Index | Close | % |
Dow Jones | 32,655.05 | +1.34% |
Dầu WTI | 110.98 | -2.82% |
Vàng | 1,814.63 | -0.50% |
Tỷ giá | 23,215 | +0.13% |
Thông tin vĩ mô
- Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924 về việc chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số mặt hàng thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc. Mã vụ việc ER01.AD02. Bộ Công Thương đã bắt đầu tiến hành rà soát cuối kỳ vào tháng 6/2021 theo quy định của Luật Quản lý Ngoại thương và trên cơ sở Hồ sơ đề nghị rà soát của đại diện ngành sản xuất trong nước. Việc điều tra được thực hiện theo đúng quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã thu thập thông tin, tổng hợp ý kiến các bên liên quan, xem xét và đánh giá kỹ lưỡng về những tác động của sản phẩm thép mạ nhập khẩu với ngành sản xuất trong nước và mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Hàn Quốc và Trung Quốc. Kết quả điều tra cho thấy sau 5 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá, ngành sản xuất trong nước không còn chịu thiệt hại đáng kể và trước mắt hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc cũng không có khả năng tái diễn thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Trên cơ sở kết quả điều tra, thực hiện quy định của WTO, Luật Quản lý ngoại thương, các văn bản hướng dẫn và ý kiến của các bên liên quan, Bộ Công Thương quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Hàn Quốc và Trung Quốc.
- EU ‘bật đèn xanh’ cho các công ty mua khí đốt từ Nga bất chấp lệnh trừng phạt. Liên minh châu Âu cho biết các công ty có thể tiếp tục mua khí đốt mà không vi phạm lệnh trừng phạt giữa bối cảnh liên minh này có lập trường mềm mỏng hơn với Nga về vấn đề năng lượng. Ủy ban châu Âu đã gửi một bản hướng dẫn mới được đưa ra cho các nước thành viên ngày 13/5, người phát ngôn của cơ quan này cho biết ngày 16/5. Trong một khuyến cáo được cập nhật, cơ quan này cho biết các công ty nên đưa ra tuyên bố rõ ràng về những nghĩa vụ của họ khi thanh toán bằng đồng euro hoặc USD. Chỉ dẫn trên cũng không ngăn cản các công ty mở tài khoản ở ngân hàng Gazprombank của Nga và sẽ cho phép họ mua khí đốt mà không vi phạm các lệnh trừng phạt mà EU áp lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine. Các công ty châu Âu đang bắt đầu tuân thủ các yêu cầu của Nga để khí đốt tiếp tục được vận chuyển. Tập đoàn năng lượng Italy Eni SpA sẽ mở tài khoản bằng đồng ruble và đồng euro tại Gazprombank ngày 18/5 để thanh toán đúng hạn trong tháng này và tránh những rủi ro về nguồn cung khí đốt. Tập đoàn năng lượng Uniper SE của Đức và OMV AG của Áo cũng cho biết sẽ tiếp tục mua khí đốt Nga.
- 5 tháng đầu năm, cả nước giải ngân đầu tư công được hơn 22% kế hoạch năm. Trong đó, tỷ kệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước tính đến 30/4 đạt gần 16,4% kế hoạch năm Thủ tướng giao, tương đương hơn 84.765 tỷ đồng. Bộ Tài chính ước tính tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách đạt hơn 20,3% kế hoạch năm Thủ tướng giao, tương đương hơn 105.035 tỷ đồng đến 15/5 và ước đạt gần 22,4% kế hoạch năm Thủ tướng giao, tương đương hơn 115.922 tỷ đồng tính đến 31/5. Bộ Tài chính cho rằng tỷ lệ ước giải ngân 5 tháng đầu năm ước đạt gần 22,4% kế hoạch năm Thủ tướng giao, tăng nhẹ so với cùng kỳ 2021 (22,12%). Cũng theo Bộ Tài chính, đến nay có 5 bộ và 17 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 30%. Trong đó, một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao như Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (50,48%), Ngân hàng Phát triển (49,42%), Văn phòng Chính phủ (38,88%), Lâm Đồng (49,4%), Bình Thuận (41,98%) và Tiền Giang (39,1%). Ngoài ra, có 41 trên 51 bộ và 21 trên 63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%, trong đó có 5 bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các tập đoàn hàng đầu trên sàn chứng khoán New York. Thủ tướng vừa chứng kiến việc trao văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với NYSE về hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán. Lãnh đạo Amphenol Corporation, doanh nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử cung cấp cho Boeing, Apple, Tesla cho biết đang muốn chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Tập đoàn quản lý quỹ đầu tư Goldman Suchs muốn tìm hiểu kỹ hơn về giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng.
