I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
VN-Index lao dốc mạnh khi dòng tiền cơ cấu lại và áp lực giải chấp margin.
VN-Index bất ngờ giảm mạnh dưới 1,420 điểm (SMA200) và duy trì 6 phiên giảm điểm liên tiếp. Tính chung cả tuần, VN-Index giảm -5.4% với mức đóng góp chủ yếu của nhóm cổ phiếu Bất động sản và Ngân hàng (đang chiếm tỷ trọng 54% trong rổ VN-Index). Trước sự cơ cấu lại của dòng tiền và áp lực giải chấp, mức giảm điểm lan rộng trên 18/19 ngành. Từ lúc chỉ tập trung giảm điểm ở nhóm BĐS, đà giảm lan rộng qua các nhóm ngành như Ngân hàng, dịch vụ tài chính, xây dựng và vật liệu, dầu khí và hóa chất kéo thị trường vào vòng xoáy giải chấp margin. Tâm lý bi quan tăng mạnh nhưng thị trường vẫn ghi nhận điểm tích cực về khối ngoại mua ròng 63 triệu USD, KQKD quý I tăng 78.9% cùng kỳ với 33% số công ty công bố báo cáo tài chính và sự trở lại của các cổ phiếu lớn trong rổ VN30. Với mức lợi nhuận tích cực trên, chỉ số P/E NIndex có thể giảm về gần 14 lần, mức hấp dẫn trong 2 năm gần nhất qua đó có thể giúp VN-Index sớm cân bằng trên mức 1,350 điểm.
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường tài chính, tiền tệ. Chỉ trong tháng 4, Thủ tướng đã có 2 công điện và 2 văn bản về vấn đề này. Thủ tướng cũng chủ trì hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tổ chức vào chiều ngày 22/4 với sự tham gia của nhiều bộ ban ngành, các tập đoàn, NHTM nhà nước và các Doanh nghiệp. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi về thực tế, các giải pháp phát triển thị trường vốn cũng như các giải pháp quản lý giám sát thị trường vốn an toàn, minh bạch.

Nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò chủ chốt trong việc khiến thị trường chứng khoán biến động tiêu cực ở tuần 18-22/4 khi bán ròng mạnh. Trong khi đó, tổ chức trong nước và khối ngoại đẩy mạnh “gom hàng”.
Theo dữ liệu từ FiinPro, tổ chức trong nước đẩy mạnh bán ròng lên đến 5.287 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần 18-22/4, gấp 6,2 lần tuần trước đó và cao nhất kể từ đầu năm, trong đó có 5.161 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược hoàn toàn với cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước mua ròng trở lại 2.700 tỷ đồng (2.666 tỷ đồng thông qua khớp lệnh), đây cũng là tuần mua ròng mạnh nhất của dòng vốn này kể từ đầu năm.
Đối với khối ngoại, dòng vốn này đẩy mạnh mua ròng 2.587 tỷ đồng (gấp đôi tuần trước), trong đó có 2.495 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.

TTCK Thế giới
Các NHTW đẩy nhanh chính sách thắt chặt tiền tệ dù triển vọng tăng trưởng thế giới ảm đạm.
Quan điểm chủ tịch FED tại tại Diễn đàn kinh tế toàn cầu cho thấy FED đã sẵn sàng cho việc tăng lãi suất nhanh hơn khoảng 0.5% cho kỳ họp tháng 5 tới. Lợi tức trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên mức 2.9%, gần mức cao nhất kể từ 2018 trong khi TTCK lù từ 1-2%. Tính chung 5 ngày giao dịch, các chỉ số CK Hoa Kỳ giảm từ 1.2% – 3.4%, ngoại trừ DJ tăng nhẹ 0.6%. Các chỉ số CK Châu Âu và Á tăng nhẹ, TTCK Việt Nam và Trung Quốc là ngoại lệ với mức giảm bình quân 4.5%. Thị trường hàng hóa ghi nhận mức giảm 1.3% sau tuần thứ 2 tăng liên tiếp. Bên cạnh những nỗi lo về lãi suất và xung đột, mùa công bố KQKD quý I cũng không bình yên khi chứng kiến sự lao dốc 35% của cổ phiếu Netflix khiến cho diễn biến các thị trường đều trong trạng thái bấp bênh.
WB và IMF đều bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng chiến tranh nga – Ukraine. WB đã triển vọng tăng trường thế giới xuống còn 3.1% so mức dự báo 4.1% trước đó. Khu vực cắt giảm mạnh là Châu Âu và Trung Á. WB cũng đề xuất kế hoạch ngân sách 170 tỷ
USD trong 15 tháng để ứng phó với khủng hoảng. IMF cũng dự báo mức tăng trưởng toàn cầu 2022 ở mức 3.6%, giảm 0.8% so với dự báo vào tháng 1/2022. 3 lý do của sự sụt giảm gồm cuộc chiến Ukraine – Nga làm tăng giá cả kéo theo sản lượng thấp và lạm phát cao hơn; suy thoái kinh tế Trung Quốc do chống dịch và Các NHTW thắt chặt chính sách tiền tệ trước áp lực lạm phát. Ngoài ra, các nghiên cứu độc lập khác gần đây chỉ ra rằng tình trạng lạm phát đình đốn và chiến tranh Nga – Ukraine là 2 mối đe dọa lớn nhất với nền kinh tế thế giới năm nay.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quy hoạch điện VIII và triển khai thủ tục để họp Hội đồng thẩm định trước 25/4 tới. Dự kiến quy hoạch tổng công suất nguồn điện hệ thống điện quốc gia đến 2030 là khoảng 146,000 MW, giảm 35,000MW so với dự thảo trước đó.
