I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Dòng tiền tiếp tục luân chuyển nhanh trong bối cảnh thanh khoản không tăng trưởng
Đà tăng điểm chững lại sau 2 tuần, VN-Index chỉ tăng nhẹ 0.2% với 11/19 ngành tăng điểm nhưng số lượng cổ phiếu giảm lại áp đảo 231 cổ phiếu giảm so với 150 cổ phiếu tăng điểm. Trong bối cảnh thanh khoản không tăng trưởng, dòng tiền tiếp tục luân chuyển quay lại các ngành Điện nước & xăng dầu khí đốt (+9.4%), Dầu khí (+3.9%), Bán lẻ (+3.8%), Hóa chất (+3.7%). Khối ngoại tiếp tục mua ròng (chủ yếu từ ETF Diamond) cũng là điểm tích cực tuần qua khi giữ cho thị trường ổn định trước áp lực chốt lãi ngắn hạn. Thị trường đang có nhịp nghỉ tạm thời, tích lũy để tạo đà tăng nếu có thông tin hỗ trợ hoặc sự đồng thuận lớn hơn của dòng tiền trong tuần tới.
Các chỉ tiêu vĩ mô tháng 5 và 5T: (1) Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng cao 10.4%; PMI đạt 54.7 điểm, tăng trưởng sản lượng đạt mức cao của 13 tháng; (2) Vốn FDI thực hiện tăng 7.8% cùng kỳ; (3) Thu ngân sách tăng 18.7% cùng kỳ và bội thu 217 nghìn tỷ; (4) Tổng mức bán lẻ 5T tăng 9.7% so cùng kỳ; XK 5T tăng 16.3% trong khi nhập khẩu tăng 14.9%; xuất siêu 5T ước 0.5 tỷ USD; (5) CPI tháng 5 tăng 0.38%; bình quân 5T đạt 2.25% cùng kỳ; chỉ số giá USD tăng 6.65%; bình quân 5T giảm 0.49%; (6) Khách quốc tế tháng 5 tăng 70% so tháng trước và 5T gấp 4.5 lần so cùng. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 5 và 5T 2020 cho thấy nền kinh tế tiếp tục khởi sắc, cân đối vĩ mô đảm bảo tạo đà tăng trưởng sau dịch bệnh. Lạm phát tiếp tục gia tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Khối ngoại và nhà đầu tư cá nhân trong nước đóng vai trò nâng đỡ thị trường trong khi các tổ chức trong nước đẩy mạnh “xả hàng”.
Theo dữ liệu từ FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 835 tỷ đồng ở sàn HoSE, tăng 93% so với tuần trước, trong đó có 262 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Cũng có diễn biến tích cực, khối ngoại mua ròng trở lại 1.982 tỷ đồng ở sàn HoSE, tương ứng khối lượng mua ròng là gần 50 triệu cổ phiếu, trong đó chỉ có 296 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) mua ròng khoảng 94 tỷ đồng (giảm 89% so với tuần trước đó), tuy nhiên, nếu tính về khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 193 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
TTCK Hoa Kỳ duy trì đà tăng ấn tượng tuần thứ 2 liên tiếp
Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ tiếp tục hồi phục bình quân 5%, vượt trội so với các nước phát triển và TTCK các nước khu vực. Ở khu vực ngoại trừ TTCK Indonesia và Trung Quốc tăng lần lượt 4.3% và 2.3%, các thị trường khác có biến động tăng giảm không đáng kể. Mặc dù giá dầu vẫn tiếp tăng, chỉ số hàng hóa Bcom Index đi ngang với sự phân hóa tăng giảm ngược chiều của nhiều mặt hàng. Cũng tương đồng thị trường hàng hóa, USD Index cũng có tuần đi ngang cho dù USD tăng 2.2% so với JPY nhưng lại giảm -1.2% so với NDT. Đồng NDT hồi phục cũng phản ánh tâm lý tích cực khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch và cũng giảm bớt áp lực lên giá của USD so với nội tệ của các nước khu vực đang phát triển và mới nổi.
Lạm phát EU tăng lên mức 8.1% vào tháng 5, cao hơn mức 7.4% tháng 4 và dự báo 7.5%. Đà tăng mạnh đến từ giá năng lượng, giá thực phẩm và đồ uống có cồn, thuốc lá. Tình hình lạm phát còn diễn biến phức tạp khi lãnh đạo EU thống nhất cấm 90% dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022. Điều này càng củng cố cho khả năng ECB thực hiện tăng lãi suất tại kỳ họp tháng 7 tương tự những gì FED đã thực hiện vào tháng 3. Đi ngược lại xu hướng thắt chặt của thế giới, Trung Quốc đã công bố gói gồm 33 biện pháp bao trùm các lĩnh vực tài chính, đầu tư và sản xuất để vực dậy nền kinh tế sau thời gian thực hiện phòng tỏa gắt gao. Mặc dù có những vận động trái chiều về chính sách giữa các nước lớn, việc Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế cũng là thông tin tích cực mang lại kỳ vọng lạm phát thế giới sẽ dần hạ nhiệt khi hàng hóa được lưu thông thuận lợi hơn.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- VASEP: Luỹ kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đạt kim ngạch trên 4.6 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Tổng cục Thống kê: Tổng thu NSNN 5 tháng đầu năm ước đạt 806,400 tỷ đồng, thực hiện 57% dự toán năm và tăng 18.7% so với cùng kỳ năm trước.
