I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
TT vẫn đang vận động giằng co quanh 1,200 điểm
VN-Index tăng 1.1% kết thúc 3 tuần giảm liên tiếp và vẫn giảm dưới ngưỡng tâm lý 1,200 điểm. Ngành tăng điểm áp đảo với 14/19 ngành tuy nhiên chỉ có 211 cổ phiếu tăng so với 178 cổ phiếu giảm. Điều này đang cho thấy sự phân hóa cổ phiếu vẫn diễn ra khá mạnh. Các ngành Ô tô phụ tùng, Thực phẩm đồ uống và Ngân hàng tăng 1.5% trong khi Dầu khí và hóa chất tiếp tục giảm gần -1.8% trước biến động giảm của giá dầu. Khối ngoại vẫn là điểm sáng khi tiếp tục mua ròng tại TTCK Việt Nam và bán ròng tại các nước Châu Á. Áp lực giảm điểm vẫn còn dù vậy nhiều khả năng TTCK tiếp tục phân hóa theo mùa công bố KQKD quý II và sự chuyển dịch nhẹ của dòng tiền khi chỉ số giao dịch vẫn đang giao cân bằng tại vùng đáy cũ.
GDP quý II ước tăng 7.7% đưa tăng trưởng 6 tháng đạt 6.4%, trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7.7% (đóng góp 48%); khu vực dịch vụ tăng 6.6% (đóng góp 46%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng với tốc độ tăng 9.6%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong 6 tháng tăng 11.7% so cùng kỳ 2021. Tăng trưởng tín dụng ở mức 8.5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 3.3%. Vốn đầu tư ngân sách chỉ bằng 35% kế hoạch và vốn FDI đăng ký giảm 8.1% cùng kỳ. XK 6M tăng 17.3%, nhập khẩu tăng 15.5% cùng kỳ, nhập siêu 0.7 tỷ USD. CPI tăng 0.7% tháng 6, bình quân 6 tháng tăng 2.4%. USD Index tăng 0.7% tháng 6. 6 tháng nền kinh tế tăng trưởng tốt, cấu khối vĩ mô ổn định dù vậy xuất khẩu, FDI đăng ký dấu hiệu giảm sút và lạm phát gia tăng cần lưu ý trong 6 tháng cuối năm.

TTCK Thế giới
S&P 500 có nửa đầu năm giảm mạnh kể từ năm 1970
6 tháng đầu năm 2022, chỉ số S&P 500 có mức giảm 20.6%, mức giảm mạnh nhất kể từ 1970. Các chỉ số giảm do lo ngại lạm phát, FED tăng lãi suất, xung đột Nga – Ukraine và phong tỏa Covid tại Trung Quốc. Tính riêng trong tuần, ngoại trừ Nasdaq giảm -1.3%, các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang. Diễn biến tiêu cực diễn ra ở các TTCK Châu Âu với mức giảm trên 2% do áp lực lạm phát và triển vọng tăng lãi suất trong tháng 7. Châu Á, ngoại trừ TT Trung Quốc tăng tuần thứ 5 liên tiếp và Indonesia giảm -3.6%, các thị trường còn lại phần lớn đi ngang. Chỉ số hàng hóa ghi nhận tuần thứ 3 giảm với mức giảm -4.7%. Mức giảm ở hầu hết các mặt hàng, dẫn đầu Bông (-23.8%), Thép cán nóng (-17.5%) và Bạc (-6.5%). USD Index tăng 0.7%, chủ yếu so với EUR.
Trong ngày 29/6, Chủ tịch FED tiếp tục khẳng định FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho tới khi lạm phát được kiểm soát, ngay cả khi điều này gây ra suy thoái. Các quan chức FED tin rằng lạm phát cao còn tồi tệ hơn suy thoái và nếu không giải quyết sớm có thể dẫn tới suy thoái nghiêm trọng hơn. Nhiều quan chức FED ủng hộ nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong kỳ họp tháng 7. Dữ liệu tăng trưởng GDP quý I của Hoa Kỳ điều chỉnh lần 3 giảm từ -1.4% xuống -1.6%, theo văn phòng phân tích kinh tế Hoa Kỳ mức hạ này do tăng trưởng tiêu dùng chậm dù được bù đắp lợi nhuận đầu tư hàng hóa tư nhân. Nguy cơ suy thoái của nền kinh tế đứng đầu thế giới đang lớn dần theo quan điểm của các nhà phân tích và chuyên gia kinh tế đặc biệt trong năm 2023

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ GTVT dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ tại ĐBSCL với tổng mức đầu tư hơn 7,158 tỷ đồng, sử dụng vốn vay WB hơn 5,381 tỷ đồng.
- Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, các tập đoàn, tổng công ty, DNNN đã thoái vốn tại doanh nghiệp với giá trị là 382 tỷ đồng, thu về NSNN 2,180 tỷ đồng.
- Thi công tuyến đường nối Yên Bái với cao tốc Nội Bài – Lào Cai, được Bộ GTVT đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA hơn 5,300 tỷ đồng
- Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tại Móng Cái được trở lại bình thường sau nhiều tháng ngưng trệ vì dịch bệnh.
- Bộ Công Thương: Mỹ gia hạn thời gian xem xét khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.
- Cục Hàng hải Việt Nam: Mức thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển Việt Nam hiện nay chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7-9% tổng chi phí vận tải của một con tàu hoạt động hàng hải quốc tế.
- Ngày 21/6, NHNN chính thức trở lại kênh tín phiếu sau 2 năm liên tục duy trì ở tình trạng đóng băng, NHNN đã thực hiện bán 200 tỷ đồng tín phiếu kỳ 7 ngày với lãi suất 0.3%/năm.
- Chiều 21/6, Liên Bộ Công Thương công bố giá xăng E5RON92 tăng 185 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 498 đồng/lít, các loại dầu cũng có mức tăng từ tăng 378 – 999 đồng/lít.
- Thứ trưởng Bộ Tài chính: Mục tiêu của Việt Nam tới năm 2030 nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
- Bộ KH&ĐT tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, NSNN đầu tư dự kiến giai đoạn 2021-2025 khoảng 460 ngàn tỷ đồng.
- NHNN: Ban hành Thông tư số 04/2022 quy định về việc áp dụng lãi suất rút trước hạn tiền gửi tại TCTD.
- Tổng cục Hải quan: Kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 153.29 tỷ USD, nhập khẩu đạt 152.86 tỷ USD lần lượt tăng 16.7% và 15.3% so với cùng kỳ năm 2021.
- Phó Thống đốc: NHNN tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành nhằm tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp và giảm lãi suất cho vay.
- NHNN sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn.
Thế giới
- Chủ tịch Fed tham gia phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ cam kết kéo giảm lạm phát.
- Kim ngạch thương mại giữa Nga với Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đạt tổng cộng 45 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng 38% so với cùng kỳ.
- Mỹ đang thuyết phục châu Âu để Nga tiếp tục bán đầu đến các nước nghèo, nhưng với giá trần do phương Tây đặt ra.
- Anh công bố đợt trừng phạt thương mại mới nhắm vào nhiều mặt hàng trọng yếu của Nga.
- Tổng thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch đàm thoại với ông Tập Cận Bình khi cân nhắc dỡ bỏ một số mức thuế hàng hóa của Trung Quốc.
- CPI tại Anh tháng 5 tăng 9.1%, cao nhất từ năm 1982, BoE nhận định lạm phát sẽ chạm ngưỡng 11% vào tháng 10 tới.
- Đức, Italy, Thụy Sĩ, Đan Mạch và một số nước khác bắt đầu kích hoạt cảnh báo sớm trong lộ trình ứng phó khủng hoảng khí đốt.
- Doanh số bán nhà tháng 5/2022 ở Hoa Kỳ đạt 5.41 triệu căn, giảm 3.4% so với tháng trước đó, mức thấp nhất kể từ tháng 6 năm 2020.
- Cuộc họp G7 sẽ diễn ra vào tuần tới, tuy nhiên chính quyền Tổng thống Biden vẫn không có động thái nào về thuế quan của Trung Quốc như đã nói trước đó.
- Hiệp hội ngành công nghiệp BDI của Đức đã cắt giảm dự báo GDP năm 2022 chỉ tăng 1.5%, đồng thời cảnh báo nguy cơ suy thoái nếu khí đốt của Nga ngừng hoạt động.
- Ruble Nga tăng gần 40% từ đầu năm 2022, mức cao nhất kể từ năm 2015 so với USD.
- Canada tăng lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm lên 3.5%, mức cao nhất từ 5/2010.
- Tổng cục Hải quan Trung Quốc: Nhập khẩu dầu từ Nga sang Trung Quốc đạt tổng cộng gần 8.42 triệu tấn trong tháng 5, tăng 55% so với tháng 5/2021.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Mùa công bố KQKD quý II.
- 4/7, Opec họp từ 4-5/7; PMI Canada, Anh; Chính sách tiền tệ Nhật Bản.
- 5/7, PMI Anh, Trung Quốc, EU; Đơn đặt hàng nhà máy Hoa Kỳ.
- 6/7, Doanh thu bán lẻ và dự báo kinh tế EU; PMI dịch vụ Hoa Kỳ.
- 7/7, Biên bản FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp, dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; Họp chính sách tiền tệ ECB.
- 8/7, Tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi bảng lương phi nông nghiệp; Tài khoản vãng lai, lãi suất cho vay Nhật Bản.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

