Ngày 28/07/2000 đánh dấu bước khởi đầu của TTCK Việt Nam. Trải qua hơn 20 năm phát triển, TTCK Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đã chịu những tác động đáng kể từ các đợt suy thoái/khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Hiện nay, nhiều tổ chức trên thế giới đã nâng dự báo về khả năng nền kinh tế Mỹ có thể bước vào giai đoạn suy thoái sau khi FED quyết định nâng lãi suất thêm 0.75% và có thể sẽ tiếp tục mức nâng lãi suất này trong tương lai để kiềm chế lạm phát.
I. Khả năng xảy ra suy thoái tại Mỹ

Theo Bloomberg, hiện có 48 tổ chức, định chế tài chính trên thế giới đưa ra nhận định về xác suất khả năng xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ. Theo đó, xác xuất dự đoán trung bình là 34.5%, trung vị là 33%.
Như vậy, xác suất xảy ra suy thoái kinh tế tại Mỹ hiện tại vẫn còn tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu FED tiếp tục “mạnh tay” trong việc chống lạm phát và kỳ vọng về một cuộc “hạ cánh mềm” không mấy tích cực có thể sẽ khiến nền kinh tế Mỹ bắt đầu bước vào một giai đoạn suy thoái như đã từng diễn ra trong lịch sử trước đây
II. Những đợt suy thoái kinh tế Mỹ kể từ 1945 – nay
Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, nước Mỹ đã trải qua 13 đợt suy thoái, cụ thể như sau:


Nhận xét: Trải qua 13 đợt suy thoái trong lịch sử kể từ thế chiến thế giới thứ 2 đến nay, nền kinh tế hứng chịu mức độ suy giảm sâu rộng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 GDP ghi nhận mức tăng trưởng âm -2.8% và thời gian kéo dài lâu nhất: 18 tháng. Đợt suy thoái năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 cũng chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP âm -3.4% (mức cao nhất) tuy nhiên cũng là giai đoạn suy thoái ngắn nhất (kéo dài 02 tháng) sau khi FED thực hiện CSTT nới lỏng và chính phủ kích thích nền kinh tế bằng các gói kích cầu quy mô lớn.
Thời gian kéo dài của các cuộc khủng hoảng trung bình là 10.17 tháng. Nguyên nhân xuất phát phần lớn đến từ việc suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế khi giá cả đầu vào tăng cao, đặc biệt là giá năng lượng (dầu mỏ) khi các nguồn cung dầu lớn trên thế giới biến động. Bên cạnh đó việc FED thực hiện quyết liệt chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua động thái nâng lãi suất cũng góp phần vào các cuộc suy thoái.

Nhận xét:
- 5/13 đợt suy thoái sau Chiến tranh thế giới thứ 2 không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Mỹ;
- Đợt suy thoái năm 1953 -1594, năm 2001 và Đại suy thoái 2007 để lại hậu quả lâu nhất đối với TTCK Mỹ khi mà chỉ số S&P500 vẫn duy trì đà giảm sau khi cuộc suy thoái đã kết thúc 1 năm.
- Đối với các cuộc khủng hoảng còn lại, thị trường chứng khoán Mỹ thường có sự hồi phục sau 6 tháng.
III. VN-Index và các đợt suy thoái
Trải qua các cuộc khủng hoảng/suy thoái kinh tế trên thế giới từ giai đoạn 2000-nay, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2007-2009. Sau đó, nền kinh tế tiếp tục trải qua giai đoạn khó khăn hậu khủng hoảng (2009-2012). Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ổn định kinh tế vĩ mô cũng như TTCK Việt Nam. (Bảng 03)



Nhận xét:
- Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007-2009 và giai đoạn sau đó (2009-2012) chứng kiến giai đoạn nền kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất. Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế suy giảm và lạm phát ở mức cao nhất trong 20 năm.
- Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7.13%. Tuy nhiên đến 2009, tốc độ này giảm xuống còn 5.40%. Năm 2009, Chính phủ ban hành gói kích thích kinh tế với quy mô 160,000 tỷ đồng (tương đương khoảng 10% GDP) đã giúp nền kinh tế phục hồi lại tốc độ tăng trưởng trên 6% trong 02 năm 2010 và 2011; tuy nhiên hệ quả tiêu cực của chương trình này để lại tương đối dài khi chứng kiến mức lạm phát cao buộc NHNN phải tăng lãi suất điều hành và các biện pháp khác nhằm kiềm chế lạm phát.

Nhận xét:
- TTCK Việt Nam trong các đợt suy thoái/khủng hoảng kinh tế đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh. Nhìn chung, sau 12 tháng kể từ thời điểm bước vào giai đoạn khủng hoảng VN-Index đã có sự hồi phục đáng kể tuy nhiên mức độ hồi phục so với thời điểm trước khi suy thoái xảy ra là không nhiều – ngoại trừ cuộc suy thoái nhẹ năm 2020 khi Chính phủ kích thích kinh tế, nới lỏng CSTT nhằm hỗ trợ nền kinh tế ứng phó với đại dịch Covid-19.
- Từ năm 2007-nay chỉ số VN-Index trải qua 06 đợt thị trường gấu đi kèm trong các đợt suy thoái kinh tế trong đó thời gian kéo dài nhất là trên 26 tháng và ngắn nhất là 2.3 tháng. Hiện nay VNIndex đang bước vào thị trường gấu đợt 6 và đang có thời gian kéo dài 2.9 tháng với mức giảm trên 21%

Kết luận: Hiện nay bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến khó lường khi các NHTW trên thế giới đang bước vào “cuộc đua” nâng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát khi giá cả tiếp tục leo thang. Trường hợp nền kinh tế Mỹ bước vào giai đoạn suy thoái như nhiều tổ chức dự báo thì sẽ tác động đến toàn bộ bức tranh kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên hiện tại Việt Nam vẫn là quốc gia được nhiều tổ chức uy tín đánh giá có các yếu tố chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tốt… so với thế giới, do đó sức bật của nền kinh tế nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng sẽ tốt hơn nếu kịch bản khủng hoảng xảy ra.