Index | Close | % |
Dow Jones | 33,213.55 | +1.76% |
Dầu WTI | 117.61 | +1.73% |
Vàng | 1,852.53 | +0.14% |
Tỷ giá | 23,180 | -0.06% |
Thông tin vĩ mô
- Giá than mất mốc 400 USD/tấn, khí đốt tăng 8%. Giá than tương lai tại Australia ngày 30/5 là 390 USD/tấn, giảm hơn 4% so với cuối tuần trước.Giá than hiện thấp hơn đỉnh khoảng 7%. Giá thành tăng cao do lo ngại nguồn cung thắt chặt khi các nước phương Tây tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hệ thống tài chính và các sản phẩm năng lượng của Nga sau cuộc chiến tại Ukraine. Bộ Tài chính Trung Quốc đã cắt giảm thuế nhập khẩu đối với tất cả các loại than xuống 0% từ ngày 1/5/2022 đến 31/3/2023 để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh giá cả thế giới tăng cao. Trước đó, trong tháng 4, nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng 43% so với tháng 3. Việc mua hàng tích trữ do lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine đã thúc đẩy nhập khẩu. Về giá khí đốt, mặt hàng này tại Anh tăng 7,6% so với cuối tuần trước và ở mức 165 xu Anh/therm (2,1 USD/therm). Từ giữa tháng 4 đến nay, giá mặt hàng này dao động từ 130 xu Anh/therm (1,6 xu Anh/therm) đến 180 xu Anh/therm (2,3 USD/therm). Giá khí đốt tại châu Âu là 88 euro/mwh (95 USD/mwh), tăng 1% so với cuối tuần trước. Giá tại Mỹ là 8,8 USD/MMBtu, tăng 1,2% so với cuối tuần trước và tiến sát đỉnh 9 USD/MMBtu ghi nhận đầu tháng 5. Thị trường khí đốt, đặc biệt là châu Âu, bị tác động lớn bởi cuộc chiến tại Ukraine vì Nga là nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Theo Reuters, kho trữ khí đốt Haidach của Áo không thể nhận thêm khí đốt tự nhiên trước mùa đông tới do bị tập đoàn Gazprom của Nga cắt nguồn cung.
- Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc tăng gần 1,5%. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 30/5 là 4.749 nhân dân tệ/tấn (708 USD/tấn), tăng gần 1,5% so với cuối tuần trước. Giá mặt hàng này liên tục giảm từ đầu tháng 5, sau đó đảo chiều từ ngày 25/5. Trong 5 ngày qua, giá mặt hàng này liên tục tăng và nhích lên 3%. Cuối tuần trước, giá giao ngay của nhiều loại thép tại Trung Quốc hồi phục sau gần một tháng giảm liên tiếp. Giá thép cuộn cán nóng ngày 27/5 là 4.816 nhân dân tệ/tấn (718 USD/tấn), tăng 1,1% so với ngày 26/5 sau khi giảm trong ba ngày trước đó. Trong tuần trước, giá mặt hàng này giảm 0,7%. Giá thép cuộn cán nguội ở mức 5.386 nhân dân tệ/tấn (804 USD/tấn, tăng 0,3% so với ngày 26/5 sau khi giảm liên tục từ đầu tháng 5. Trong tuần trước, giá loại thép này giảm 0,8%. Thép thanh vằn giao ngay tăng 0,2% lên 4.685 nhân dân tệ/tấn (699 USD/tấn) sau gần một tháng giảm liên tiếp. Tiêu thụ thép giảm trong thời gian vừa qua tại Trung Quốc vì Covid-19. Các chuyên gia trong ngành cho rằng tiêu dùng, sản xuất sẽ tăng lên khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ nhưng nền kinh tế sẽ mất thời gian để hấp thụ hoàn toàn tất cả các biện pháp kích thích.
- Tháng 5, doanh thu du lịch lữ hành tăng hơn 324%. Báo cáo kinh tế – xã hội vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 ước đạt 477.300 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh nhất, với doanh thu tăng 324,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, kết quả này có được là nhờ đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường của những năm trước dịch Covid-19, nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31 làm cho hoạt động thương mại, dịch vụ trong tháng 5 trở nên nhộn nhịp và sôi động. Tính chung 5 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 2,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ 2021. Tổng cục Thống kê cho rằng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng có quy mô cao hơn và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh.
- Bộ Công Thương thúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn cung cấp xăng dầu theo cam kết. Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) về việc hoạt động của Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Bộ Công Thương đề nghị NSRP cùng các bên tham gia góp vốn vào liên doanh này khẩn trương thống nhất giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc để bảo đảm Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn hoạt động ổn định, hiệu quả. Bộ Công Thương nhấn mạnh với vai trò là một thương nhân sản xuất xăng dầu, NSRP có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Nghị định 83 năm 2014 và Nghị định 95 năm 2021 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các cam kết theo hợp đồng cung cấp sản phẩm xăng dầu cho thị trường trong nước đã ký kết. Liên hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn là nhà sản xuất lớn nhất về xăng dầu để cung cấp cho thị trường trong nước (với khoảng 35%). Tuy nhiên, việc “trục trặc nội bộ” đã khiến công suất nhà máy giảm mạnh từ đầu năm nay, có lúc chỉ còn 55%, khiến cho nguồn cung xăng dầu nội địa bị khan hiếm. Trước tình thế đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu 10 doanh nghiệp đầu mối lớn tăng lượng nhập khẩu thêm khoảng 2,4 triệu m3 trong quý II, và nhờ vậy nhà điều hành đã tính tới tình huống “không tính lượng cung ứng từ Nghi Sơn” cho kịch bản điều hành thị trường xăng dầu trong quý II.
- Thứ trưởng Tài chính: Sớm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX, nghiên cứu sửa tiêu chí rổ VN30. Theo thứ trưởng Bộ Tài chính, Sở GDCK Việt Nam (VNX) nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, xây dựng hệ thống cảnh báo đối với các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi một số tiêu chí của chỉ số VN30. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa tổ chức Hội nghị công tác chỉ đạo điều hành 5 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, người trực tiếp phụ trách, chỉ đạo, điều hành UBCKNN đã đưa ra một số nội dung cần thực hiện trong những tháng cuối năm nay. Cụ thể như đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn hiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành, tạo điều kiện để triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường chửng khoán trong thời gian tới. Sở GDCK Việt Nam (VNX) nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, xây dựng hệ thống cảnh báo đối với các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi một số tiêu chí của chỉ số VN30. Về nâng hạng TTCK, UBCKNN tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, chủ động đề xuất với Bộ Tài chính để trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để TTCK Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Tin doanh nghiệp
- DHC: Năm 2022, lợi nhuận Đông Hải Bến Tre (DHC) dự kiến giảm 6,5% về 450 tỷ đồng
- SJG: Sông Đà (SJG): Nhiều “con”, hiệu quả sử dụng tài sản thấp
- VCG: Vinaconex (VCG) dự kiến góp 133,19 tỷ đồng thành lập pháp nhân mới tại Quảng Ninh
- GVR: Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Năm 2022, tập trung đầu tư phát triển dự án Khu công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi
- G36: Tổng công ty 36 (G36): Anh Chủ tịch đã mua xong 1,52 triệu cổ phiếu
- OPC: Dược phẩm OPC (OPC) dự kiến phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 145%
- GEE: Gelex Electric (GEE) chốt danh sách cổ đông chia cổ tức 6% bằng tiền mặt
- TCM: Dệt may Thành Công (TCM) phát hành hơn 10,68 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 15%
- BFC: Phân bón Bình Điền (BFC) chốt danh sách trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 20%
Diễn biến thị trường Phiên 30.05.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán Châu Á, sau khi Thượng Hải công bố một loạt các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế sau thời gian dài phong tỏa và Bắc Kinh dần nới lỏng kiểm soát dịch bệnh.
- Theo số liệu Tổng cục Thống kê, dịch vụ du lịch lữ hành phục hồi mạnh nhất, với doanh thu tăng 324.3% so với cùng kỳ năm trước, nhờ đời sống sinh hoạt của người dân trở về trạng thái bình thường của những năm trước dịch Covid19 và nhu cầu du lịch tăng mạnh cùng với sự kiện SEA Games 31, cổ phiếu ngành hàng không tăng ở HVN (+3%), VJC (+4.3%).
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cá tra đã có sự phục hồi xuất khẩu tốt từ những lợi thế do nguồn cung cá thịt trắng từ Nga bị gián đoạn, cá tra nằm trong nhóm xuất khẩu tỷ USD, cổ phiếu ngành cá tra tăng ở ANV (+3.7%), VHC (+0.5%).
- Tradition Energy cho biết nhu cầu dầu sẽ tăng cao trong tuần này có thể khiến giá dầu tăng khi người dân Mỹ ra đường đông vào dịp kỳ nghỉ lễ tưởng niệm, cổ phiếu dầu khí tăng ở PVD (+0.5%), PVS (+2.8%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 30.05.2022
- VNIndex trải qua một nhịp rung lắc đầu phiên trước khi mở rộng đà tăng điểm về cuối phiên.
- Sau 1 tuần hồi phục tích cực, áp lực chốt lời ngắn hạn có thể sẽ gia tăng tại vùng giá cao và các nhịp rung lắc sẽ tiếp tục xuất hiện trong các phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng rủi ro điều chỉnh mạnh sẽ chưa đáng ngại chừng nào chỉ số chưa tiếp cận các vùng cản đáng lưu ý, gần là quanh 130x và tích cực hơn là 133x.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế trung hạn nhưng kê chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn khi giá cổ phiếu tiếp cận các ngưỡng cản đã đề cập.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Đã xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ
- Tuy nhiên NĐT cần xác định rằng VNINDEX đã vào Downtrend nên việc có xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ thì Thị trường cũng khó tăng kéo dài
- Nên nhịp hồi phục sắp tới là cơ hội cho các NĐT cầm tiền chờ cơ hội bắt đáy và là cơ hội cơ cấu danh mục đối với các NĐT đang giữ nhiều cổ phiếu
- Vùng mục tiêu cho nhịp hồi phục ở quanh 1330-1350 điểm