- Các nền kinh tế đang phát triển đối mặt sức ép từ lạm phát thực phẩm. Giá lương thực toàn cầu đã tăng trong 2 năm trở lại, do tác động của dịch Covid-19 và tình trạng thời tiết cực đoan. Cú sốc nguồn cung hai mặt hàng ngũ cốc và dầu khí cũng chạm ngưỡng kỷ lục vào tháng 2 và cả tháng 3/2022 liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát tăng vọt, với giá năng lượng góp phần làm sức ép gia tăng. Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy thực phẩm là danh mục lớn nhất trong giỏ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thước đo lạm phát, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chiếm khoảng 40-50%. Các nước sản xuất lương thực như Ấn Độ đã ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì, trong khi Indonesia đã tạm ngưng xuất khẩu dầu cọ để kiểm soát tình trạng giá cả nội địa tăng vọt hồi tháng 4. Chuyên gia Marcelo Carvalho, người đứng đầu đơn vị chuyên nghiên cứu các thị trường mới nổi tại BNP Paribas, nhận định rằng tình hình địa chính trị tại Ukraine không chỉ làm gián đoạn nguồn cung lương thực mà cả các loại phân bón, khiến lạm phát thực phẩm có thể kéo dài. Các nhà hoạch định chính sách tại các nền kinh tế đang phát triển phải tìm cách cân bằng giữa việc khống chế lạm phát và duy trì sự tăng trưởng mong manh vào thời điểm lãi suất toàn cầu tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh dự báo, cho rằng các nền kinh tế đang phát triển chỉ tăng trưởng 4,6% trong năm nay, thay vì 6,3% như dự báo trước đó. Công ty tư vấn Verisk Maplecroft cho biết 75% các nước có thể phải đối mặt bất ổn xã hội vào quý IV/2022 là các quốc gia có thu nhập trung bình.
- Dow Jones bật tăng 431 điểm, chứng khoán Mỹ dần hồi phục sau nhiều tuần sa sút. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/5 đi lên trên diện rộng khi nhiều nhà đầu tư bắt đáy, đẩy các chỉ số tăng điểm sau khi giảm sút trong 6-7 tuần vừa qua. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones bật tăng 431 điểm, tương đương 1,34%, và đóng cửa ở gần 32.655 điểm. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite diễn biến tích cực hơn khi tăng lần lượt 2,02% và 2,76%. Thị trường đi lên sau chuỗi dài sa sút. Chỉ số S&P 500 vừa ghi nhận 6 tuần giảm điểm liên tục, dài nhất kể từ năm 2011. Dow Jones cũng đã mất điểm trong 7 tuần liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ 2001. Từ đầu năm đến nay, S&P 500 và Dow Jones đã giảm lần lượt 14,2% và 10,1%. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite mất tới 23,4%. Thống kê bên dưới cho thấy Dow Jones đã đi lên trong cả ba phiên gần đây sau khi ghi nhận 6 phiên đỏ lửa liên tục. Cổ phiếu ngân hàng Citigroup và tập đoàn giải trí – truyền thông Paramount Global cùng tăng mạnh sau khi đế chế đa ngành Berkshire Hathaway của Chủ tịch Warren Buffett tiết lộ khoản đầu tư đáng kể vào cả hai doanh nghiệp. Paramount Global vọt lên 15,4% sau khi Berkshire tuyên bố sở hữu 2,6 tỷ USD cổ phiếu giải trí – truyền thông này tại ngày 31/3. Trong một diễn biến khác, cổ phiếu ngành bán dẫn đồng loạt đi lên. Advanced Micro Devices bật tăng 8,7% sau khi ngân hàng đầu tư Piper Sandler nâng mức khuyến nghị vì cho rằng cổ phiếu này có vẻ hấp dẫn sau đợt giảm sâu trong năm nay. Cổ phiếu hàng không – du lịch diễn biến khả quan sau khi United Airlines nâng dự báo doanh thu quý II nhờ nhu cầu cải thiện. Cổ phiếu United Airlines vọt lên 7,9%, Delta Air Lines và American Airlines cũng thêm tương ứng 6,7% và 7,7%.
