Index | Close | % |
Dow Jones | 34,912.88 | +1.45% |
Dầu WTI | 103.24 | -4.59% |
Vàng | 1,949.8 | -1.45% |
Tỷ giá | 22,957.5 | +0.29% |
Thông tin vĩ mô
- Giá thép thanh vằn tương lai tăng 1%, cao nhất 6 tháng. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 19/4 là 5.159 nhân dân tệ/tấn (806 USD/tấn), tăng 0,9% so với ngày 18/4, cao nhất 6 tháng. Giá mặt hàng này tăng vì Trung Quốc phong tỏa nhiều thành phố, trong đó có Thượng Hải, làm ảnh hưởng đến sản xuất, vận chuyển… Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn đang áp dụng các biện pháp giảm khí thải ra môi trường. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 3 giảm 6% so với cùng kỳ năm trước xuống còn 88,3 triệu tấn. Còn trong quý I, sản lượng giảm 10,5% so với cùng kỳ 2021. Về giá giao ngay, thép thanh vằn, thép cuộn cán nóng tăng 0,3% lên lần lượt 5.063 nhân dân tệ/tấn (791 USD/tấn), và 5.200 nhân dân tệ/tấn (813 USD/tấn). 3 loại cuộn cán nguội, thép không gỉ và hình chữ I không đổi so với ngày trước đó và giao dịch ở 5.640 nhân dân tệ/tấn (881 USD/tấn), 18.398 nhân dân tệ/tấn (2.877 USD/tấn) và 5.133 nhân dân tệ/tấn (802 USD/tấn).
- Giá than, khí đốt đồng loạt giảm. Giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ngày 18/4 giảm 1,6% so với ngày trước đó, xuống 309 USD/tấn. Nguyên nhân là sản lượng than tại Trung Quốc trong tháng 3 tăng 15% so với cùng kỳ năm trước lên 396 triệu tấn. Giá than đã hạ nhiệt so với mức đỉnh 430 USD/tấn hồi đầu tháng 3 nhưng vẫn cao hơn 95% so với đầu năm. Giá than nhiệt ở mức cao do tác động của những diễn biến trên thế giới liên quan đến chiến sự tại Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cấm nhập than từ Moscow từ tháng 8. Trước chiến tranh, thị trường than đã thắt chặt vì khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến nhu cầu sử dụng than cho sản xuất điện tăng cao. Giá khí tại châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan 93,5 euro/mwh, giảm 2,3% so với ngày 17/4. Giá mặt hàng này đi xuống vì khí đốt qua Ukraine và đường ống Nord Stream 1. Bên cạnh đó, thông tin liên quan đến việc thanh toán các giao dịch khí đốt cũng giúp mặt hàng này hạ nhiệt.
- Lượng khí đốt của Nga qua Ukraine sang châu Âu giảm. Lượng khí đốt của Nga dự kiến chuyển sang châu Âu qua lãnh thổ Ukraine đã giảm theo yêu cầu của khách hàng, trong khi lượng khí đốt chuyển sang Đức qua đường ống dẫn khí Phương Bắc 1 ổn định và dòng khí đốt về hướng Đông qua đường ống Yamal-châu Âu từ Đức sang Ba Lan tăng. Số liệu của công ty vận hành TSO Eustream của Slovakia cho thấy lượng khí đốt của Nga dự kiến vận chuyển qua lãnh thổ Ukraine đến thị trấn Velke Kapusany (Slovakia) ngày 19/4 vào khoảng 398.774 MWh/ngày, thấp hơn so với mức 420.099 MWh/ngày hôm 18/4. Công ty năng lượng Gazprom của Nga cho biết công ty tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua Ukraine ngày 19/4 theo yêu cầu của các khách hàng châu Âu. Trong khi đó, dòng khí đốt sang Đức qua đường ống Phương Bắc 1 ở Biển Baltic sáng 19/4 ở mức 72.980.009 kWh/h, ít thay đổi so với 24 giờ trước đó. Theo số liệu của nhà vận hành Gascade, dòng khí đốt về hướng Đông qua đường ống Yamal-châu Âu từ Đức sang Ba Lan gia tăng.
- Đề xuất Quốc hội ban hành Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy hoạch. Các báo cáo tại phiên họp cho biết để triển khai thi hành Luật Quy hoạch, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị quyết và tổ chức 3 hội nghị trực tuyến toàn quốc về vấn đề này; ban hành danh mục các quy hoạch; trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 7 Luật, 1 Pháp lệnh, 2 Nghị quyết; ban hành 42 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch. Ngoài ra, Thủ tướng đã ban hành 3 chỉ thị, 2 quyết định và nhiều văn bản chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Báo cáo còn chỉ ra trong quá trình thực hiện Luật Quy hoạch đã nảy sinh những khó khăn, vướng mắc cả trong các quy định tại Luật Quy hoạch; các luật, pháp lệnh liên quan về quy hoạch; trong việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch; đặc biệt những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật về quy hoạch. Theo quy định của Luật Quy hoạch, cả nước cần lập 111 quy hoạch, gồm 3 quy hoạch quốc gia, 39 quy hoạch ngành quốc gia, 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh. Đến nay 7/111 quy hoạch được phê duyệt, chiếm khoảng 6% (gồm, 1 quy hoạch quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia, 1 quy hoạch vùng và 1 quy hoạch tỉnh). Tất cả các quy hoạch đang được triển khai tích cực, song số lượng cần phê duyệt còn lại là rất lớn (104 quy hoạch).
