I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Nỗ lực tạo vùng đáy trong ngắn hạn.
VN-Index tiếp tục giảm -1.58% trong tuần qua khi các ngành lớn như Ngân hàng, BĐS, Tài nguyên cơ bản đều suy yếu. Số cổ phiếu giảm điểm áp đảo với 271 cổ phiếu giảm so với 124 cổ phiếu tăng dù vậy thị trường vẫn tiếp tục phân hóa với 7/19 ngành tăng điểm. Kết quả kinh doanh tích cực giúp một số cổ phiếu ngành Bán lẻ, hóa chất và công nghệ thông tin tăng điểm tích cực. Mùa công bố KQKD quý I là điểm sáng hiếm hoi để tiếp tục giữ lửa cho thị trường trong bối cảnh hoạt động đầu cơ tại các cổ phiếu có lịch sử làm giá đang thu hẹp đáng kể, kéo theo thanh khoản toàn thị trường giảm sút. VN-Index có khả năng cân bằng ở 1,440 điểm trong tuần tới, cơ hội đầu tư các cổ phiếu cơ bản cho mục tiêu trung hạn vẫn được lưu ý trong quá trình VN-Index tạo đáy ngắn hạn.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 50/NQ-CP, theo đó chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải quyết thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Trong các nhiệm vụ được phân giao cho các bộ ban ngành. Nội dung đáng chú ý Bộ Công An tập trung trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm liên liên chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, … Điều này cho thấy Chính phủ đang quyết tâm thực thi các giải pháp đi vào cuộc sống đồng thời cũng sẽ đẩy mạnh thanh kiểm tra. Điều này cũng ảnh hưởng đến TTCK trong ngắn hạn tuy nhiên đây là một giải pháp mang lại lợi ích cho các thị trường trong dài hạn.

Nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch thận trọng trở lại trong tuần qua, bên cạnh đó, các tổ chức trong nước vẫn duy trì đà bán ròng, trong khi khối ngoại có tuần mua ròng tích cực trở lại.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước bán ròng trở lại 852 tỷ đồng ở sàn HoSE ở tuần 12-15/4, trong đó có 386 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Tổ chức trong nước duy trì trạng thái bán ròng với giá trị 260 tỷ đồng, giảm 65% so với tuần trước, tuy nhiên, nếu chỉ tính khớp lệnh, dòng vốn này mua ròng 929 tỷ đồng.
Khối ngoại mua ròng trở lại 1.111 tỷ đồng, tuy nhiên, dòng vốn này bán ròng 543 tỷ đồng nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh. MWG được khối ngoại sàn HoSE mua ròng đột biến 1.500 tỷ đồng trong tuần từ 12-15/4 và chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận với 1.654 tỷ đồng. NVL và GEX đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 176 tỷ đồng và 172 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
Sức ép từ lạm phát tạo áp lực không nhỏ đến quyết định của các NHTW.
TTCK Hoa Kỳ chịu sức ép giảm điểm trước báo cáo lạm phát và lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng cao trước mùa công bố KQKD quý I. Các chỉ CK Hoa Kỳ giảm từ 0.3% – 3.9%. Diễn biến tương đồng, các TTCK Châu Á giảm bình quân -1.5%. Đi ngược chiều với TTCK, thị trường hàng hóa ghi nhận tuần thứ 2 tăng liên tiếp với mức tăng mạnh 6%. Mức tăng rộng ở hầu hết hàng hóa nhưng đóng góp chính từ giá dầu và gas tự nhiên lần lượt 11% và 14%.
Mùa công bố KQKD quý I sẽ được đẩy mạnh dù vậy tâm lý lo ngại lạm phát, lợi suất trái phiếu tăng và tốc độ tăng lãi suất có thể được đẩy nhanh trong kỳ họp đầu tháng 5 là các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý thị trường. CPI Hoa Kỳ tăng 8.5% trong tháng 3, cao nhất trong vào 41 năm, vượt qua dự báo từ Dow Jones. Lạm phát Anh cũng tăng lên mức 7% trong tháng 3, mức cao nhất trong 30 năm. Đóng góp cho mức CPI cao từ giá thực phẩm và giá năng lượng, đang bào mòn sức tiêu dùng và tạo áp lực đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất tại các nước trong các cuộc họp chính sách tiếp theo. CPI Trung Quốc cũng tăng 1.5% đặt Chính phủ nước này thận trọng hơn khi mở rộng chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng. Mục tiêu tăng trưởng 5.5% của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do chính sách zero covid đã phỏng tỏa 20 thành phố chiếm 40% GDP toàn quốc. Kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc giảm -0.1% trong tháng 3 so cùng kỳ sau 2 năm. Việc đóng cửa kéo dài không chỉ ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc mà còn ảnh hưởng chuỗi cung ứng qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng thế giới trong năm 2022

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Với mục tiêu tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6.5%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 05 thành phố trực thuộc trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước.
