Index | Close | % |
Dow Jones | 34,412.61 | -0.11% |
Dầu WTI | 107.34 | -0.08% |
Vàng | 1,977.26 | -0.48% |
Tỷ giá | 22,900 | 0.00% |
Thông tin vĩ mô
- Giá cao su tiếp tục tăng. Theo Trading Economics, giá cao su tự nhiên tương lai tại Nhật Bản ngày 18/4 là 276 yên/kg (2.180 USD/tấn), tăng 0,6% so với cuối tuần trước, cao nhất từ tháng 3/2021. So với đầu tháng 4, giá mặt hàng này tăng 9%. Nguyên nhân khiến giá cao su tăng là cung thiếu hụt. Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định nguồn cung thế giới đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan và thiếu nhân công vì Covid-19. Bên cạnh đó, Trung Quốc đang phong tỏa nhiều thành phố, gây cản trở lớn đến tình hình vận chuyển hàng hóa tới các cảng biển. Theo ANRPC, điều kiện thời tiết bất lợi có thể làm khan hiếm nguồn cung cao su trong những tháng tới, tốc độ tăng trưởng doanh số bán ôtô khả quan ở các nền kinh tế lớn, nhu cầu găng tay và quần áo bảo hộ cá nhân tăng sẽ tác động đến giá cao su.
- Giá phân bón cao hơn 39% so với đỉnh năm 2008. Chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets trong tuần kết thúc vào ngày 15/4 là 1.159 USD/tấn, nhích lên gần 1% so với tuần trước đó. So với đỉnh giá trong tuần kết thúc vào 25/3, giá giảm 9%. Cách đây 14 năm, thị trường thế giới cũng chứng kiến đợt tăng giá mặt hàng này. Trong tuần kết thúc vào ngày 11/8/2008, chỉ số giá là 916 USD/tấn, lập kỷ lúc bấy giờ. Nguyên nhân là do nhu cầu tăng cao, dự trữ thấp và Chính phủ Mỹ, thị trường lớn của thế giới, điều chỉnh mức độ sản xuất. Những tháng cuối năm của 2008, thị trường lắng xuống. Hiện tại, so với mức đỉnh năm 2008, giá phân bón đang cao hơn 39%. Cuộc chiến tại Ukraine, bắt đầu từ 24/4, tác động lớn đến thị trường phân bón, vốn đã nóng trước chiến sự. Nga, Belarus chiếm khoảng 40% xuất khẩu kali toàn cầu nhưng cả hai nguồn cung này đang bị ảnh hưởng. Nga chiếm khoảng 11% xuất khẩu ure thế giới và 48% amoni nitrate. Nga và Ukraine xuất khẩu khoảng 28% lượng phân bón nitơ, phospho, kali toàn cầu. Về thị trường Trung Quốc, giá ure trong tuần kết thúc vào ngày 15/4 là 2.938 nhân dân tệ/tấn (460 USD/tấn), tăng 0,2% so với đầu tuần. Giá loại phân bón này tăng 11,4% trong tháng 3 và hiện cao hơn đầu năm khoảng 10%.
- Giá nickel tăng gần 11% trong một tuần. Trong tuần kết thúc vào ngày 15/4, giá giao ngay của nhiều kim loại màu tại Trung Quốc tăng. Dẫn đầu danh sách là nickel với 10,7% và giao dịch ở 233.750 nhân dân tệ/tấn (36.688 USD/tấn). Tiếp đó là kẽm và bạc với mức tăng lần lượt là 3,2% và 2,8% lên 28.070 nhân dân tệ/tấn (4.405 USD/tấn), 5.199 nhân dân tệ/tấn (816 USD/tấn). Nhôm và đồng cũng tăng với các mức tương ứng là 2,3% và 1,8% và giao dịch ở 21.740 nhân dân tệ/tấn (3.412 USD/tấn), 75.055 nhân dân tệ/tấn (11.780 USD/tấn). Trong khi đó, chì và thiếc thỏi hạ 0,2% và 0,1 xuống 15.375 nhân dân tệ/tấn (2.413 USD/tấn), 343.830 nhân dân tệ/tấn (53.966 USD/tấn). Trong tuần trước, giá thép thanh vằn giao ngay tăng 1,8% lên 5.048 nhân dân tệ/tấn (792 USD/tấn). Cuộn cán nóng, thép hình chữ I tăng 1,2 và 1,1% lên 5.198 nhân dân tệ/tấn (815 USD/tấn) và 5.133 nhân dân tệ/tấn (805 USD/tấn). Trong khi đó, thép không gỉ và cuộn cán nguội diễn biến ngược chiều với mức giảm theo thứ tự là 0,7% và 0,1% còn 18.398 nhân dân tệ/tấn (2.887 USD/tấn) và 5.636 nhân dân tệ/tấn (884 USD/tấn). Giá quặng, nguyên liệu trong sản xuất thép, tăng 1,2% lên 1.009 nhân dân tệ/tấn (158 USD/tấn).
- Phó Thủ tướng: Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch điện VIII trước 25/4. Thông báo nêu rõ quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành quốc gia đặc biệt quan trọng trong hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia, được Bộ Công Thương tổ chức lập theo nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng giao. Đây là quy hoạch ngành quốc gia được các địa phương trong cả nước đặc biệt quan tâm và có nhiều kiến nghị, đóng góp trong quá trình Bộ Công Thương tổ chức lập, cũng như giai đoạn hoàn thiện quy hoạch theo các chỉ đạo của Thủ tướng. Chính vì vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, thực hiện đầy đủ các kết luận chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 92/2022 của Văn phòng Chính phủ, trong đó cần làm rõ các tiêu chí xác định các dự án quan trọng, ưu tiên từng thời kỳ để bố trí không gian phát triển các vùng, miền, địa phương, bảo đảm minh bạch, hiệu quả.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu làm rõ về nợ xấu trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, trái phiếu. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá việc ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết số 42) là một quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội. Đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, địa phương và các tổ chức tín dụng (TCTD) trong gần 5 năm qua đã tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết, qua đó đã góp phần kiểm soát nợ xấu dưới mức 2%, bảo đảm an toàn của hệ thống các TCTD. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ hoàn thiện báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42 và hồ sơ dự thảo Nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 theo hướng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 42 so với các mục tiêu, yêu cầu khi trình Quốc hội thông qua Nghị quyết. Phân tích, làm rõ về thực trạng nợ xấu, kết quả xử lý nợ xấu, đánh giá kỹ hơn hiệu quả của các biện pháp xử lý nợ xấu.
- Tăng trưởng GDP Trung Quốc vượt kỳ vọng trong quý I. GDP quý I của Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn với dự báo cho dù ảnh hưởng từ các biện pháp phong tỏa trên nhiều khu vực của đất nước là không hề nhỏ, theo thông tin mới được công bố bởi Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Theo đó, GDP quý I Trung Quốc tăng 4,8%, vượt qua dự báo 4,4% trước đó. Tuy nhiên, doanh số bán lẻ trong tháng 3 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự kiến. Các chuyên gia phân tích được khảo sát bởi Reuters dự báo mức giảm 1,6%. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô tăng từ 5,5% trong tháng 2 lên 5,8% trong tháng 3. Tỷ lệ thất nghiệp đối với nhóm dân số từ 16-24 tuổi duy trì ở ngưỡng cao hơn 16%. Xuất khẩu, động lực tăng trưởng chính của Trung Quốc, cũng tăng trưởng vượt kỳ vọng 14,7% trong tháng 3. Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của quốc gia này giảm 0,1% so với cùng kỳ năm 2021, theo thông tin công bố trong tuần trước.
Tin doanh nghiệp
- VBH: ĐHĐCĐ Điện tử Bình Hòa (VBH): Cổ đông chất vấn đề thu hồi công nợ, không chia cổ tức
- ABB: ABBANK (ABB) lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, chuyển sàn
- TIS: Gang thép Thái Nguyên (TIS): Giá vốn ăn mòn lợi nhuận, nợ phải trả gấp 4,5 lần vốn chủ sở hữu
- HDB: HDBank (HDB): IFC và DEG sẽ tham gia Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới
- ACL: Quý I/2022, Thuỷ sản Cửu Long An Giang (ACL) báo lãi tăng gần gấp 6 lần
- OGC: Đồng loạt thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát OGC từ nhiệm trước thềm ĐHCĐ
- PTB: Quý I/2022, doanh thu Phú Tài (PTB) tăng 23% lên 1.735,6 tỷ đồng
- CLX: ĐHĐCĐ Cholimex (CLX): Cổ đông quan tâm đến tình hình thực hiện các dự án, kế hoạch tăng vốn, thoái vốn Nhà nước
- FTM: CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp
- DPG: Năm 2022, Đạt Phương (DPG) đặt kế hoạch doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận nhích nhẹ
- LHG: Long Hậu (LHG) đặt kế hoạch thụt lùi 62,6%
- GEX: Cổ phiếu Gelex (GEX) giảm mạnh, quỹ Dragon Capital gom vào 800.000 cổ phiếu để trở thành cổ đông lớn
Diễn biến thị trường Phiên 18.04.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm trước áp lực bán mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như Ngân hàng và Bất động sản bởi lo ngại ảnh hưởng từ việc siết trái phiếu doanh nghiệp cũng như cho vay lĩnh vực rủi ro trong khi áp lực lạm phát vẫn hiện hữu và căng thẳng giữa Nga – Ukraine chưa hạ nhiệt.
- Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) nhận định nguồn cung cao su thế giới đang bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan và thiếu nhân công vì Covid-19 và Trung Quốc đang phong tỏa nhiều thành phố, gây cản trở lớn đến tình hình vận chuyển hàng hóa tới các cảng biển khiến cổ phiếu sao su tăng giá ở GVR (+2.2%), PHR (+1.4%).
- Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong nửa đầu tháng 4, giá gạo xuất khẩu 100% tấm của Việt Nam đã được điều chỉnh tăng 3 đợt, với tổng mức tăng lên tới 17 USD/tấn và nhu cầu lương thực trên thế giới đang tăng cao giúp cổ phiếu nông nghiệp tăng giá ở LTG (+2.3%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 18.04.2022
- VNIndex tiếp tục trải qua một nhịp lao dốc mạnh trong phiên trước khi hồi phục một phần vào cuối phiên.
- Áp lực bán mạnh ngay từ đầu phiên khiến cho chỉ số phá vỡ kênh tăng điểm từ đáy tháng 1 và trạng thái thị trường trở nên tiêu cực hơn. Mặc dù vùng hỗ trợ xa quanh 1420, tương ứng với MA200, đã cho phản ứng và làm giảm đà rơi của chỉ số, VNIndex vẫn đối mặt với rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh trong những phiên tới trước khi thiết lập một mặt bằng giá vững chắc hơn.
- NĐT được khuyến nghị có thể gia tăng một phần vị thế trading tại vùng hỗ trợ đã đề cập đối với các cổ phiếu mục tiêu nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Áp lực bán từ phiên hôm qua sẽ còn kéo dài sang phiên sáng hôm nay
- Với việc giảm sốc trong tuần trước và tuần này thì khả năng cao việc xử lý lượng margin giải chấp sẽ tiếp tục còn
- Không loại trừ khả năng có việc giảm tạo GAP về quanh vùng 1400 điểm trước khi có lực cầu giá rẻ vào bắt đáy
- Nhà đầu tư có vị thế tài khoản an toàn, ít margin có thể tham gia mua những cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn, hết room, blue chip trong nhịp VNINDEX về gần vùng 1400 để lướt sóng ngắn hạn