- Chính phủ vừa ban hành chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến 2030 với mục tiêu xuất khẩu hàng hóa tăng bình quân 6-7%/năm giai đoạn 2021-2030. Chiến lược đặt mục tiêu tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo xuất khẩu lên 88% tổng kim ngạch xuất khẩu vào 2025.
- Trong báo cáo vừa gửi Thủ tướng, Bộ Tài chính cho biết ước thanh toán vốn đầu tư công được hơn 61,536 tỷ đồng vốn đầu tư công trong 3 tháng đầu năm, tương đương đạt hơn 11% kế hoạch năm, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Bộ Tài chính cho biết vẫn còn hơn 50,000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ và 29 đơn vị chưa giải ngân kế hoạch vốn.
- Theo thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 3, số vốn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đạt hơn 21.96 tỷ USD với tổng 3,372 dự án. Với số vốn này, Trung Quốc xếp thứ 7 trong danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Chỉ tính riêng tháng 3/2022, tổng số vốn đầu tư từ Trung Quốc đạt khoảng 894 triệu USD với 48 dự án cấp mới.
- Theo Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 4/2022 (từ ngày 01/4 đến ngày 15/4/2022), tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 32.17 tỷ USD, giảm 12.3% (tương ứng giảm gần 4.5 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2022. Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/4/2022 đạt 208.83 tỷ USD.
- Cũng theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 3 vừa qua đạt 3.05 tỉ đô la, tăng 48.3%, tương ứng tăng hơn 1 tỉ đô la so với tháng trước.Tính chung, trong quí 1- 2022, trị giá xuất khẩu nhóm hàng này đạt 8.68 tỉ đô la, tăng 20.3% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 1.46 tỉ đô la
Thế giới
- GDP quý I Trung Quốc tăng 4.8%, vượt qua dự báo 4.4% trước đó. Doanh số bán lẻ trong tháng 3 giảm 3.5% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư tài sản cố định trong quý này tăng 9.3%, vượt qua kỳ vọng 8.5%. Sản lượng sản xuất công nghiệp trong tháng 3 tăng 5%, cao hơn 0.5 điểm % so với dự báo từ các chuyên gia. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô tăng từ 5.5% trong tháng 2 lên 5.8% trong tháng 3. Xuất khẩu cũng tăng trưởng vượt kỳ vọng 14.7% trong tháng 3, kim ngạch nhập khẩu thì giảm 0.1% so với cùng kỳ năm 2021.
- Cố vấn kinh tế của Tổng thống Ukraine đã đề nghị nhóm các nước G7 hỗ trợ tài chính 50 tỷ USD để trang trải khoản thâm hụt ngân sách do chiến tranh. Đáp lại yêu cầu này, Bộ trưởng tài chính G7 đã cam kết sẽ hỗ trợ cho Ukraine hơn 24 tỷ USD trong năm 2022 và các năm sau đó.
- Trước tình hình căng thẳng chính trị, Chủ tịch của World Bank cho biết định chế này đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay gần 1 điểm phần trăm, còn 3.1% từ mức dự báo 4.1% trước đó. Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng đã hạ dự báo cho 2022-2023, ước tính kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,6% trong năm nay và năm 2023, giảm lần lượt 0,8% và 0,2% so với nhận định trước đó trong tháng 1.
- Đồng yên Nhật đã giảm liên tục suốt 2 tuần nay xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ so với đồng đô la do lo ngại về chênh lệch lãi suất Mỹ – Nhật ngày càng nới rộng, làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát nhập khẩu ở Nhật Bản. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki ngày 19/04 đã đưa ra cam kết sẽ liên lạc chặt chẽ với Mỹ và những nước khác về động thái tiền tệ.
- Bộ Kinh tế Nga cho biết lạm phát Nga đã tăng lên mức 17.62% (tính tới ngày 15/04), cao nhất kể từ đầu năm 2002 và tăng so với mức 17.49% của tuần trước đó. Điều này diễn ra khi sự biến động của đồng Rúp đẩy giá cả tăng vọt trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố KQKD quý I và mùa họp ĐHCĐ.
- Thị trường trong nỗ lực tạo đáy, hấp thụ lực bán từ giải chấp margin.
- 24/4, Bầu Tổng thống Pháp.
- 26/4, Đơn đặt hàng lâu bền, chỉ số niềm tin tiêu dùng Hoa Kỳ; Tỷ lệ thất nghiệp Nhật Bản.
- 27/4, CPI Australia; Doanh thu nhà qua sử dụng và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 28/4, Doanh thu bán lẻ và Biên bản chính sách tiền tệ Nhật Bản; GDP Q1 công bố lần đầu và đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ.
- 29/4, Chỉ số PMI Trung Quốc; GDP Canada; GDP công bố lần đầu của EU
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN
