Index | Close | % |
Dow Jones | 34,792.30 | -1.05% |
Dầu WTI | 103.38 | +0.61% |
Vàng | 1,950.97 | -0.33% |
Tỷ giá | 22,963 | 0.00% |
Thông tin vĩ mô
- Giá xăng dầu hôm nay 22/4: Dầu thô Brent tiếp tục tăng thêm gần 2%. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 0,34% xuống 103,39 USD/thùng vào lúc 6h19 (giờ Việt Nam) ngày 22/4. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 6 tăng 1,86% lên 108,79 USD/thùng. Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (21/4), vì lo ngại về sự thắt chặt của nguồn cung khi Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị cho lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, điều sẽ hạn chế hơn nữa thương mại dầu trên toàn thế giới. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô Brent tăng 1,53 USD lên 108,33 USD/thùng. Trong phiên có thời điểm giá lên tới 109,8 USD. Giá dầu thô WTI của Mỹ cũng tăng 1,6 USD lên 103,79 USD sau khi lên cao nhất phiên ở 105,42 USD.
- Giá vàng hôm nay 22/4: Tiếp đà giảm 1% của phiên trước. Giá vàng đã giảm 1% xuống đáy hai tuần trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (21/4), vì lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao và khẩu vị rủi ro phục hồi nhờ triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ. Trong phiên giao dịch sáng ngày 22/4, giá vàng giao ngay giảm 0,03% xuống 1.951,2 USD/ounce vào lúc 5h57 (giờ Việt Nam), theo kitco. Giá vàng giao tháng 6 cũng giảm 0,02% xuống 1.952,95 USD. Hôm 20/4, Chủ tịch Fed tại San Francisco Mary Daly cho biết bà tin rằng khả năng tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong tháng tới là hoàn toàn vững chắc, với lộ trình tăng lãi suất của Fed trong năm nay được coi là phù hợp trong bối cảnh lạm phát cao. Tương tự, trong một phiên thảo luận nhóm của cuộc họp mùa xuân hàng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) diễn ra hôm 21/4, chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh trường hợp ngân hàng trung ương mạnh tay tăng lãi suất.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xử nghiêm hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán. Sáng 21/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3. Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình điểm lại hàng loạt vấn đề cử tri quan tâm, lo lắng. Trong đó, cử tri lo lắng đến tình trạng giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Đặc biệt là tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần đang tiếp tục gia tăng ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực, quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cho toàn dân. Cử tri cũng quan tâm đến việc xử lý của các cơ quan chức năng về hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản; tình trạng dự án đã được giao nhưng không triển khai hoặc chậm triển khai đã tồn tại nhiều năm nay, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, cuộc sống của người dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục có giải pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.
- Ngân hàng Thế giới cảnh báo khủng hoảng an ninh lương thực kéo dài. Ngày 20/4, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass nhận định cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến giá lương thực tăng cao, tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo nhất, đồng thời cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí có thể sang tận năm 2023. Giá lương thực hiện tăng tới 37% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời đang tăng cao hơn so với Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Đây là điều đáng lưu tâm do CPI là thước đo mức độ tác động tới người nghèo, đối tượng chủ yếu hàng ngày chi tiêu cho lương thực,thực phẩm. Vấn đề lương thực hiện nay khá nghiêm trọng, giá cả tăng cao tác động tới người dân tại các quốc gia nghèo, đặc biệt ở những vùng nông thôn khó khăn. Việc thiếu lương thực khiến người nghèo có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các loại thực phẩm kém dinh dưỡng hơn.
- Phố Wall giảm điểm trước khả năng tăng lãi suất. Phố Wall kết thúc phiên giao dịch 21/4 giảm điểm, khi nhà đầu tư phản ứng lại với phát biểu của một số quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), trong đó có Jerome Powell, về dự định quyết liệt tăng lãi suất trong năm nay. Lãi suất có thể sẽ tăng 0,5% sau phiên họp của Fed, diễn ra trong hai ngày 3-4/5, và sẽ là một trong nhiều lần điều chỉnh lãi suất trong năm nay, ông Powell chia sẻ. Việc lạm phát hiện tại cao gấp 3 lần ngưỡng mục tiêu 2% của Fed, “đẩy nhanh tăng lãi suất là bước đi phù hợp”, Powell phát biểu trong hội nghị kinh tế toàn cầu tổ chức bởi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). “Ông Powell và nhiều quan chức Fed, đã liên tục bày tỏ tham vọng kiểm soát lạm phát trong thời gian sớm nhất. Họ cũng ám chỉ rằng quá trình này sẽ được thực hiện một cách quyết liệt”, theo George Catrambone, giám đốc giao dịch tại DWS Group. Lợi suất trái phiếu cũng lập đỉnh nhiều năm. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm, vốn tương đối nhạy cảm với thay đổi lãi suất, chạm ngưỡng cao nhất 3 năm trước khi giảm nhẹ.
Tin doanh nghiệp
- BVB: Lợi nhuận Ngân hàng Bản Việt (BVB) tăng 14% trong quý I/2022
- MIG: ĐHCĐ Bảo hiểm Quân đội (MIG): “MIC sẽ có đối tác chiến lược ngay trong năm 2022”
- IJC: Becamex IJC (IJC): Doanh thu và lợi nhuận quý I/2022 sụt giảm mạnh
- VRE: Vincom Retail (VRE) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 82,5%
- VCG: ĐHĐCĐ Vinaconex (VCG): Mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 1.400 tỷ đồng, trả cổ tức 28%
- API: Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương (API) báo lãi quý 1/2022 gấp gần 3 lần cùng kỳ, chuẩn bị triển khai loạt dự án mới
- DXS: Ông Lương Trí Thìn rời HĐQT DXS để tập trung chiến lược cho hệ sinh thái Đất Xanh
- VIC: Vingroup (VIC) đặt mục tiêu doanh thu 140.000 tỷ đồng, phát triển 3 dự án đại đô thị mới
- DXG: Ông Lương Trí Thìn đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu DXG
- GEX: Gelex (GEX): Cổ phiếu giảm mạnh, CEO Nguyễn Văn Tuấn đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu
- VHC: Vĩnh Hoàn (VHC): Quý I/2022, lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền âm kỷ lục
- AAS: Smart Invest (AAS): Quý I/2022, lợi nhuận sau thuế tăng gấp 30 lần cùng kỳ
- HUB: Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB): Quý I/2022, doanh thu tăng nhẹ nhưng lợi nhuận tăng mạnh
- DPM: PVFCCo (DPM): Sản lượng quý I/2022 tăng 30%, lợi nhuận đạt hơn 2.224 tỷ đồng
- GVR: Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR): Cổ phiếu giảm hơn 17% trong 3 phiên, lãnh đạo đăng ký mua 130.000 cổ phiếu
- TNH: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Quý I/2022, lợi nhuận tăng 5,8% lên 16,13 tỷ đồng
- CII: Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII): Quý I/2022, tiếp tục lỗ hoạt động cốt lõi thêm 222,6 tỷ đồng
- BVL: Quý I/2022, BV Land (BVL) báo lãi sau thuế 59,2 tỷ đồng, gấp 28 lần cùng kỳ
- IDI: Quý I/2022, IDI báo lãi gấp 10 lần cùng kỳ
Diễn biến thị trường Phiên 21.04.2022
- TTCK giảm điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn đang neo ở mức cao.
- Ngân hàng Nhà nước cho biết trong 3 năm gần đây, hoạt động cho vay đối với lĩnh vực bất động sản giảm về tỷ trọng so với tín dụng của toàn hệ thống, cụ thể tín dụng đổ vào bất động sản giảm từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% cuối năm 2021, cổ phiếu ngành bất động sản giảm ở NLG (-7%), DIG (-7%).
- Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu phân bón trong 3 tháng đầu năm 2022 lên tới 291 triệu USD, tăng gấp 2.8 lần so với cùng kỳ năm trước, cổ phiếu ngành phân bón tăng ở DPM (+2.3%).
- Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc phi nhân thọ 2 tháng đầu năm đạt 11,248 tỷ đồng, tăng 15.3%YoY và đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu bảo hiểm đạt 15%/năm, cổ phiếu ngành bảo hiểm tăng ở MIG (+6.9%), BVH (+3.9%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 21.04.2022
- VNIndex trải qua một phiên giảm điểm giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen.
- Lực cầu bắt đáy quanh vùng hỗ trợ yếu 145x giúp làm giảm đà rơi của chỉ số, đồng thời khiến cho trạng thái của thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn. Mặc dù vậy, thanh khoản gia tăng trong các nhịp sụt giảm phá đáy để ngỏ rủi ro tiếp tục mở rộng điều chỉnh xuống vùng hỗ trợ sâu hơn.
- Nhà đầu tư được khuyến nghị hạ tỷ trọng các vị thế trading trong các nhịp hồi sớm và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại nếu về vùng hỗ trợ sâu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Áp lực bán từ phiên hôm qua sẽ còn kéo dài sang phiên sáng hôm nay ở nhóm cổ phiếu Midcap và Penny
- Khả năng cao việc xử lý lượng margin giải chấp sẽ tiếp tục còn ở 2 nhóm kể trên
- Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có 2 phiên ngừng giảm điểm đặc biệt là nhóm Ngân hàng, chứng khoán và một số mã blue chip
- Điều này cho thấy tín hiệu dòng tiền đang tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và có tính chất cơ bản tốt
- Vùng 1380 đã bị xuyên phá trong phiên hôm qua, nên khả năng hôm nay tiếp tục test lại vùng 1360 trước khi có nhịp hồi phục rõ ráng
- Nhà đầu tư có vị thế tài khoản an toàn, ít margin có thể tham gia mua những cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn, hết room, blue chip trong nhịp VNINDEX về gần vùng hỗ trợ trên để lướt sóng ngắn hạn