Tin doanh nghiệp
- HAP: Hapaco (HAP) dự kiến trả cổ tức bằng tiền năm 2021 với tỷ lệ 4%
- NHH: Nhựa Hà Nội (NHH): Nhóm An Phát Xanh (AAA) và An Phát Holdings (APH) đã đầu tư thêm 364,95 tỷ đồng trong đợt chào bán cổ phiếu
- HMC: Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh (HMC) dự kiến trả cổ tức bằng cổ phiếu năm 2021 với tỷ lệ 30%
- SIP: Đầu tư Sài Gòn VRG (SIP): Năm 2022, dự kiến lợi nhuận giảm 24,8% về 835 tỷ đồng và chuyển sàn sang HOSE
- SJS: Sudico (SJS): Hàng loạt lãnh đạo nộp đơn xin từ nhiệm
- NKG: Thép Nam Kim (NKG): Giá cổ phiếu giảm mạnh, Chủ tịch đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
- VNS: Vinasun (VNS): Tổng giám đốc đăng ký mua 4,8 triệu cổ phiếu
- DBD: Dược phẩm Bidiphar (DBD): Vợ Phó chủ tịch đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
- VGC: Viglacera hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận năm 2022, chủ yếu nhờ bất động sản
- HDG: Hà Đô (HDG) bổ nhiệm một Phó tổng giám đốc và tổ chức lại Uỷ ban Kiểm toán
- VND: VNDirect (VND) chi hơn 600 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021
Diễn biến thị trường Phiên 17.05.2022
- TTCK tăng điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán Châu Á, sau khi Thương Hải đặt mục tiêu mở cửa thành phố và bình thường hóa cuộc sống từ ngày 1/6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết giá lợn hơi tăng mạnh khi nguồn cung trong các hộ nuôi giảm dần, cổ phiếu ngành chăn nuôi tăng ở DBC (+6.9%), MML (+7.5%).
- Theo Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo sản lượng cao su toàn cầu sẽ tăng 5.6% so với năm 2021, cổ phiếu ngành cao su tăng ở GVR (+6.9%), PHR (+6.9%).
- Tổng cục Hải quan cho biết tháng 4 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.13 tỷ USD, tăng 50.6% so với tháng 4/2021, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt 3.65 tỷ USD, tăng 46.8% YoY, cổ phiếu ngành thủy sản tăng ở VHC (+6.9%), FMC (+6.4%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 17.05.2022
- Sau nhịp rung lắc đầu phiên, VNIndex sớm hồi phục và mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên.
- Lực cầu bắt đáy nhập cuộc khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ gần quanh 1160 đã giúp cho trạng thái thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn. Mặc dù xu hướng giảm điểm đang đóng vai trò chủ đạo, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục ngắn hạn và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp quanh 126x đang có phần chiếm ưu thế.
- Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đối với các cố phiếu mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Nhịp hồi phục với thanh khoản giảm là tín hiệu tích cực để Thị trường chung có nhịp đáy ngắn hạn
- Các vùng kháng cự sắp tới ở 2 mốc chính là 1300 và 1350 điểm
- NĐT nên quan sát thanh khoản ở các phiên tăng điểm tiếp theo để có kế hoạch phù hợp
- Nhịp tăng + thanh khoản tăng cao hơn các phiên vừa rồi là nhịp hồi trong downtrend, NĐT nên bán hạ tỉ trọng