Index | Close | % |
Dow Jones | 32,813.10 | -0.54% |
Dầu WTI | 113.2 | -1.28% |
Vàng | 1,846.22 | +0.50% |
Tỷ giá | 23,201 | +0.07% |
Thông tin vĩ mô
- OPEC+ cân nhắc loại Nga khỏi kế hoạch sản lượng, giá dầu ‘hạ nhiệt’. Giá dầu giảm trong phiên giao dịch 31/5 sau khi xuất hiện thông tin Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) tạm thời loại Nga ra khỏi kế hoạch sản lượng của khối. Một số quốc gia vùng Vịnh đã ngay lập tức lên kế hoạch gia tăng sản lượng trong một vài tháng tới, nhằm bù đắp sản lượng dầu mỏ thiếu hụt từ Nga, theo thông tin thu thập bởi Wall Street Journal. Giá dầu Brent tương lai giao tháng 8 giảm 2 USD, tương đương 1,7%, còn 115,6 USD/thùng sau khi tăng lên 120,8 USD/thùng hồi đầu phiên. Giá dầu Brent giao tháng 7, đáo hạn trong ngày 31/5, tăng 1,17 USD, tương đương 1%, lên 122,84 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 0,4 USD, tương đương 0,4% so với thời điểm chốt phiên giao dịch ngày thứ 6, xuống 114,67 USD/thùng. Trước đó, giá dầu WTI tăng lên 118,98 USD/thùng, cao nhất kể từ 9/3. Giao dịch tạm dừng trong ngày Lễ Tưởng niệm 30/5 tại Mỹ.
- Nga siết xuất khẩu phân bón đến hết năm nay. Nội các Nga cho biết chính phủ nước này đã phê duyệt việc tiếp tục áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón cho đến cuối năm nay, hãng tin Tass đưa tin. “Chính phủ đã quyết định tiếp tục áp đặt hạn ngạch xuất khẩu phân bón nitơ và NPK. Thời gian áp dụng từ 1/7 đến 31/12 năm nay”, nguồn tin từ Nội các Nga cho hay. Khối lượng xuất khẩu phân bón nitơ trong thời hạn trên là 8,3 triệu tấn, loại NPK là 5,9 triệu tấn. Động thái của Moscow nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung nội địa và giá lương thực tăng cao. Hồi tháng 11/2021, Nga cũng giới hạn xuất khẩu phân bón trong 6 tháng. Nước này cho phép bán 5,9 triệu tấn phân bón nitơ và 5,35 triệu tấn phân NPK, áp dụng từ 1/12/2021 đến ngày 31/5/2022. Theo Reuters, Nga cung cấp khoảng 22% lượng amoniac xuất khẩu toàn cầu, 14% lượng ure của thế giới và khoảng 14% phân bón MAP. Trung Quốc cũng có những biện pháp hạn chế bán phân bón ra nước ngoài. Giữa tháng 10/2021, Trung Quốc đã liệt kê 29 loại phân xuất khẩu sẽ nằm trong phạm vi bị kiểm soát, theo dõi chặt chẽ, trong đó có ure, NPK.
- Giá khí đốt giảm gần 9% trong một ngày. Theo Trading Economics, giá khí đốt tại Anh ngày 1/6 là 168 xu Anh/therm (2,1 USD/tấn), giảm 8,6% so với ngày trước đó. Hiện giá thấp hơn đỉnh tháng 3 khoảng 70%. Giá khí đốt tại châu Âu là 88 euro/mwh (94 USD/mwh), giảm 6% so với ngày trước đó. Trong khi đó, giá tại Mỹ tăng 1,6% so với ngày trước đó, nhưng vẫn thấp hơn đỉnh 25/5 khoảng gần 10%. Trong diễn biến mới đây, ngày 30/5, Công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan thông báo Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này sau khi Hà Lan từ chối thanh toán bằng đồng ruble. Theo thông báo của GasTerra, Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này từ ngày 31/5. Gazprom sau đó cũng cho biết sẽ dừng các dòng khí đốt đến Công ty năng lượng Orsted của Đan Mạch kể từ 1/6 vì không thanh toán bằng đồng ruble. Theo viện nghiên cứu châu Âu Bruegel, khoảng 4% trong tổng tiêu thụ năng lượng của Đan Mạch là từ khí đốt Nga.
- PMI tháng 5 đạt gần 55 điểm, sản lượng tăng cao nhất 13 tháng. IHS Markit vừa công bố báo cáo cho thấy Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 5 của Việt Nam đạt 54,7 điểm, cao hơn mức 51,7 điểm của tháng trước, cho thấy các điều kiện sản xuất, kinh doanh của ngành đã cải thiện ở mức tốt nhất trong hơn một năm trở lại đây. Trong đó, sản lượng tăng mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021, số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng mạnh khiến các nhà sản xuất tăng hoạt động nguyên liệu sản xuất và tuyển dụng lao động. Các nhà sản xuất cho biết sản lượng tháng vừa rồi tăng mạnh và nhanh nhất trong 13 tháng trở lại đây là nhờ số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng với tốc độ đáng kể khi sức cầu được cải thiện. Đơn hàng xuất khẩu mới dù có chịu ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 của Trung Quốc nhưng vẫn ghi nhận mức tăng trưởng nhanh hơn, đóng góp vào việc tăng sản lượng của tháng 5. Với việc số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhanh và mạnh như vừa nêu các nhà sản xuất phải đẩy mạnh tuyển dụng lao động tháng thứ 2 liên tiếp với mức nhanh và mạnh nhất kể từ tháng 4/2021. Báo cáo của IHS Markit còn cho thấy tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 có dấu hiệu chậm lại nhờ đó chi phí đầu vào và giá bán thành phầm đều tăng chậm nhất kể từ tháng 3/2022. Các nhà sản xuất cũng cho biết chi phí dầu và khí đốt tăng, cùng với mức tăng của phí vận chuyển cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã chuyển gánh nặng giá cả sang cho khách hàng bằng cách tăng giá bán.
- Việt Nam sản xuất thành công vaccine phòng bệnh tả lợn châu Phi. Sáng 1/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức họp báo thông tin kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi. Dự kiến ngày 3/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chính thức công bố thành tựu này, đồng thời cấp phép lưu hành. Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết Việt Nam đã chính thức sản xuất được vaccine thương mại phòng bệnh tả lợn châu Phi, đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, bảo đảm vô trùng, an toàn và hiệu lực, độ dài miễn dịch kéo dài 6 tháng. Từ đó, góp phần bảo vệ an toàn cho chăn nuôi, sản xuất lợn thịt. Việc sản xuất thành công vaccine thương mại phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi là sự kiện lịch sử. Vaccine được công bố có tên thương mại NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương Navetco.
- Lạm phát Sri Lanka lên kỷ lục. Lạm phát của Sri Lanka đã tăng lên mức kỷ lục vào tháng 5 trong tình trạng thiếu lương thực và nhiên liệu. Số liệu công bố ngày 1/6 của Cục Điều tra và Thống kê Sri Lanka cho biết chỉ số giá tiêu dùng Colombo (CCPI) trong tháng 5 đã tăng 39,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức 29,8% của tháng trước đó. Con số này cũng nhanh hơn mức dự báo 35% của các nhà kinh tế do Bloomberg khảo sát. Trong các chỉ số thành phần, lạm phát lương thực tăng 57,4%, trong khi giá các mặt hàng phi thực phẩm tăng 30,6%. Ngân hàng Trung ương Sri Lanka tháng qua giữ nguyên lãi suất và đã dự đoán lạm phát sẽ chạm mốc 40% trong bối cảnh thiếu hụt các mặt hàng thiết yếu do không có USD để thanh toán cho hàng nhập khẩu.
- Phố Wall giảm điểm trong phiên đầu tháng 6. Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên biến động ngày thứ Tư (01/6), trong bối cảnh lo ngại về sức khỏe nền kinh tế, khi Phố Wall bước vào một tháng mới sau tháng 5 đầy biến động. Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số Dow Jones rớt 176.89 điểm (tương đương 0.5%) xuống 32,813.23 điểm. Chỉ số này đã tăng hơn 280 điểm tại mức đỉnh trong phiên và giảm 400 điểm tại mức đáy trong phiên. Chỉ số S&P 500 mất 0.8% còn 4,101.23 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite lùi 0.7% xuống 11,994.46 điểm. Nhóm cổ phiếu tài chính là lĩnh vực có diễn biến tồi tệ nhất thuộc S&P 500 vào ngày thứ Tư. Cổ phiếu Goldman Sachs và JPMorgan Chase đều giảm hơn 1%. Các cổ phiếu nguyên vật liệu thường liên quan đến chu kỳ kinh tế thuộc một trong những ngành giảm mạnh nhất thuộc S&P 500. Cổ phiếu Albemarle sụt 7.8% và cổ phiếu Mosaic mất 6.1%. Nhóm cổ phiếu du lịch cũng gặp khó khăn trong ngày thứ Tư. Cổ phiếu Norwegian Cruise Line và United Airlines đều giảm 4.5%. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu Salesforce vọt 9.9% sau khi báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 tốt hơn dự báo. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay, với 1 lần nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Ngân hàng trung ương cũng phát tín hiệu dự định tiếp tục nâng lãi suất để đối phó với lạm phát. Vào ngày thứ Tư, Chủ tịch Fed khu vực San Francisco, Mary Daly, cho biết bà ủng hộ việc nâng lãi suất một cách quyết liệt cho đến khi lạm phát suy giảm. Những lo ngại về chính sách tiền tệ thắt chặt thậm chí còn tăng lên vào ngày thứ Tư, sau khi Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho biết chỉ số PMI sản xuất tăng từ 55.4 trong tháng trước lên 56.1 trong tháng 5. Trong khi đó, tỷ lệ tuyển dụng giảm mạnh trong tháng 4, nhưng vẫn ở mức cao so với lịch sử.
Tin doanh nghiệp
- NBB: Năm Bảy Bảy (NBB): Sau khi cổ phiếu chạm đỉnh lịch sử, CII tiếp tục muốn bán thêm 10 triệu cổ phiếu
- OPC: Dược phẩm OPC (OPC): Người thân lãnh đạo đồng loạt đăng ký bán ra
- VCI: Chứng khoán Bản Việt (VCI) bán ra 200.000 cổ phiếu Hà Đô (HDG)
- NDN: Nhà Đà Nẵng (NDN) tái bổ nhiệm quyền Kế toán trưởng
- VPR: Vinaprint (VPR): Vừa được bổ nhiệm, quyền Tổng giám đốc đăng ký mua lượng lớn cổ phiếu
- BLT: Lương thực Bình Định (BLT) chia cổ tức khủng, hơn 100% bằng tiền
- TCH: Tài chính Hoàng Huy (TCH): Lợi nhuận giảm 41,2%, gửi ngân hàng gần 8.700 tỷ đồng
- CLX: Cholimex (CLX): Transimex đăng ký bán gần 3,5 triệu cổ phiếu
- CSV: Hóa chất Cơ bản miền Nam (CSV) chi 66,3 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 15%
Diễn biến thị trường Phiên 01.06.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm tương đồng với diễn biến chứng khoán Châu Á sau khi IHS Markit công bố chỉ số Quản lý thu mua PMI lĩnh vực sản xuất trong tháng 5 của Trung Quốc tăng so với trước đó.
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo giá xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng nửa cuối năm, nhờ nhu cầu thị trường vẫn lớn, đặc biệt sau khi các doanh nghiệp trở lại với các hoạt động và sự kiện xúc tiến thương mại như Hội chợ Thuỷ sản tại Bắc Mỹ tháng 3 và Hội chợ Thuỷ sản tại Tây Ban Nha tháng 4, cổ phiếu ngành thủy sản tăng ở VHC (+6.8%), ANV (+6.8%).
- Bộ Xây dựng cho biết, do ảnh hưởng của việc tăng giá các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất xi măng như xăng dầu, than … đều tăng nên trong quý I/2022, xi măng đã có sự tăng giá, nhiều doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá bán xi măng ra thị trường, cổ phiếu ngành xi măng tăng ở HT1 (+1.5%).
- Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho biết lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga của Liên minh châu Âu (EU) vẫn sẽ gây ra những thiệt hại nhất định cho Điện Kremlin, cũng như gia tăng áp lực lạm phát tại EU khi giá nhiên liệu chắc chắn sẽ tăng cao như một hệ lụy của lệnh cấm, cổ phiếu ngành dầu khí tăng ở PVD (+3.5%), PVS (+3.9%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 01.06.2022
- VNIndex diễn biến rung lắc trong phiên trước khi sớm hồi phục và mở rộng đà tăng tích cực về cuối phiên.
- Lực cầu sớm nhập cuộc trở lại khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ gần quanh 1280 (+-5), tương ứng với MA5, giúp cho chỉ số một lần nữa tiếp cận ngưỡng cản tâm lý quanh 1300. Mặc dù rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu, VNIndex đang có nhiều cơ hội mở rộng nhịp hồi phục tích cực và hướng lên ngưỡng cản kế tiếp quanh 1320.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế trung hạn nhưng kê chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu tiếp cận các ngưỡng cản đã đề cập.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Đã xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ
- Tuy nhiên NĐT cần xác định rằng VNINDEX đã vào Downtrend nên việc có xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ thì Thị trường cũng khó tăng kéo dài
- Nên nhịp hồi phục sắp tới là cơ hội cho các NĐT cầm tiền chờ cơ hội bắt đáy và là cơ hội cơ cấu danh mục đối với các NĐT đang giữ nhiều cổ phiếu
- Vùng mục tiêu cho nhịp hồi phục ở quanh 1330-1350 điểm