnh đó, VCSC cũng kỳ vọng VIC sẽ tiếp tục đầu tư vào xe điện thông qua các kế hoạch tăng vốn bổ sung nhằm thúc đẩy chiến lược trở thành nhà sản xuất xe điện toàn cầu, bao gồm nhà máy sản xuất pin VinES với tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 1 là 4.000 tỷ đồng dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào quý IV/2022.
- Trong năm 2022, công ty có kế hoạch huy động tối đa 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế để tài trợ cho mảng công nghiệp. Đợt trái phiếu quốc tế đầu tiên trị giá 525 triệu USD được phát hành vào tháng 5/2022 với thời hạn 5 năm và quyền chọn đổi thành cổ phiếu VinFast do VIC sở hữu.