Index | Close | % |
Dow Jones | 33,239.45 | -2.39% |
Dầu WTI | 102 | +3.43% |
Vàng | 1,906.66 | +0.38% |
Tỷ giá | 22,972.5 | -0.05% |
Thông tin vĩ mô
- Giá thép thanh vằn, nickel giảm. Giá thép thanh vằn giao ngay tại Trung Quốc ngày 26/4 là 4.932 nhân dân tệ/tấn (752 USD/tấn), giảm 1,1% so với ngày trước đó. So với cuối tuần trước, giá mặt hàng này giảm 3% nhưng vẫn đang cao hơn đầu năm khoảng 5%. Cuộn cán nguội hạ 0,1% xuống còn 5.640 nhân dân tệ/tấn (860). Trong khi đó, thép không gỉ, thép hình chữ I và cuộn cán nóng đều không đổi so với ngày trước đó. Giá các mặt hàng trên lần lượt là 18.481 nhân dân tệ/tấn (2.818 USD/tấn), 5.133 nhân dân tệ/tấn (782 USD/tấn) và 5.004 nhân dân tệ/tấn (763 USD/tấn). Giá quặng 63,5% Fe vẫn giữ ở 937 nhân dân tệ/tấn (143 USD/tấn). Về giá giao ngay của kim loại màu, nickel giảm 2,3% xuống còn 225.883 nhân dân tệ/tấn (34.447 USD/tấn). Nhôm, kẽm hạ lần lượt 1% và 0,8% xuống còn 20.750 nhân dân tệ/tấn (3.164 USD/tấn) và 27.498 nhân dân tệ/tấn (4.193 USD/tấn). Đồng và bạc cùng hạ 0,6% xuống còn lần lượt 73.935 nhân dân tệ/tấn (11.275 USD/tấn) và 4.986 nhân dân tệ/tấn (760 USD/tấn).
- IIF: Xuất khẩu năng lượng của Nga tăng mạnh. Tạp chí Foreign Policy dẫn phân tích của các chuyên gia từ Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF) cho biết xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt “tốc độ kỷ lục” trong tháng 4 và doanh thu từ hoạt động này “có khả năng cao hơn đáng kể” so với cùng kỳ năm trước. Phó Kinh tế trưởng IIF Elina Rybakova nhận định: “Thặng dư hiện tại của Nga có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh. Các biện pháp trừng phạt của EU đối với than đá khó có thể thay đổi được xu hướng này, do xuất khẩu than đá chỉ đóng vai trò nhỏ so với dầu mỏ và khí đốt. Như vậy, cơ chế trừng phạt hiện nay đang tái cơ cấu hoạt động tích luỹ tài sản nước ngoài hơn là ngăn chặn nó”. Foreign Policy cũng nêu đánh giá của các chuyên gia cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Nga “có thể có tác dụng lâu dài”, tuy nhiên, một số quốc gia tham gia trừng phạt Nga đã “làm suy yếu nghiêm trọng nỗ lực của họ” bằng cách mua các nguồn năng lượng của Nga.
- Hội đồng thẩm định thông qua dự thảo quy hoạch điện VIII. Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhất trí với đánh giá của Hội đồng thẩm định. Theo đó quy hoạch điện VIII được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, khoa học, với tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị, trên cơ sở tham khảo, tiếp thu tối đa ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Quy hoạch điện VIII cũng bám sát Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045; gắn liền với các cam kết liên quan đến chuyển dịch năng lượng theo tinh thần cam kết tại Hội nghị COP 26. Tới thời điểm hiện nay, có thể khẳng định quy hoạch điện VIII đạt được các mục tiêu, khắc phục được một số tồn tại trước đây: Tổng quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển đến năm 2030 khoảng 146.000 MW, giảm khoảng 35.000 MW so với phương án trước.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế. Bộ trưởng Tài chính cho biết các bộ ngành thống nhất sẽ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và những sự việc vừa qua là tiếng chuông cảnh tỉnh để thị trường quay trở lại hoạt động ổn định, đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng mục đích của các cơ quan nhà nước là đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển triển lành mạnh, minh bạch, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, quyền lợi của doanh nghiệp và nhà phát hành hoạt động bình đẳng, minh bạch. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã làm việc với các cơ quan liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an để bàn về các giải pháp nhằm ổn định thị trường vốn, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Qua đó, chúng tôi thống nhất sẽ không hình sự hóa các quan hệ kinh tế và những sự việc vừa qua là tiếng chuông cảnh tỉnh để thị trường quay trở lại hoạt động ổn định, đảm bảo việc kinh doanh lành mạnh, bình đẳng trên thị trường. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng cho rằng hoạt động trên thị trường chứng khoán phải theo quy luật của thị trường, nhưng cũng phải đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Quy luật của thị trường là phải có sự quản lý của nhà nước, có bàn tay của nhà nước chứ không thể để thị trường phát triển tự do. Thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh tế thì phải theo quy luật khách quan của thị trường, nhưng chúng ta cũng cần có những giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn các mặt trái của quy luật thị trường, chẳng hạn như các vấn đề đi chệch ra khỏi quy định của luật pháp, các hành động lách luật hoặc lợi dụng thị trường để làm méo mó các quy định pháp luật thì phải xử lý một cách nghiêm minh.
- IMF cảnh báo lạm phát kèm suy thoái, hạ dự báo tăng trưởng châu Á. Châu Á đang đối diện với rủi ro “lạm phát kèm suy thoái”, một quan chức cấp cao Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo ngày 26/4. Dù mối liên hệ tài chính và thương mại của khu vực với Nga và Ukraine tương đối hạn chế, các nền kinh tế trong khu vực lại chịu không ít tác động từ cuộc xung đột này, khi giá cả hàng hóa tăng cao và các đối tác thương mại khu vực châu Âu đang tăng trưởng chậm lại, theo Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền giám đốc IMF khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, bà cũng nhấn mạnh rằng lạm phát tại châu Á đang có xu hướng tăng lên và triển vọng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ làm gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế trong khu vực. Trong báo cáo triển vọng mới nhất của mình, IMF cho biết nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trước đó trong tháng 1. Lạm phát tại châu Á dự báo sẽ chạm ngưỡng 3,4%, cao hơn 1 điểm phần trăm so với nhận định trước đó.
- Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh, Nasdaq chạm đáy 2022. Thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch 26/4 khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu trước những quan ngại về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Trái ngược với phiên giao dịch trước đó, cổ phiếu công nghệ đánh mất vị thế trụ đỡ thị trường. Nhà đầu tư không cần chờ đợi kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp công nghệ lớn như Microsoft và Alphabet trước khi ồ ạt bán tháo cổ phiếu. Ho lo ngại rằng sẽ có nhiều sự kiện giống như trường hợp của Netflix hồi tuần trước. Tâm lý lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày một lan rộng. Nhà đầu tư cũng quan ngại về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc. Về cuộc xung đột tại Ukraine, một quan chức Nga cho biết mối đe dọa về một cuộc chiến tranh hạt nhân là có thật. Bên cạnh đó, lạm phát tại Mỹ đang tác động tiêu cực tới nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân.
Tin doanh nghiệp
- BAF: Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) trả cổ tức và thưởng cổ phiếu với tỷ lệ 84%
- KDH: Khang Điền (KDH): Quỹ liên quan VinaCapital vừa mua thêm 150.000 cổ phiếu
- BWE: Biwase (BWE): Quý I/202, lợi nhuận giảm nhẹ về 176,38 tỷ đồng
- AAA: Nhựa An Phát Xanh (AAA): Quý I/2022, doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận tăng nhẹ do áp lực chi phí tăng cao
- VOS: VOSCO (VOS): Quý I/2022, lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền âm
- PAN: ĐHCĐ Tập đoàn PAN (PAN): Không trả cổ tức năm 2021 và 2022
- MBS: ĐHĐCĐ Chứng khoán MB (MBS): Tăng vốn, đặt mục tiêu lợi nhuận nghìn tỷ
- TCB: Quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của Techcombank (TCB) đạt 6.800 tỷ đồng
- SHB: Ông Đỗ Quang Hiển tiếp tục là Chủ tịch HĐQT SHB, bỏ chức danh Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn T&T
- TLG: ĐHĐCĐ Thiên Long (TLG): Lợi nhuận sau thuế đạt 114,6 tỷ đồng, tăng 34%
- HDB: ĐHĐCĐ HDBank (HDB): Bà Lê Thị Băng Tâm rời ghế Chủ tịch HĐQT, sẽ ký hợp đồng bảo hiểm độc quyền
Diễn biến thị trường Phiên 26.04.2022
- TTCK tăng điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới khi các nhà đầu tư lạc quan hơn với kết quả kinh doanh của các công ty được công bố trong tuần này.
- Jones lang lasalle cho biết giá đất khu công nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng mạnh mẽ và thiết lập đỉnh mới, trung bình là 120 USD/m2/chu kỳ thuê (tăng 9.0% so với cùng kỳ năm trước) nhờ vào làn sóng đầu tư FDI mới đổ vào Việt Nam sau khi Việt Nam được tái mở cửa, và nhu cầu mở rộng sản xuất của những doanh nghiệp hiện hữu, cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp tăng ở KBC (+4.1%), ITA (+6.9%).
- Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết xuất khẩu thép đạt gần 313 nghìn tấn, tăng mạnh 76%YoY, tính chung trong quý I, xuất khẩu thép đạt hơn 700 nghìn tấn, tăng 55%YoY, cổ phiếu ngành thép tăng ở HPG (+1.1%), HSG (+1.1%).
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết Châu Âu dần quay lưng với cá thịt trắng của Nga, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này trong thời gian tới, cổ phiếu cá tra tăng ở VHC (+0.1%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 26.04.2022
- Sau nhịp mở gap giảm điểm đầu phiên, VNIndex sớm hồi phục và mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên.
- Với việc sớm lấy lại trạng thái cân bằng sau nhịp chỉnh sâu, chỉ số đang có cơ hội bước vào nhịp hồi phục với điểm đỡ gần quanh 1320 (+-10). Mặc dù vậy, các nhịp rung lắc nhiều khả năng sẽ sớm xuất hiện trở lại khi VNIndex tiếp tục hồi phục và thử thách vùng cản gần tại quanh 1360 và xa hơn là 1400.
- Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ đối với các cố phiếu mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Ngưỡng hỗ trợ hiện tại là vùng 1285 điểm.
- Với việc giảm mạnh gần 50 điểm và hồi phục trong phiên hôm qua, cùng lượng cầu bắt đáy giá thấp vào thì khả năng cao phiên hôm nay tiếp tục là một phiên tăng điểm tốt
- Huan Broker duy trì nhận định nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ tiếp tục là tâm điểm của thị trường khi dòng tiền lớn sẽ chọn nhóm này để trú ngụ
- NĐT hạn chế đòn bẩy cao ở giai đoạn hiện tại, vùng kháng cự cho nhịp hồi phục ngắn hạn ở quanh 2 mốc 1366 và 1422