- Cục Hàng không Việt Nam vừa kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh mức giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, tăng trung bình 3.7% so với khung giá hiện hành. Việc điều chỉnh khung giá vé máy bay do giá nhiên liệu tăng đột biến từ đầu năm 2022. Giả định tỷ trọng nhiên liệu chiếm 39% tổng chi phí thì chi phí nhiên liệu tháng 4 của các hãng hàng không tăng 65% so với tháng 12/2014 và tăng 84% so với tháng 9/2015.
- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022-2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022. Theo đó, tổng trả nợ của Chính phủ giai đoạn 2022-2024 khoảng 1,116 nghìn tỷ đồng, trong đó trả nợ trực tiếp khoảng 971 nghìn tỷ đồng, trả nợ vay lại khoảng 145 nghìn tỷ đồng.
- Bộ Tài chính cho biết, trong quý 1/2022, Thanh tra Bộ và các đơn vị thực hiện 11,406 cuộc thanh tra, kiểm tra; tiến hành kiểm tra 251,650 hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan. Theo đó, mức xử lý tài chính gần 10,807 tỷ đồng, trong đó, kiến nghị thu hồi nộp khoảng 2,960 tỷ đồng, kiến nghị xử lý tài chính khác khoảng 7,121 tỷ đồng; xử phạt vi phạm hành chính khoảng 725 tỷ đồng. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 1,992.3 tỷ đồng.
- Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách nhà nước quý 1 ước đạt 460.6 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 32.6% dự toán và duy trì mức tăng 7.7% so với cùng kỳ năm 2021, mặc dù nhiều khó khăn, thách thức trong quý đầu năm. Trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước quý 1, thu nội địa đạt 375.2 nghìn tỷ đồng, đạt 31,9% dự toán, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021
Thế giới
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo tăng 8.4% từ Dow Jones, đồng thời là mức tăng cao nhất kể từ tháng 12/1981. Nếu không tính đến thực phẩm và năng lượng, CPI tháng 3 tăng như kỳ vọng 6.5%. Lạm phát lõi tăng 0.3%, “nóng” nhất kể từ tháng 8/1982, nhưng thấp hơn dự báo tăng 0.5%.
- Lạm phát tại Anh tăng lên mức 7% trong tháng 3/2022, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/1992, cao hơn mức 6.2% của tháng trước. Theo số liệu từ cuộc thăm dò của Reuters, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1.1% so với tháng trước, cao hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế 0.7%. Do sức nóng từ lạm phát tăng mạnh, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất tại 3 cuộc họp chính sách liên tiếp, tăng lãi suất từ 0.1% lên 0.75%.
- Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ trong tháng 3/2022 tăng 11.2% so với cùng kỳ năm ngoái, Cục Thống kê Lao động Mỹ ngày 13/4 cho biết. So với tháng trước, chỉ số này tăng 1.4%. Cả hai đều là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/2010. Nếu không tính thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại, PPI lõi tăng 0.9% so với tháng trước và là mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2021.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đã cắt giảm khoảng 15 tỉ đô la Mỹ trái phiếu Trung Quốc mà họ đang nắm giữ trong tháng 3, khiến đây trở thành tháng thoái vốn kỷ lục khỏi thị trường trái phiếu lớn thứ hai thế giới. Các số liệu được Công ty Lưu ký và Thanh toán bù trừ trung ương Trung Quốc công bố hôm 8-4 cho thấy, các nhà đầu tư toàn cầu đã bán tháo 51.8 tỉ nhân dân tệ, tương đương với 8.1 tỉ đô la trái phiếu chính phủ Trung Quốc trong tháng 3 – mức thoái vốn cao nhất từ trước tới nay. Hội đồng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) ngày 14/4 triệu tập cuộc họp lãi suất và thống nhất nâng lãi suất repo 7 ngày lên 1.5%, cao nhất kể từ tháng 7/2019. Động thái này nhằm kiểm soát lạm phát trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine đã khiến cho giá dầu và một số hàng hóa quan trọng tăng mạnh.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố KQKD quý I và mùa họp ĐHCĐ.
- Hoạt động thanh kiểm tra trong lĩnh vực BĐS và chứng khoán ảnh hưởng diễn biến và thanh khoản thị trường.
- 18/4, Tỷ lệ thất nghiệp, Doanh thu bán lẻ, chỉ số sản xuất công nghiệp và GDP Trung Quốc; cuộc họp IMF.
- 19/4, Biên bản chính sách tiền tệ Australia.
- 20/4, Chỉ số sản xuất công nghiệp EU; Doanh thu bán nhà qua sử dụng và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 21/4, Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Chỉ số niềm tin tiêu dùng và CPI của EU.
- 22/4, PMI Anh, Hoa Kỳ và EU
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN
