Index | Close | % |
Dow Jones | 31,027.92 | +0.26% |
Dầu WTI | 109.62 | -1.91% |
Vàng | 1,818.92 | -0.04% |
Tỷ giá | 23,270 | +0.06% |
Thông tin vĩ mô
- Giá khí đốt châu Âu tăng 7%. Giá khí đốt tại châu Âu, Anh tăng trong hai tuần qua sau vụ nổ trạm xuất khẩu khí LNG của Mỹ, trong bối cảnh tỷ lệ nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga giảm từ 45% vào tháng 4/2021 xuống 31% vào tháng 4 năm nay. Dù đề ra kế hoạch bổ sung lượng khí đốt dự trữ, lượng khí đốt của châu Âu hiện tại vẫn giảm.
- Giá NPK nội địa có thể sẽ giảm trong thời gian tới. Giá axit hydrochloric tại Trung Quốc ngày 28/6 là 270 nhân dân tệ/tấn (40 USD/tấn), giảm 4,4% so với ngày trước đó. Trước tình hình ure hạ nhiệt gần đây, giá NPK được dự báo có thể giảm vì trong NPK, ure chiếm đến 15-20% tổng thành phần sản xuất.
- CPI quý II tăng 2,96% so với cùng kỳ. CPI tháng 6 ước tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 3,18% so với tháng 12/2021. Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới, giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 6 tăng.
- Lần đầu tiên lượng doanh nghiệp thành lập mới và trở lại hoạt động vượt 100.000. Tháng 6, cả nước có gần 13.300 doanh nghiệp thành lập mới, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm trước. 85% doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo cho rằng triển vọng kinh doanh quý III tốt và ổn định hơn so với quý II vừa qua.
- Ruble lên cao nhất 7 năm so với USD. Chiều 29/6, ruble Nga trên sàn Moscow tăng hơn 2,7% so với USD, lên 50,32 ruble đổi một USD. Các chính sách kiểm soát vốn đã giúp ruble giảm thiểu tác động từ việc Nhà Trắng và hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s tuyên bố Nga vỡ nợ nước ngoài lần đầu tiên trong hơn 100 năm.
- Phố Wall tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động mạnh. Nhà đầu tư tiếp tục tìm kiếm đáy của thị trường bán tháo khi quý 2 kết thúc vào cuối phiên ngày thứ Năm (30/6). Lo ngại về kinh tế giảm tốc và hành động nâng lãi suất quyết liệt nổi bật trong phần lớn thời gian nửa đầu năm 2022, và những lo ngại về suy thoái ngày càng tăng. S&P 500, vốn lao dốc 20% từ đầu năm 2022 đến nay, đang hướng đến ghi nhận nửa đầu năm tồi tệ nhất kể từ năm 1970, khi chỉ số này sụt 21.01%. Trong khi đó, trên cơ sở quý, cả Dow Jones và S&P 500 đều chuẩn bị ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2020. Nasdaq Composite hướng đến quý tồi tệ nhất kể từ năm 2008.
Tin doanh nghiệp
- NRC: Danh Khôi (NRC): Cổ đông lớn bán bớt hơn 6,5 triệu cổ phiếu, thu về gần 105 tỷ đồng
- S99: SCI (S99) trả cổ tức tỷ lệ 25:2 và phát hành hơn 26 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/CP
- SRA: SARA Việt Nam (SRA): Cổ phiếu ở vùng đáy của năm, Chủ tịch đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
- BCG: Bamboo Capital rót vốn thành lập công ty bất động sản tại Đắk Nông
- DBC: Dabaco Việt Nam (DBC) hoàn tất nâng vốn điều lệ lên 2.420 tỷ đồng
- HMC: Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HMC) miễn nhiệm Kế toán trưởng
Cổ phiếu cần quan tâm 30.06.2022
Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 28.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
- Quan điểm đầu tư dành cho NT2 của Công ty cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 là kỳ vọng hồi phục về kết quả kinh doanh của NT2 khi sản lượng điện hồi phục trong 2022 so với mức thấp của năm 2021 và giá điện CGM được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì tại mức cao (tăng 38,1% so với cùng kỳ trong 5 tháng 2022).
- BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2022 của NT2 lần lượt đạt mức 8.630 tỷ đồng (tăng 40% so với năm trước) và 594 tỷ đồng (tăng 11%), EPS FW 2022 là 2.064 đồng/CP.
- Kế hoạch kinh doanh dựa trên giả định: (1) Sản lượng điện sản xuất năm 2022 đạt 4.60 tỷ kWh (tăng 44%) nhờ sự phục hồi của điện khí từ mức thấp trong 2021; (2) Giá nhập khí nhiên liệu trong năm 2022 đạt 8,2 USD/MMBTU và (3) Chi phí tài chính 17 tỷ đồng (giảm 66%), trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay đối với các khoản vay vốn lưu động.
- BSC khuyến nghị mua cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 28.000 đồng/CP cho năm 2022 (tương đương upside 13% so với giá ngày 28/06/2022) dựa trên phương pháp EV/EBITDA mục tiêu = 6.0x.
Triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức phù hợp thị trường
CTCK Vietcombank (VCBS)
- Triển vọng nửa cuối năm của ngành ngân hàng: Nhu cầu tín dụng duy trì tích cực, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành đạt 14 – 16% năm 2022, được hỗ trợ bởi (1) nền kinh tế hồi phục sau dịch bệnh, và (2) gói hỗ trợ lãi suất 2% tương ứng với dư nợ khoảng 2 triệu tỷ đồng phân bổ trong 2022 và 2023.
- NIM có thể đi ngang hoặc điều chỉnh giảm nhẹ trong 2022 do lãi suất huy động chịu áp lực tăng và CASA tăng chậm lại. Các yếu tố hỗ trợ NIM: (1) Dư nợ bán lẻ và hoạt động tài chính tiêu dùng tăng trưởng tốt; (3) Lãi dự thu phục hồi sau thời gian hỗ trợ; (4) Tỷ lệ LDR và tỷ lệ cho vay trung dài hạn của ngành vẫn ở mức thấp.
- Nợ xấu và nợ tái cơ cấu cải thiện nhờ sự phục hồi của nền kinh tế. Nợ xấu dự báo sẽ tăng lên khi Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối tháng 6/2022. Tuy nhiên, áp lực dự phòng được giảm thiểu khi các ngân hàng đã tăng cường bộ đệm dự phòng đối với các khoản nợ tái cơ cấu lên cao hơn mức quy định 30% trong bối cảnh nguồn thu nhập dồi dào.
- Chúng tôi duy trì dự báo tích cực đối với lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng trong năm 2022. Tuy nhiên mức độ tích cực sẽ giảm dần trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023, đặc biệt trong năm 2023 sẽ có sự phân hóa rõ rệt về triển vọng lợi nhuận giữa các nhóm ngân hàng.
- Chúng tôi đánh giá triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức phù hợp thị trường, với mức định giá xấp xỉ mức trung bình 5 năm. Các ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ngành sẽ vẫn nằm trong nhóm có thể xem xét đầu tư trong dài hạn, bao gồm: MBB, VPB, BID, VCB, TCB, ACB, MSB, STB.
Khuyến nghị mua đối với GEG với giá mục tiêu đạt 29.800 đồng/CP
CTCK Vietcombank (VCBS)
- Chúng tôi đánh giá Công ty cổ phần Điện Gia Lai (GEG – sàn HOSE) là công ty có tiềm năng hưởng lợi nhất từ các chính sách giá bán mới cho các dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp cùng kế hoạch đầu tư các dự án năng lượng tái tạo khá tham vọng. Dòng tiền hoạt động từ các dự án về tốt đảm bảo cho việc trả nợ và các nhu cầu đầu tư mới.
- Chúng tôi dự phóng doanh thu năm 2022 đạt 2.037 tỷ đồng (tăng 48% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 386 tỷ đồng (tăng 36%). EPS đạt 1.198 đồng/cổ phiếu, P/E forward ở mức 18,11 lần.
- Chúng tôi khuyến nghị mua đối với GEG với giá mục tiêu đạt 29.800 đồng/CP, upside 31,5% so với giá đóng cửa ngày 24/06/2022.
Diễn biến thị trường Phiên 29.06.2022
- TTCK giảm điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới sau khi The Conference Board cho biết kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng Mỹ ở mức 8% trong tháng 6, cao nhất từ khi dữ liệu được thu thập vào tháng 8/1987.
- HoREA cho biết những khó khăn về pháp lý khiến bất động sản là ngành duy nhất ở TP HCM tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm, cổ phiếu ngành bất động sản giảm ở VHM (-0.8%), DXG (-4%).
- Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) nói rằng, ngành xây dựng về tổng thể đã có sự tăng trưởng rõ rệt trong 6 tháng đầu năm 2022 sau những ảnh hưởng bởi dịch bệnh vào cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên hầu hết doanh nghiệp xây dựng lớn đều không đạt kế hoạch đặt ra ban đầu, cổ phiếu ngành xây dựng giảm ở HBC (-3.3%), CII (- 2.3%).
- Bộ Giao thông Vận tải cho biết trong 6 tháng đầu năm 2022, riêng sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt gần 371 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021, cổ phiếu ngành logistics tăng ở HAH (+7%), GMD (+3%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 29.06.2022
- VNIndex trải qua một nhịp giảm điểm giằng co trong biên độ hẹp trước khi hồi phục và lấy lại phần lớn điểm số đã mất về cuối phiên.
- Áp lực chốt lời ngắn hạn quanh vùng kháng cự gần 122x sau hai phiên tăng mạnh gây cản trở đà hồi phục của chỉ số. Mặc dù vậy, cơ hội mở rộng đà tăng điểm và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp tại quanh 1240 (+-5) vẫn tiếp tục được đánh giá cao
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế đã mở và chỉ gia tăng tỷ trọng trong các nhịp điều chỉnh về vùng hỗ trợ đối với các cổ phiếu mục tiêu.