I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
TT giảm sâu do thông tin tiêu cực thế giới
Diễn biến tiêu cực của TTCK thế giới ảnh hưởng mạnh đến TTCK Việt Nam trong tuần HĐTL đáo hạn và ETFs cơ cấu danh mục. VNIndex giảm 5.2% cùng mức giảm trên diện rộng của 345 cổ phiếu so với 51 cổ phiếu tăng. 17/19 ngành giảm điểm, trong đó ngành dịch vụ tài chính (-20.2%), Ô tô phụ tùng (-11.5%) và Tài nguyên cơ bản (-10.9%). Cùng với ngành Ngân hàng (-7.9%), các ngành có tính chu kỳ cao như Chứng khoán, tài nguyên đóng góp phần lớn vào đà giảm của thị trường. Khối ngoại vẫn mua ròng trên 53 triệu USD (ETF Diamond và Fubon đóng góp phần lớn) là điểm sáng trong tuần qua. Ngưỡng hỗ trợ 1,200 điểm đang trở lên khá mong manh dù lực cầu bắt đáy trong tuần ở vùng điểm này khá tốt. Động lực hồi phục đang khá mờ nhạt, diễn biến còn khó lường hơn khi vùng tâm lý trên bị phá vỡ.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV đã bế mạc vào chiều 16/6. 5 luật và 16 nghị quyết đã được thông qua. Quốc hội cũng tập trung trao đổi vấn đề kinh tế – xã hội 2021 và 5 tháng 2022 và trao đổi quyết định những nội dung quan trọng như dự án Vành đai 3 TP Hồ chí Minh, vành đai 4 vùng Thủ đô, các dự án đường bộ cao tốc. Quốc hội cũng quyết nghị kéo dài Nghị quyết 42 (thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD); Điều chỉnh nhằm thực hiện hiệu quả dự án đường Hồ Chí Minh. Nhiều chính sách sau đây sẽ được Chính phủ đẩy mạnh như gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế cũng như hoạt động giải ngân đầu tư công.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch theo chiều hướng tiêu cực và gây ra khá nhiều áp lực đến thị trường chung, trong khi đó, lực đỡ của thị trường đến từ nhà đầu tư tổ chức trong nước và khối ngoại.
Theo thống kê của Fiinpro, nhà đầu tư cá nhân trong nước chấm dứt chuỗi 4 tuần mua ròng liên tiếp trên HoSE bằng việc bán ròng trở lại 2.465 tỷ đồng, trong đó có 2.627 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược hoàn toàn với nhà đầu tư cá nhân trong nước, tổ chức trong nước mua ròng trở lại hơn 1.500 tỷ đồng sau 4 tuần bán ròng liên tiếp trước đó. Nếu chỉ tính theo phương thức khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng hơn 1.700 tỷ đồng.
Cũng có diễn biến tích cực, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị tăng 27% so với tuần trước và đạt 964 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng là 29,8 triệu cổ phiếu. Nếu chỉ xét về khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 927 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
NHTW các nước đồng loạt tăng lãi suất, TTCK giảm sâu
Quyết định tăng lãi suất của FED ảnh hưởng mạnh lên TTCK toàn cầu. TTCK Hoa Kỳ ghi nhận mức giảm bình quân 8%. Các Châu Âu giảm bình quân 3.5%, Nhật Bản giảm 6.7%. Các TTCK Châu Á giảm từ 2 – 5%, ngoại trừ TTCK Trung Quốc tăng 1%. TTCK Trung Quốc đang có diễn biến ngược chiều thế giới khi có 3 tuần tăng điểm liên tiếp nhờ các biện pháp nới lỏng covid và hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và tài khóa. Chỉ số hàng hóa giảm -3.4% do lo ngại triển vọng kinh tế tiêu cực. USD Index tăng nhẹ 0.1%, tăng so với nội tệ của các nước mới nổi và đang phát triển nhưng giảm 2.2% so với đồng Thụy Sỹ. Chính sách tiền tệ thắt chặt và các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng ngắn hạn lên các thị trường trong tuần tới.
FED đã tăng lãi suất thêm 0.75% trong kỳ họp tháng 6, mức mạnh nhất từ 1994 để kìm hãm đà tăng của lạm phát. Chủ tịch FED dự báo lãi suất có thể tăng thêm 0.5% hoặc 0.75% trong kỳ họp tới cũng như cho biết khả năng hạ cánh mềm đang giảm dần vì yếu tố ngoài kiểm soát của FED như cuộc chiến Nga – Ukraine, Covid 19 và gián đoạn nguồn cung. Sau động thái của FED, NHTW các nước như Brazil, Saudi Arabia, Thụy Sĩ và Anh cũng thông báo tăng lãi suất. Tính từ đầu năm đã có 45 quốc gia tăng lãi suất và dự kiến sẽ tiếp tục trong ngắn hạn. ECB cũng phát tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 7 sau 11 năm. Lạm phát chưa có dấu hiệu giảm trong khi cuộc chiến Ukraine, nỗ lực kiềm chế Covid Trung cuộc và đình công công nhân Hàn Quốc vẫn gây nguy cơ gián đoạn và đẩy giá lên cao.