- Để đảm bảo bình ổn giá xăng, chính phủ Malaysia đồng ý xuất sang Việt Nam 300,000 lít xăng với giá thấp bằng nửa giá xăng Việt Nam
- Nikkei: Lần đầu tiên trong lịch sử, Apple đưa một số hoạt động sản xuất iPad ra khỏi Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam.
- Phó Thủ tướng đề nghị xem xét đầu tư 4,000 tỷ đồng xây hơn 10 km cao tốc Bắc Ninh – Phả Lại.
- NSNN bội thu hơn 200 ngàn tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2022.
- Chỉ số PMI Việt Nam đã tăng lên 54.7 vào tháng 5 từ 51.7 vào tháng 4, báo hiệu sự cải thiện rõ rệt về sức khỏe của khu vực sản xuất kinh doanh vào giữa quý II.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương: Quốc hội đã có Nghị quyết về tạm dừng xây dựng điện hạt nhân Ninh Thuận nhưng không hủy bỏ nên chưa có cơ sở xét đến việc bỏ quy hoạch điện hạt nhân này.
- Kỳ điều hành giá ngày 1/6, giá xăng RON95 được dự báo có thể vượt mốc 31,000 đồng/lít bởi giá xăng dầu thế giới những ngày qua chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
- NHNN: Tăng trưởng toàn hệ thống tín dụng đến cuối tháng 5 đạt 7,75% so với năm 2021.
- Ngày 30/5, Bộ Công Thương sẽ trình Chính phủ Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã được hoàn thiện vào tháng 6 tới.
- Tổng cục Thống kê: 5 tháng đầu năm 2022 chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tính tăng 8.3% so với cùng kỳ, nổi bật là ngành chế biến, chế tạo tăng 9.2%.
- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất trong năm 2022, có hiệu lực từ ngày 28/5/2022 đến hết ngày 31/12/2022
Thế giới
- Lạm phát giá cả tiêu dùng tại Anh trong tháng 5 tăng lên mức 2.8%, cao nhất kể từ tháng 7/2011.
- ISM: Chỉ số chế tạo của Mỹ đã tăng trưởng từ mức 55.4 (tháng 4) lên 56.1 trong tháng 5.
- OPEC+ nhất trí nâng sản lượng dầu cao hơn dự báo ở mức 648,000 thùng/ngày trong tháng 7-8/2022.
- Thị trường lao động Mỹ ổn định trong tháng 5, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ được dự báo giảm xuống mức 3.5%, thấp nhất kể từ năm 1969.
- OPEC cân nhắc loại Nga khỏi các thoả thuận dầu mỏ.
- Reuters: Ủy ban châu Âu đã phê duyệt 23.9 tỷ euro viện trợ không hoàn lại và 11.5 tỷ euro cho vay giá rẻ cho Ba Lan sau khi nước này thực hiện cải cách tư pháp.
- Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố gói vũ khí trị giá 700 triệu đô la mới cho Ukraine.
- Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố một gói 33 biện pháp bao trùm các lĩnh vực tài chính, đầu tư và sản xuất để vực dậy nền kinh tế sau thời gian thực hiện Zero Covid.
- Eurostat: Lạm phát tại 19 quốc gia thành viên Eurozone tăng lên 8.1% trong tháng 5 so với mức 7.4% trong tháng 4, gây sức ép lên ECB trong việc quyết định tăng lãi suất.
- Reuters: Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đồng ý một lệnh cấm vận nhập khẩu dầu thô của Nga sẽ có hiệu lực hoàn toàn vào cuối năm nay.
- Preqin: Các quỹ đầu tư mạo hiểm thoái vốn đầu tư tại Trung Quốc, huy động từ đầu năm 2022 đến nay được 3.1 tỷ đô la để chuyển hướng sang thị trường ASEAN và Ấn Độ.
- Financial Times: Các NHTW đang đẩy nhanh quá trình nâng lãi suất trên khắp thế giới, với hơn 60 đợt nâng lãi suất đã được thực hiện trong 3 tháng qua.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV dự kiến họp từ 23/5 đến 17/6, các nội dung chất vấn thành viên Chính phủ về lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, thông tin và truyền thông, giao thông vận tải, nông nghiệp và nông thôn
sẽ là tâm điểm trong tuần tới. - Khối ngoại duy trì mua vào tích cực, hoạt động mua ròng đến từ các quỹ ETFs.
- 7/6, Báo cáo tiền tệ và lãi suất NHTW Australia; Cán cân thương mại Hoa Kỳ; PMI Anh.
- 8/6, GDP Nhật; Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh EU; Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 9/6, Cán cân thương mại, cung tiền M2 Trung Quốc; Biên bản chính sách tiền tệ ECB; Đơn xin trợ cấp lần đầu Hoa Kỳ.
- 10/6, CPI Trung Quốc, Hoa Kỳ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và báo cáo ngân sách Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