- Sri Lanka đề nghị IMF hỗ trợ khẩn cấp. Sri Lanka đề nghị Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ tài chính khẩn cấp và cơ quan này đang trong quá trình cân nhắc yêu cầu trên, một nhân vật thân cận với Bộ trưởng Tài chính nước này chia sẻ trong ngày 19/4. Phong trào biểu tình liên tục lan rộng trong những ngày qua trong bối cảnh Sri Lanka lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ sau khi giành độc lập, bắt nguồn từ những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, cách điều hành sai lầm của chính phủ và xu hướng tăng giá nhiên liệu, hàng hóa toàn cầu. Phái đoàn dẫn đầu bởi Bộ trưởng Tài chính Sri Lanka Ali Sabry đã tiến hành đàm phán với IMF tại Washington hôm 18/4 nhằm xây dựng một chương trình giúp quốc gia này cải thiện nguồn dự trữ ngoại hối và nhận về các khoản cho vay bắc cầu phục vụ mục đích chi trả chi phí nhập khẩu nhiên liệu, thực và dược phẩm.
Tin doanh nghiệp
- NLG: NLG đặt kế hoạch lợi nhuận 1.206 tỷ đồng, mục tiêu doanh số đạt 2 tỷ USD trong 3 năm tới
- SHS: Quý I/2022, SHS ghi nhận lợi nhuận gần 411 tỷ đồng, tăng 21,6%
- HAX: Haxaco (HAX): Quý I/2022, lợi nhuận sau thuế giảm 2,4% về 58,2 tỷ đồng
- VIX: Quý I/2022, lợi nhuận Chứng khoán VIX (VIX) giảm 15,9% về 268,08 tỷ đồng do doanh thu tự doanh suy giảm
- KHG: KHG chốt danh sách trả cổ tức và cổ phiếu thưởng 39% ngày 20/4
- SZC: Quý I/2022, doanh thu Sonadezi Châu Đức (SZC) tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại giảm do biên lợi nhuận gộp giảm mạnh
- TLH: Thép Tiến Lên (TLH): Quý I/2022, doanh thu tăng không nhanh bằng giá vốn dẫn tới lợi nhuận giảm 28,1%
- PHR: Phước Hòa (PHR): Lợi nhuận quý I/2022 tăng đột biến nhờ tiền đền bù dự án Khu công nghiệp VSIP 3
- PVM: ĐHCĐ PVMachino (PVM): Tham gia sâu vào bất động sản khi có “bóng dáng” của Tập đoàn T&T
- QNS: Đường Quảng Ngãi (QNS): Sau nhiều lần thất bại, Tổng giám đốc lại tiếp tục đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu
- TEG: Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (TEG): Công ty của Chủ tịch đăng ký mua 500.000 cổ phiếu
- NTP: Nhựa Tiền Phong (NTP) chia toàn bộ mức cổ tức 25% của năm 2021 bằng tiền mặt
Diễn biến thị trường Phiên 19.04.2022
- TTCK giảm điểm sau khi Standard Chartered dự báo lạm phát của Việt Nam năm nay đạt 4.2%, năm 2023 ở mức 5.5%.
- Vinacam nhận định rằng nguồn cung DAP từ các nhà sản xuất nội địa lại càng eo hẹp hơn khi vấn đề nguồn nguyên liệu chưa được giải quyết triệt để, khiến giá phân đạm tăng mạnh, cổ phiếu ngành phân đạm tăng ở DGC (+4%), DPM (+4.3%).
- Bộ Xây dựng dự báo vật liệu xây dựng sẽ tăng giá trong thời gian tới khiến giá nhà ở, công trình xây dựng tăng, cổ phiếu nhóm xây dựng giảm ở HBC (-6.9%), VCG (-6.9%).
- Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định nguồn cung thế giới đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan và thiếu nhân công cùng với việc Trung Quốc đang phong tỏa nhiều thành phố, gây cản trở lớn đến tình hình vận chuyển hàng hóa tới các cảng biển khiến giá cao su tăng mạnh, cổ phiếu ngành cao su tăng ở CSM (+1%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 19.04.2022
- VNIndex tăng điểm nhẹ trong phiên trước khi suy yếu và lao dốc mạnh về cuối phiên.
- Thanh khoản gia tăng trong các nhịp sụt giảm phá đáy cho thấy rủi ro tiếp tục mở rộng nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp vẫn đang có phần lấn át. Mặc dù vậy, VNIndex hiện đang lùi về điểm đỡ quan trọng tại quanh 1390 (+-5) và chúng tôi kỳ vọng chỉ số sẽ xuất hiện một nhịp hồi phục tại đây.
- NĐT được khuyến nghị có thể gia tăng vị thế tại vùng hỗ trợ đã đề cập đối với các cổ phiếu mục tiêu nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Áp lực bán từ phiên hôm qua sẽ còn kéo dài sang phiên sáng hôm nay
- Với việc giảm sốc trong tuần trước và tuần này thì khả năng cao việc xử lý lượng margin giải chấp sẽ tiếp tục còn
- Không loại trừ khả năng có việc giảm tạo GAP về quanh vùng 1380-1390 điểm trước khi có lực cầu giá rẻ vào bắt đáy
- Nhà đầu tư có vị thế tài khoản an toàn, ít margin có thể tham gia mua những cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn, hết room, blue chip trong nhịp VNINDEX về gần vùng hỗ trợ trên để lướt sóng ngắn hạn