II. TIN VĨ MÔ
Thế giới
- BoE tăng lãi suất 0.25 điểm phần trăm lên 1.25%, mức lãi suất cao nhất của Anh kể từ tháng 1/2009, để kỳ vọng giảm các ảnh hưởng xấu bởi tỷ lệ lạm phát cao, hiện trên 11%.
- Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ tăng lãi suất chính sách thêm 50 điểm phần trăm lên -0.25%.
- Reuters: Nhật Bản nhập siêu 17.80 tỷ USD, mức cao nhất vào tháng 5 kể từ năm 2014, nguyên nhân do giá hàng hóa tăng cao và đồng yên mất giá.
- Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994.
- Theo IEA, nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu của Nga tăng khoảng 11% trong tháng 5, lên khoảng 20 tỷ USD.
- Nguồn cung từ Mỹ và Nga bất ngờ gián đoạn, giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh hơn 15%..
- Số ca mắc Covid-19 tại Bắc Kinh tăng mạnh lên mức cao nhất trong 3 tuần qua, hàng hóa lại ùn ứ vì Trung Quốc tái phong tỏa nhiều khu vực.
- Nikkei Asia: Khoảng 150 công ty có trụ sở tại Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết tại Mỹ do các quy định mới về kiểm toán mới của SEC.
- Bloomberg: Chính phủ Mỹ đang ngầm khuyến khích các công ty nông nghiệp, vận tải biển của nước này mua & vận chuyển phân bón Nga.
- Reuters: NHTW Trung Quốc dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng thứ năm liên tiếp đối với các khoản vay chính sách trung hạn.
- Dow Jones giảm 2.79% xuống 30,516.74 điểm; Nasdaq Composite giảm 4.68% xuống 10,809.23 điểm; S&P 500 giảm 3.88% xuống còn 3,749.63 điểm.
- Wall Street Journal: Fed có thể nâng lãi suất thêm 0.75% vào ngày thứ Tư (15/6), nhiều hơn mức tăng 0.5% như dự báo hiện nay.
- Kinh tế Anh suy giảm tháng thứ 2 liên tiếp, mọi lĩnh vực kinh tế của Anh đều tăng trưởng âm tính theo tháng, gây lên lo ngại về suy thoái.
- Reuters: Anh công bố kế hoạch thay đổi một số quy tắc thương mại hậu Brexit đối với Bắc Ireland mặc cho những cảnh báo từ EU về vi phạm luật pháp quốc tế
Việt Nam
- Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) có điểm đáng chú ý là DN bảo hiểm không được phép đầu tư kinh doanh BĐS, có hiệu lực từ ngày 1/1/2023.
- Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và loạt các cơ chế để gấp rút triển khai hai siêu dự án tại Hà Nội và TP.HCM trị giá 161,191 tỷ đồng.
- HNN: Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống 6 tháng đầu năm 2022 tăng 8.15% so với cuối năm 2021, tập trung ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
- Ngày 15/6, Quốc hội nhất trí phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020, ngân sách bội chi gần 9.3 tỷ USD.
- NHNN không gia hạn Thông tư 14, doanh nghiệp phải cơ cấu nợ trước hạn ngày 30/6.
- Đề án phát triển 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển, trong đó có 3-4 trung tâm kinh tế biển mang tầm quốc tế, thời kỳ đến năm 2030 vừa được trình Thủ tướng.
- Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2022.
- Bộ Công Thương: Ủy ban chống bán phá giá Australia (ADC) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm hợp chất amoni nitrat có xuất xứ từ Việt Nam.
- Việt Nam được thêm trở lại vào danh sách giám sát tiền tệ do không còn đáp ứng cả 3 tiêu chí về đối tác thương mại của Mỹ.
- Chiều 13/6, Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định điều chỉnh tăng giá xăng E5RON92 tăng 882 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 797 đồng/lít, các loại dầu cũng tăng mạnh từ 2,493 đồng/lít – 2,626 đồng/lít.
- Bộ GTVT đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương rà soát quy hoạch, đề xuất xây dựng nút giao kết nối cao tốc Bắc – Nam.
- Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch, vừa được điều chỉnh tăng vốn 1,626 tỷ đồng, từ 5,329 tỷ đồng dự kiến ban đầu tăng lên 6,955 tỷ đồng
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Diễn biến của thị trường thế giới trong bối cảnh VN-Index đang kiểm tra lại đáy ngắn hạn.
- 21/6, Biến bản chính sách tiền tệ Australia; Doanh thu bán lẻ Canada; Doanh thu bán nhà qua sử dụng Hoa Kỳ.
- 22/6, CPI Anh và Canada; Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; Chủ tịch FED điều trần QH.
- 23/6, PMI Australia, Nhật Bản, EU, Anh và Hoa Kỳ; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 24/6, Doanh thu bán nhà mới Hoa Kỳ; CPI Nhật Bản.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

