I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Giữ đà hồi phục, dòng tiền vận động ngành rõ rệt hơn
Cùng nhịp hồi phục của TTCK thế giới, VN-Index ghi nhận mức 3.6%, duy trì đà tăng tuần thứ 2 liên tiếp. Thị trường ghi nhận 293 cổ phiếu và 16/19 ngành tăng điểm. Nếu như tuần trước thị trường tăng đều nhờ hoạt động bắt đáy và tập trung vào dầu khí, dịch vụ tài chính; vận động dòng tiền dịch chuyển sang các nhóm ngành Công nghệ thông tin (+12.3%), Bán lẻ (+10.75%); Hàng cá nhân và gia dụng (8.8%) qua đó giúp VN-Index giữ vững đà tăng trong bối cảnh thị trường tăng điểm trong nghi ngờ với thanh khoản chưa cải thiện rõ ràng. Mặc dù thị trường đang chuyển biến tích cực, chúng tôi cho rằng VN-Index còn phải vượt qua ngưỡng tâm lý 1,300 điểm và 1,350 – 1,360 điểm để xác nhận xu hướng ngắn trung hạn qua thu hút dòng tiền hình thành các nhịp tăng trưởng về giá đồng hành tăng trưởng thanh khoản trong tháng 6.
NHNN tổ chức Hội nghị hướng dẫn triển khai hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn Ngân sách 40 nghìn tỷ theo Nghị định 31 và thông tư 03. Gói hỗ trợ là một phần trong chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT – XH được quốc hội thông qua vào đầu năm 2022. Chương trình thực hiện trong 2 năm 2022 – 2023 với quy mô vòng quay khoảng 2 triệu tỷ vốn vay cho các ngành hàng không, vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm; lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan; hoạt động dịch vụ thông tin; cho vay cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua. Với những chuyển biến hiện, gói hỗ trợ kỳ vọng sớm triển khai.

Trong tuần 23-27/5, dòng tiền của cá nhân trong nước và khối tự doanh đóng vai trò nâng đỡ VN-Index, trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại có những biến động tiêu cực.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục mua ròng 432 tỷ đồng ở sàn HoSE, giảm 75% so với tuần trước, trong đó chỉ có 42,5 tỷ đồng được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh.
Cũng có biến động tích cực, khối tự doanh CTCK mua ròng trở lại hơn 852 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này mua ròng 940 tỷ đồng theo phương thức khớp lệnh.
Trái ngược với cá nhân trong nước và khối tự doanh, tổ chức trong nước bán ròng 897 tỷ đồng (473 tỷ đồng thông qua phương thức khớp lệnh).
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này đẩy mạnh bán ròng 388 tỷ đồng ở sàn HoSE (gấp 2,7 lần so với tuần trước). Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã HPG với 332 tỷ đồng. Hai mã chứng khoán là SSI và VND bị bán ròng lần lượt 236 tỷ đồng và 223 tỷ đồng. VIC và DXG cũng đều bị bán ròng trên 100 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được mua ròng mạnh nhất với giá trị 428 tỷ đồng. Hai mã phân bón là DCM và DPM được mua ròng lần lượt 192 tỷ đồng và 147 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
TTCK Hoa Kỳ hồi phục mạnh sau chuỗi 7 tuần giảm điểm liên tiếp
Các chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ có nhịp hồi phục mạnh bình quân 4% trong tuần qua sau chuỗi lao dốc 7 tuần liên tiếp. Kết quả khởi sắc từ lĩnh vực bán lẻ và đơn xin trợ cấp giảm giúp NĐT lạc quan hơn về triển vọng nền kinh tế. Các TTCK Châu Âu duy trì đà tăng tích cực trong khi Việt Nam dẫn đầu đà hồi phục của TTCK các nước khu vực. Dấu hiệu tích cực từ Trung Quốc cũng như khi khan hiếm nguồn cung kéo theo nhiều mặt hàng hóa tăng giá giúp chỉ số Bcom tăng 2.2%, giá thép cán nguội là ngoại lệ khi giảm -13.4% so tuần trước. USD Index giảm -1.4%, ghi nhận tuần giảm thứ 2 liên tiếp. Mức giảm 1.6% với EUR, CHF và vẫn tăng so với các nước mới nổi và đang phát triển như tăng 0.3% so với NDT và 0.1% so với VND.
Biên bản FOMC, các quan chức cho rằng FED cần đẩy nhanh lãi suất để giảm tốc độ lạm phát tăng nhanh nhất 40 năm qua. Lãi suất kỳ vọng có 3 lần tăng FED dự kiến sẽ thực hiện ít nhất 3 lần 0.5% trong các tháng tới, lên mức 2.5 – 2.75% vào cuối năm 2022. Lạm phát làm tâm điểm khi có tới 60 lần được nhắc tới. Các quan chức đều bày tỏ lo ngại lạm phát dù tin tưởng chính sách FED và sự bớt căng thẳng trong chuỗi cung ứng có thể giúp cải thiện tình hình. Chủ tịch FED cũng cho biết có nhiều sự kiện lớn, sự kiện địa chính trị diễn ra khớp thế giới đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế trong năm tới và lâu hơn. Vì vậy, câu hỏi iệu nền kinh tế có thể thực hiện hạ cánh mềm hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố mà FED không kiểm soát được.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xem xét tạm ngưng quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
- Bộ GTVT: Lũy kế 5 tháng đầu năm giải ngân được 15,080 tỷ đồng, đạt gần 30% kế hoạch năm.
- NHNN đã ban hành Thông tư 03/2022 hướng dẫn NHTM thực hiện hỗ trợ lãi suất.
- Bốn dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây được thúc tiến độ để hoàn thành cuối năm 2022.
- Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ triển khai áp dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc đối với mặt hàng đường mía nhằm ngăn chặn buôn lậu.
- Cục Hàng hải Việt Nam đang nhanh chóng hoàn thiện 3 đề án lập quy hoạch cảng cạn và dự kiến trình Bộ Giao thông vận tải vào cuối tháng 5.
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật đất đai sửa đổi sang kỳ họp thứ 4 nhưng vẫn giữ quy trình xem xét.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM: Lượng kiều hối đổ về địa phương này quý 1/2022 đạt 1.775 tỷ USD, tăng 14.2% so với cùng kỳ.
- Tại kỳ họp thứ 3, UBKT của Quốc hội thống nhất với Chính phủ kéo dài áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu.
- Cục Hàng Hải Việt Nam: Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022 đạt gần 241 triệu tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021.
- Quý 1/2022, DT từ 54 dự án BOT đang hoàn vốn đạt 3,286 tỷ đồng. Các trạm BOT đang khẩn trương triển khai thu phí không dừng trong quý 2.
- Sáng 23/5, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đề xuất 12 giải pháp trọng tâm để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022.
- Giá xăng RON 95 lập kỷ lục mới, lên mức 30,650 đồng/lít. Từ 15h ngày 23/05, mỗi lít xăng tăng khoảng 670-680 đồng, lập đỉnh mới trong khi các loại dầu giảm 760-1,100 đồng
Thế giới
- Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) quyết định giảm lãi suất 14% xuống 11% khi lạm phát tăng chậm lại và đồng Rúp hồi phục.
- Văn phòng Thống kê Liên bang Đức(Destatis) cho biết nước này đã tránh được nguy cơ suy thoái kinh tế trong quý 1 khi GDP tăng 0,2% so với quý trước.
- Reuters: Anh áp đặt thuế 25% đối với LN của các nhà sản xuất dầu và khí đốt, cùng với gói hỗ trợ 18.9 tỷ đô la cho các hộ gia đình vì hóa đơn năng lượng tăng cao.
- Bloomberg: Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch giới hạn xuất khẩu đường ở mức 10 nhằm đảm bảo kho dự trữ trong nước.
- Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0.5 điểm phần trăm, lên 2%, mức cao nhất kể từ năm 2016.
- Fed công bố biên bản cuộc họp ngày 03-04/5 cho thấy các quan chức cần nâng lãi suất nhanh chóng và có thể cao hơn để giảm áp lực lạm phát gần đây.
- CNBC: Số vụ vỡ nợ trong ngành BĐS Trung Quốc tăng mạnh, các chuyên gia nâng mức dự báo vợ nợ trái phiếu BĐS Trung Quốc từ 19% lên 31.6%.
- S&P Global: Chỉ số PMI tổng hợp của Hoa Kỳ giảm xuống mức 53.8 trong tháng 5/2022 so với mức 56.0 của tháng trước đó, nguyên nhân từ áp lực lạm phát.
- Mỹ công bố thỏa thuận kinh tế mới, bao gồm 13 quốc gia chiếm 40% GDP toàn cầu, giảm hàng rào thuế quan với Trung Quốc, đồng thời tăng cường kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu giữa bối cảnh lạm phát.
- Reuters: Trung Quốc sẽ mở rộng các khoản giảm thuế tín dụng, hoãn thanh toán an sinh xã hội và hoàn trả các khoản vay, triển khai các dự án đầu tư mới và thực hiện các bước khác để hỗ trợ nền kinh tế.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV dự kiến họp từ 23/5 đến 17/6.
- Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 5/2022.
- 31/5, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất và thất nghiệp Nhật Bản; CPI, GDP Pháp; Chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ.
- 1/6, Chỉ số PMI, Tỷ lệ thất nghiệp EU; GDP Australia; Lãi suất và chính sách tiền tệ Canada; Cuộc OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ kéo dài 2 ngày.
- 2/6, Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp, đơn xin trợ cấp lần đầu và dự Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 3/6, Doanh thu bán lẻ và PMI Châu Âu; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

