Với áp lực lạm phát tại Hoa duy trì ở mức cao, CPI tháng 03 đạt mức 8.3% YoY, chính quyền Biden đang cân nhắc tìm các biện pháp bình ổn lại giá cả hàng hóa. Một trong những biện pháp đang được thảo luận là việc dừng đánh thuế với một số mặt hàng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Như vậy, nếu sự kiện này diễn ra có thể gây ảnh hưởng thế nào đến tình trạng xuất nhập khẩu và tỷ giá VND?
I. Tình trạng xuất nhập khẩu Hoa Kỳ – Trung Quốc – Việt Nam

Tình trạng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ cải thiện rõ rệt nhờ sự kiện chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc. Với Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình cải thiện từ mức 14.0% (giai đoạn 2010-2018) lên mức 27.7% (giai đoạn 2019-2021). Trái ngược lại, với Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng trung bình suy giảm từ mức 5.1% (giai đoạn 2010-2018) xuống mức -1.1% ( giai đoạn 2019-2021). Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do xu hướng chuyển dịch chuỗi sản xuất hàng hóa từ Trung Quốc sang các nước lân cận đã kích thích tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Nếu xét về tỷ trọng nhập khẩu và nhập siêu sang Hoa Kỳ, Việt Nam đều đang nằm trong top 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu và nhập siêu lớn nhất. Về tỷ trọng nhập khẩu, Việt Nam vẫn duy trì một mức ổn định ở vị trí thứ 7 và chính thức vượt lên Hàn Quốc vào năm 2020. Về tỷ trọng nhập siêu, Việt Nam có mức tăng trưởng rõ rệt và tăng vọt từ vị trí thứ 6 năm 2017 lên vị trí thứ 3 vào năm 2020. Ở chiều ngược lại, tỷ trọng nhập siêu và nhập khẩu của Trung Quốc cũng giảm dần theo từng năm. Tỷ trọng của họ đặc biệt suy giảm mạnh vào năm 2019 do tác động của chiến tranh thương mại.


Nếu tổng thống Biden hạ bớt hàng rào thuế quan đối với các loại hàng hóa Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại so với giai đoạn đỉnh 2019-2021. Trong đó, mức độ ảnh hưởng sẽ tạo tác động lớn nhất lên các nhóm hàng hóa sau:


Như vậy, các nhóm hàng hóa xuất khẩu chịu ảnh hưởng nhiều nhất là : (1) Máy điện và thiết bị điện tử; (2) Máy và thiết bị cơ khí phụ tùng, (3) Quần áo, hàng may mặc, (4) Đồ chơi và thiết bị trò chơi và (5) Đồ nội thất.
II. Diễn biến tỷ giá USD, Nhân dân tệ (CNY), Việt Nam đồng (VNĐ)


Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2015 – 2022, FED còn có 11 lần nâng lãi suất, gây ảnh hưởng đến giá trị 3 đồng tiền.

Nhận xét: Những sự kiện như Trung Quốc 2 lần phá giá đồng NDT, sự kiện liên quan đến chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có tác động làm giảm giá đồng NDT mạnh hơn những sự kiện liên quan đến việc FED thắt chặt CSTT. Trung bình, những sự kiện này khiến đồng NDT mất 0.32% giá trị sau 1 tuần, 0.46% giá trị sau 1 tháng
Diễn biến USD – NDT – VNĐ thời gian gần đây:
- USD:
- Diễn biến: Kể từ tháng 3/2020, đồng USD suy giảm theo đà nới lỏng CSTT của FED (hạ lãi suất và ban hành gói hỗ trợ QE4) để hỗ trợ nền kinh tế trong đại dịch. Tính từ thời điểm FED bắt đầu ban hành gói QE4 (20/3/2020) đến khoảng giữa năm 2021, giá trị đồng USD đã mất khoảng 12.5%. Từ giữa năm 2021 đến hiện tại (tháng 5/2022), giá trị USD hồi phục 16.16%.
- Nhận xét: khi lạm phát nước Mỹ bắt đầu có tín hiệu nóng lên từ khoảng giữa năm 2021, thị trường kỳ vọng FED sẽ sớm thắt chặt CSTT. Điều này đã làm đồng USD quay đầu tăng giá sau thời gian giảm dài. Sau đó, lạm phát Hoa Kỳ thực sự đã tăng cao, kết hợp với việc FED liên tục đưa ra tín hiệu nâng lãi suất và các công cụ khác từ năm ngoái đến năm nay để thắt chặt CSTT, đã làm giá trị USD tăng kéo dài đến tận hiện tại. Tính tới tháng 4/2022, lạm phát Mỹ là 8.3% YoY – cao hơn nhiều so với mức lạm phát mục tiêu 2%. Điều này sẽ là động lực thúc đẩy kỳ vọng tiếp tục thắt chặt CSTT trong tương lai của Mỹ, và mục tiêu hiện tại của FED là thực hiện biện pháp thắt chặt triệt để cho đến khi lạm phát giảm mới thôi, do đó giá trị đồng USD có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong thời gian tới.
- NDT và VNĐ:
- Diễn biến: Nhìn chung, giá trị NDT và VNĐ có diễn biến cùng chiều. Tỷ giá NDT/USD và VNĐ/USD tăng từ đầu năm 2020. Kể từ vùng đáy trong giai đoạn này, tỷ giá NDT/USD đã tăng 12.94%, tỷ giá VNĐ/USD tăng 3.43%. Giá trị 2 đồng tiền này so với đồng USD đồng thời quay đầu giảm vào đầu tháng 3 – khi FED bắt đầu thắt chặt CSTT bằng cách dừng gói QE4 và nâng lãi suất thêm 0.25% và đà giảm đó duy trì đến bây giờ khi FED thực hiện CSTT thắt chặt và liên tục phát tín hiệu sẽ thắt chặt hơn trong tương lai. Tính từ đỉnh hình thành từ đầu tháng 3 năm nay, tỷ giá NDT/USD và VNĐ/USD lần lượt giảm 6.92% và 1.1%.
- Nhận xét: Đồng NDT và đồng VNĐ bắt đầu tăng giá khi FED thực hiện CSTT nới lỏng từ đầu năm 2020 và bắt đầu giảm khi FED thực hiện thắt chặt CSTT từ đầu năm 2022. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2022, việc đẩy mạnh thực hiện chính sách Zero-Covid – ngày càng phong tỏa thêm nhiều thành phố lớn tại Trung Quốc đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của nước này, gây ảnh hưởng tới kỳ vọng tăng trưởng kinh tế do đó làm ảnh hưởng đến giá trị đồng nhân dân tệ, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ đã thắt chặt CSTT nhưng Trung Quốc vẫn đang nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế. Đối với đồng VNĐ, mức suy giảm không mạnh như Trung Quốc do Việt Nam vẫn duy trì mức lạm phát dưới ngưỡng mục tiêu (4%) và duy trì xuất siêu từ đầu năm tới thời điểm hiện tại.
Nếu tổng thống Biden hạ bớt hàng rào thuế quan đối với các loại hàng hóa Trung Quốc thì tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại so với giai đoạn đỉnh 2019-2021. Điều này cũng sẽ khiến tỷ giá VNĐ/USD giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ giá sẽ không biến động và chênh lệch quá lớn do:
- Tình trạng xuất siêu dự tính sẽ tiếp tục khi các yếu tố vĩ mô vẫn đang ủng hộ xu hướng xuất siêu của Việt Nam và các hiệp định thương mại được thực hiện.
- Nguồn kiều hối ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4.4% và ước tính đạt 18.9 tỷ USD vào năm 2022.
- Dự trữ ngoại hối dồi dào (ước tính đạt 109 tỷ USD tính đến tháng 4/2022).
III. Ảnh hưởng việc phá giá NDT đối với Việt Nam
Diễn biến sự kiện Trung Quốc phá giá NDT 2015 và 2019
- Ngày 11/8/2015: PBOC bất ngờ giảm tỷ giá hối đoái 1.86% từ mức 6.1162 USD/NDT của ngày 10/8/2015 xuống mức 6.2298 USD/NDT. Đây là đợt giảm sâu nhất trong 20 năm trở lại đây.
- Ngày 12-13/8/2015: Đồng NDT tiếp tục giảm thêm và sau 3 ngày, giá trị đồng NDT đã mất khoảng 3% so với ngày 10/8, tương ứng 6.4010 NDT/USD.
- Ngày 5/8/2019: PBOC giảm tỷ giá hối đoái 1.72% từ mức 6.9405 USD/NDT xuống 7.062 USD/NDT.
Phản ứng TTCK các nước trước việc Trung Quốc phá giá NDT


Nhận xét: Ngoại trừ TTCK Hoa Kỳ, thị trường chứng khoán các nước châu Âu và châu Á đều có phản ứng tiêu cực ngay lập tức khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2015
Diễn biến giá trị VNĐ khi Trung Quốc phá giá NDT

Trong lần Trung Quốc phá giá đồng NDT vào năm 2015, lo ngại đồng NDT giảm giá sẽ gây ảnh hưởng đến hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, SBV đã can thiệp giảm giá trị đồng VNĐ bằng cách tăng biên độ tỷ giá VND/USD từ 1% lên 2%, kéo theo phạm vi biến động tỷ giá có thể lên cao nhất 22,106 đồng. Mặc dù đây không phải động thái làm giảm giá đồng tiền trực tiếp, nhưng về bản chất có tác động tương tự do tiền đồng đang giao dịch ở mức trần trong thời gian trước đó. Đối với lần phá giá NDT năm 2019, tỷ giá Việt Nam không có phản ứng giảm theo mà giữ nguyên ở mức ổn định quanh ngưỡng 23,250 suốt cả năm.
Nhận xét: Trong năm 2019, nhờ có trữ lượng ngoại hối ở mức cao và thặng dư thương mại đạt 9.9 tỷ USD, mức cao nhất trong 4 năm xuất siêu trước đó, tỷ giá VND/USD duy trì ở mức ổn định trong cả năm
Diễn biến lạm phát Việt Nam khi Trung Quốc phá giá NDT

Nhận xét: Trong hai lần Trung Quốc phá giá NDT, lạm phát Việt Nam lần lượt đạt ở mức thấp 0.63% và 2.8%. Thậm chí, lạm phát còn suy giảm so với các năm trước đó là vì: Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc phá giá đồng tiền khiến cho hàng hóa nhập khẩu từ nước này trở nên rẻ hơn so với thời gian trước khi phá giá.
Diễn biến lãi suất Việt Nam khi Trung Quốc phá giá NDT

Năm 2015: Khi Trung Quốc phá giá đồng NDT và BSV muốn điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VNĐ (nghĩa là điều chỉnh VNĐ giảm giá), theo lẽ thường lãi suất sẽ phải giảm đi. Tuy nhiên, dù đồng VNĐ vẫn được điều chỉnh giảm giá (Bảng 9), lãi suất điều hành vẫn giữ nguyên ở mức 6.5%, lãi suất huy động có xu hướng tăng lên.
Năm 2019: SBV thực hiện hạ lãi suất điều hành, kéo theo lãi suất huy động tăng lên chủ yếu là do ở giai đoạn gần đó, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành. Bên cạnh đó, trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định
Nhận xét: Trong hai lần Trung Quốc phá giá NDT, SBV không can thiệp vào tỷ giá thông qua kênh lãi suất.