Index | Close | % |
Dow Jones | 31,931.06 | +0.16% |
Dầu WTI | 110.59 | +0.27% |
Vàng | 1,867.49 | +0.77% |
Tỷ giá | 23,220 | +0.22% |
Thông tin vĩ mô
- Giá khí đốt tại Mỹ tăng, gần chạm mức cao nhất 14 năm. Theo Trading Economics, giá khí đốt tại Mỹ ngày 24/5 là 8,8 USD/MMBtu, tăng 0,8% so với ngày trước đó và gần chạm 9 USD/MMBtu ghi nhận ngày 6/5 – mức cao kỷ lục trong 14 năm. Giá mặt hàng này tăng vì nhu cầu tại Mỹ đi lên. Bên cạnh đó, cuộc chiến tại Ukraine ảnh hưởng đến thị trường khí đốt vì Nga là nhà xuất khẩu lớn. Châu Âu kêu gọi Washington xuất khẩu khí đốt để giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ Moscow. Thời tiết nóng hơn cũng khiến nhu cầu làm mát tăng lên nên giá khí đốt có triển vọng sẽ tiếp tục đi lên. Giá khí đốt tại Anh cũng tăng 2,2% lên 138 xu Anh/therm (1,7 USD/therm. Giá tại châu Âu cũng tăng 3,3% lên 86 euro/mwh (92 USD/mwh). Trong diễn biến mới, ngày 23/5, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, mà không chờ đến khi hợp đồng này hết hạn vào cuối năm 2022. Cùng với Bulgaria và Phần Lan, Ba Lan đã không chấp nhận cơ chế thanh toán bằng đồng rúp mới mà Tổng thống Vladimir Putin công bố hồi cuối tháng 3.
- Ngành phân bón nhập siêu hơn 180 triệu USD trong 4 tháng đầu năm. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu 324.579 tấn phân bón, tương đương 155,3 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và giảm 0,8% về kim ngạch so với tháng 3. Trong tháng 4, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 14% về lượng, tăng 20,7% kim ngạch so với tháng 3, ở mức 157.095 tấn, tương đương 63,58 triệu USD. Nhập khẩu từ thị trường Nga tiếp tục giảm hơn 49% về lượng và giảm 52% kim ngạch với 20.093 tấn, tương đương 13,9 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, lượng phân bón mua từ các nước ở mức 1,3 triệu tấn (giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2021), trị giá gần 595,3 triệu USD (tăng 65,6%). Trung Quốc vẫn đứng đầu về cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 4 tháng, với 518.302 tấn, tương đương 207,8 triệu USD, tăng 25% về kim ngạch và tăng 48,7% về giá so cùng kỳ năm ngoái. Nga đứng thứ hai với 130.489 tấn, tương đương 82 triệu USD tăng 21,7% về lượng, tăng 139% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường Đông Nam Á đứng thứ ba với 122.857 tấn, tương đương 75,1 triệu USD, giảm 15,8% về lượng nhưng tăng 95% kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
- Thứ trưởng Bộ KH&ĐT: ‘Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài’. Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng vốn FDI vào Việt Nam vẫn đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. 4 tháng đầu năm 2022, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 242,43 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Chính phủ đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh, thương mại dịch vụ, đời sống nhân dân trở lại bình thường. Đặc biệt, cùng với việc đẩy nhanh tỷ lệ tiêm phủ vaccine, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.
- Giám đốc IMF: Kinh tế toàn cầu đối diện ‘thách thức lớn nhất kể từ Thế chiến II’. Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF, cho biết việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine “đang phá hủy cuộc sống của hàng triệu người dân, kéo giảm tăng trưởng kinh tế và gia tăng lạm phát”. Nhưng, bà cho rằng kinh tế toàn cầu vẫn có cơ hội tránh được viễn cảnh suy thoái. Triển vọng kinh tế u ám đã bao phủ các thị trường tài chính trong vài tháng trở lại đây. Nhiều chuyên gia phân tích, doanh nhân và chính trị gia cho rằng những dữ liệu kinh tế tích cực sẽ xuất hiện ít hơn trong thời gian tới. Một khảo sát đối với các kinh tế trưởng tại nhiều doanh nghiệp và tổ chức quốc tế thực hiện bởi WEF cho thấy tâm lý chung của họ đã chuyển sang bi quan trong vòng nửa năm trở lại đây. Hoạt động kinh tế tại Mỹ, Trung Quốc và phần lớn các nền kinh tế mới nổi sẽ ở mức cầm chừng. “Triển vọng kinh tế ảm đạm tại châu Âu, liên quan tới xung đột Ukraine, là điều được nhiều người dự báo. Lạm phát sẽ duy trì ở mức cao bên ngoài châu Á, dẫn tới thu nhập thực tế của người dân giảm sút trong bối cảnh bất ổn định an ninh lương thực và chi phí năng lượng cao.
- Chứng khoán Mỹ trái chiều, Dow Jones tăng. Chỉ số Nasdaq giảm trong phiên giao dịch ngày 24/5 sau cảnh báo của công ty mạng xã hội Snap, trong khi đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average “hồi sinh” sau khi giảm điểm mạnh hồi đầu phiên. Theo đó, chỉ số Nasdaq giảm 2,4% xuống 11.264,45 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,8% còn 3.941,48 điểm. Chỉ số Dow Jones “ngược dòng” khi tăng 48,4 điểm, tương đương 0,2%, lên 31.928,62 điểm. Trước đó, chỉ số này có thời điểm giảm 1,6%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đột ngột giảm. Trước đó, lợi suất trái phiếu lần đầu vượt qua ngưỡng 3% sau nhiều năm. Cổ phiếu công nghệ tiếp tục bị bán tháo khi nhà đầu tư quan ngại về triển vọng phát triển lĩnh vực quảng cáo số sau cảnh báo tới từ Snap Inc. Snap cho biết họ có thể không hoàn thành các kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong quý hiện tại, và buộc phải cắt giảm tuyển dụng. Giá cổ phiếu của công ty này đã giảm tới 43%. Giá cổ phiếu của Meta Platform (công ty mẹ của Facebook) giảm 7,6% trong khi Alphabet (công ty mẹ của Google) giảm gần 5% xuống ngưỡng thấp nhất 52 tuần. Thị trường diễn biến xấu sau phiên giao dịch tích cực ngày 23/5 khi Dow Jones tăng 618 điểm, tương đương gần 2%. Chỉ số S&P 500 tăng 1,9% và Nasdaq tăng 1,6%. Bill Ackman, tỷ phủ kiêm nhà quản lý quỹ, đã đăng tải nhiều dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter rằng lạm phát đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát, và tăng lãi suất là giải pháp duy nhất để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể hạ lạm phát và nhà đầu tư cuối cùng cũng sẽ ủng hộ những giải pháp này nhằm tránh viễn cảnh “sụp đổ kinh tế và suy giảm nhu cầu”.
Tin doanh nghiệp
- FDC: Fideco (FDC): Tiếp tục đổi lại Kế toán trưởng sau hơn 40 ngày bổ nhiệm
- PGV: Năm 2022, Tổng công ty Phát điện 3 (PGV) đặt kế hoạch lợi nhuận 1.827 tỷ đồng
- GVR: Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Cổ phiếu giảm 42,1%, lãnh đạo chỉ mua được 78,5% tổng lượng đăng ký do không đạt mức giá kỳ vọng
- PPC: Nhiệt điện Phả Lại (PPC): Trước Đại hội cổ đông 6 ngày, công ty bất ngờ dời thời gian tổ chức
- GEX: Gelex (GEX): Cổ phiếu giảm 59,8%, CEO Nguyễn Văn Tuấn mua vào 10 triệu cổ phiếu
- TDH: Nhà Thủ Đức (TDH) giải thể công ty con ở Thừa Thiên Huế
- QNS: Đường Quảng Ngãi (QNS): Tổng giám đốc đã mua thành công gần 1 triệu cổ phiếu
- TGG: Louis Holdings đăng ký bán 760.000 cổ phiếu TGG
Diễn biến thị trường Phiên 24.05.2022
- TTCK tăng điểm, tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phủ nhận khả năng nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, và khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các nước Trung Đông để tăng cung dầu, kéo giảm giá cả.
- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết sẽ công bố vắc xin dịch tả heo châu Phi vào tháng 6 và đưa 600,000 liều vắc xin đầu tiên sẽ được đưa vào sử dụng, cổ phiếu ngành lợn tăng ở DBC (+0.2%).
- Cục Hàng Hải Việt Nam công bố khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022 đạt gần 241 triệu tấn không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2021, cổ phiếu ngành cảng biển tăng ở HAH (+2.8%), GMD (+1.8%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 24.05.2022
- VNIndex diễn biến giằng co trong phiên với các nhịp tăng giảm đan xen trước khi bật tăng mạnh về cuối phiên.
- Lực cầu bắt đáy sớm nhập cuộc khi chỉ số lùi dần về vùng hỗ trợ sâu quanh 1190 (+-5) đã giúp cho trạng thái thị trường trở nên tích cực hơn. Mặc dù xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo, cơ hội mở rộng đà hồi phục ngắn hạn của VNIndex đang có phần chiếm ưu thế với vùng cản kế tiếp được đặt quanh 125x.
- Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đã đề cập đối với các cổ phiếu mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng tâm lỹ hỗ trợ 1200 của VNINDEX sẽ tiếp tục quyết định việc VNINDEX có tiếp tục phá đáy trong phiên hôm nay hay không
- Khả năng hôm nay nếu VNINDEX tăng hơn 1% cùng với thanh khoản cao hơn các phiên gần đây thì sẽ xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ
- Tuy nhiên NĐT cần xác định rằng VNINDEX đã vào Downtrend nên việc có xuất hiện phiên BÙNG NỔ THEO ĐÀ thì Thị trường cũng khó tăng kéo dài
- Nên nhịp hồi phục sắp tới là cơ hội cho các NĐT cầm tiền chờ cơ hội bắt đáy và là cơ hội cơ cấu danh mục đối với các NĐT đang giữ nhiều cổ phiếu