Index | Close | % |
Dow Jones | 34,565.45 | +1.01% |
Dầu WTI | 103.77 | +3.15% |
Vàng | 1,978.42 | +0.60% |
Tỷ giá | 22,888.5 | 0.00% |
Thông tin vĩ mô
- Chuyên gia VASEP: Giá hộp thiếc tăng gây khó cho chế biến cá ngừ. Ngày 15/3, Uỷ ban châu Âu (EC) đã áp thêm các biện pháp trừng phạt với Nga, trong đó bao gồm cả lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm sắt và thép. Sắc lệnh này cũng nhằm vào các nhà tài phiệt là cổ đông chính trong các công ty thép của Nga. Theo EC, điều này sẽ làm mất khoảng 3,3 tỷ euro (tương đương 3,6 tỷ USD) doanh số xuất khẩu của Nga. Danh sách các sản phẩm bị cấm nhập khẩu cũng bao gồm các sản phẩm của nhà máy thiếc. Các sản phẩm này bao gồm thép phủ thiếc hoặc crom hoặc thép không tráng. Thiếc tấm được sử dụng để đóng hộp thực phẩm và đồ uống như cá ngừ đóng hộp. Chuyên gia cá ngừ đến từ VASEP cho biết các nhà chế biến cá ngừ đóng hộp đã phải đối mặt với giá thép tăng trong năm ngoái và tình hình hiện tại có thể tiếp tục ảnh hưởng tới các công ty này. Theo các nhà sản xuất đồ hộp Bangkok, giá hộp thiếc rỗng sau khi tăng mạnh vào năm ngoái sẽ vẫn ổn định cho tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, mọi thay đổi trong chuỗi cung ứng đều khiến các nhà sản xuất lo lắng và thép là một trong số đó. Ngoài ra, nhiều yếu tố khác đang gây áp lực cho các nhà sản xuất đồ hộp là giá cước vận chuyển, giá dầu ăn và giá nguyên liệu thô tăng do giá dầu đóng thùng cho các tàu đánh bắt cá ngừ tăng cao.
- Giá khí đốt thấp nhất kể từ cuối tháng 2. Giá khí đốt tại Anh là 213,5 xu Anh/therm, tăng 1,1% so với ngày 12/3 nhưng vẫn là mức thấp nhất kể từ cuối tháng 2. Thời tiết ấm hơn, nguồn điện gió nhiều hơn khiến nhu cầu khí đốt tại Anh hạ nhiệt. Giá khí tại châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan 13/4 là 104 euro/mwh, tăng 2,4% so với hôm qua vì lo ngại rằng nguồn khí vận chuyển qua Ukraine có thể bị gián đoạn, ảnh hưởng đến nguồn cung đến các quốc gia vùng trung và tây của châu Âu. Giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ngày 12/4 là 304 USD/tấn, tăng 4% so với ngày 11/4. Giá than ở mức cao do tác động của những diễn biến trên thế giới liên quan đến chiến sự tại Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cấm nhập than từ Moscow từ tháng 8. Ngày 7/3, giá than lập đỉnh với 430 USD/tấn vì các khách hàng từ Nga tìm nguồn thay thế vì kinh tế hồi phục, cần nhiều nguyên liệu hóa thạch sau thời gian dịch bệnh căng thẳng.
- Điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị: Phân cấp mạnh mẽ đi đôi với kiểm tra chặt chẽ. Chiều 13/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp về dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định về phân cấp thẩm quyền phê duyệt và trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị thuộc thành phố Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố Hải Phòng, Cần Thơ, tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Xây dựng đã chủ trì xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng quy định về việc phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho 4 tỉnh, thành phố nêu trên. Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho rằng việc phân cấp thẩm quyền cho UBND cấp tỉnh, thành phố nhằm bảo đảm rút ngắn thời gian, phù hợp với mô hình thí điểm theo hướng phân cấp, tăng cường trách nhiệm của địa phương trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch.
- Giá sản xuất tại Mỹ tăng nhanh chưa từng thấy. Tháng 3, chỉ số giá sản xuất (PPI) của Mỹ, hay mức giá mà các nhà bán buôn phải trả để mua hàng hoá và dịch vụ, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái, Cục Thống kê Lao động Mỹ ngày 13/4 cho biết. So với tháng trước, chỉ số này tăng 1,4%. Cả hai đều là mức tăng lớn nhất kể từ tháng 11/2010. Nếu không tính thực phẩm, năng lượng và dịch vụ thương mại, PPI lõi tăng 0,9% so với tháng trước và là mức tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 1/2021. So với cùng kỳ năm trước, PPI lõi tăng 7%. PPI thường được xem là một chỉ báo lạm phát tương lai vì nó theo dõi giá trên dây chuyền phân phối hàng hoá và dịch vụ cho tới tay người tiêu dùng.
- Lạm phát của Anh lập kỷ lục trong 30 năm. Số liệu thống kê chính thức công bố ngày 13/4 cho thấy lạm phát tại Anh đạt 7,0% trong tháng 3, tăng mức 6,2% ghi nhận tháng trước đó. Ông Grant Fitzner – nhà kinh tế trưởng của Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) – nhận định: “Việc tăng giá trên diện rộng dẫn đến lạm phát hằng năm tăng mạnh trở lại trong tháng 3. Chi phí về xăng dầu nằm trong nhóm có mức tăng mạnh nhất”. Trong tháng 3 vừa qua, giá các bữa ăn tại nhà hàng và phòng khách sạn cũng tăng mạnh trở lại, sau khi giảm đáng kể trong năm trước đó do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống đại dịch Covid-19 tại Anh, trong đó có lệnh phong tỏa trên toàn quốc. Không chỉ riêng nước Anh, giá các mặt hàng tăng cao trên toàn thế giới, trong bối cảnh các nền kinh tế mở cửa trở lại sau thời gian phong tỏa chống dịch Covid-19 và những tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine. Lạm phát hằng năm của Mỹ tăng tới 8,5% trong tháng 3, cao nhất trong 4 thập kỷ trở lại đây.
- Kinh tế Trung Quốc thấm mệt vì phong tỏa: Cảng biển tắc nghẽn, lạm phát đeo bám, các ngành chủ lực điêu đứng. Theo Bloomberg, các biện pháp chống dịch hà khắc của Trung Quốc được đưa ra nhằm quét sạch COVID-19 khỏi cộng đồng, nhưng cùng lúc, chúng cũng gây áp lực lên mọi hoạt động, từ sản xuất và thương mại đến lạm phát và giá thực phẩm. Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nhiều lần cảnh báo về những rủi ro tới tăng trưởng kinh tế. Đầu tuần này, ông Lý đã nhắc nhở chính quyền các địa phương nên “cân nhắc tính cấp bách” khi thực hiện các chính sách hiện hành. Cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh vẫn quyết tâm theo đuổi “Zero COVID” – chiến lược mà giới chuyên gia nhận định là sẽ kéo tăng trưởng kinh tế năm nay của Trung Quốc xuống dưới 5%, tức là thấp hơn mục tiêu chính thức 5,5%. Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc đã chững lại đáng kể trong tháng 3, do giá cả tăng cao vì chiến sự tại Ukraine cũng như do các biện pháp phong tỏa đã làm hạn chế nhu cầu của người tiêu dùng tại đất nước tỷ dân. Hoạt động thu mua khí đốt tự nhiên bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi lượng khí đốt nhập khẩu tụt xuống dưới 8 triệu tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 10/2020. Hoạt động nhập khẩu than đá và dầu thô cũng hụt hơi so với năm ngoái. Cuộc phong tỏa toàn thành phố Thượng Hải đã gây tắc nghẽn tại cảng biển lớn nhất thế giới, hàng loạt tàu thuyền phải xếp hàng chờ đợi và các cảng biển khác phải gồng mình lên xử lý những chuyến hàng bị chuyển hướng. Tính đến ngày 11/4, số lượng tàu container chờ đợi ngoài khơi cảng Thượng Hải đã tăng hơn 15% so với tháng trước, dữ liệu của Bloomberg chỉ ra.
Tin doanh nghiệp
- SFI: Đại lý Vận tải SAFI (SFI) chốt quyền trả cổ tức đợt 2/2021 bằng tiền, tỷ lệ 15%
- IJC: Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (IJC) dự kiến chào bán 108,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
- FDC: Fideco (FDC): Sau vị trí Chủ tịch HĐQT, công ty tiếp tục đổi Kế toán trưởng
- TDH: Nhà Thủ Đức (TDH) đặt kế hoạch có lãi trở lại trong năm 2022 và muốn phát hành 120 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 12.000 đồng
- DGC: Hóa chất Đức Giang (DGC) phát hành hơn 200,16 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 117%
- ANV: Navico (ANV) đầu tư 200 tỷ đồng vào Công ty Chế biến thức ăn Thủy sản Nam Việt
- LDG: Đầu tư LDG (LDG) dự kiến phát hành riêng lẻ 120 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng, thấp hơn 37% so với giá thị trường
- CEO: CEO Group để ngỏ kế hoạch cổ tức 2021-2022, thúc “ra hàng” dự án đủ pháp lý
- PPY: Lo giá dầu “hạ nhiệt”, PV Oil Phú Yên (PPY) đặt kế hoạch lợi nhuận 2022 giảm 39,2%
- SSI: SSI lên kế hoạch doanh thu 10.330 tỷ đồng
- APG: Chứng khoán An Phát (APG): Chủ tịch tiếp tục đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu
Diễn biến thị trường Phiên 13.04.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm trước sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sau khi Tổng cục Thống kê cho biết thị trường lao động quý I phục hồi nhanh mặc dù vẫn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững.
- Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia (MITI) mới đây ra thông báo sẽ tạm ngừng cấp phép cho các dự án mới đối với ngành công nghiệp giấy trong vòng 2 năm để chính phủ Malaysia có thời gian và nguồn lực để quản lý và giám sát việc nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) theo quy chuẩn mới giúp cổ phiếu nhóm giấy, bao bì tăng giá ở DHC (+2.6%), APH (+2.1%).
- Theo Reuters, sản lượng dầu thô trung bình của Nga trong 11 ngày đầu tháng 4 đạt 10.32 triệu thùng/ngày – giảm 6% so với mức tháng 3 trong khi OPEC cho biết sẽ không thể nào thay thế được khoảng 7 triệu thùng/ngày sản lượng dầu của Nga và các loại sản phẩm khác từ dầu bị hao hụt khi các biện pháp trừng phạt bị áp dụng giúp cổ phiếu dầu khí tăng giá ở PVS (+3.3%), PVD (+2.9%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 13.04.2022
- VNIndex trải qua nhịp rung lắc đầu phiên trước khi sớm hồi phục và dần mở rộng đà tăng hưng phấn về cuối phiên với các nhịp tăng gối đầu.
- Sự tiết giảm của bên bán cùng với sự tham gia tích cực của dòng tiền bắt đáy đã giúp cho trạng thái của thị trường trở nên bớt tiêu cực hơn đồng thời giữ vững kênh tăng điểm từ giữa tháng 1. Mặc dù vậy, chỉ số sẽ sớm đối mặt với áp lực rung lắc trong các phiên kế tiếp nhằm kiểm chứng sự ổn định của bên mua và vùng hỗ trợ gần quanh 1460 được kỳ vọng tạo điểm đỡ ngắn hạn cho VNIndex trước khi chỉ số thiết lập một mặt bằng giá vững chắc hơn.
- NĐT được khuyến nghị có thể gia tăng một phần vị thế trading khi chỉ số lùi xuống các vùng hỗ trợ đã đề cập nhưng cần linh hoạt bán cân đối lại vị thế trong kịch bản chỉ số tiếp tục hồi phục
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục, tuy nhiêm 3 phiên giảm đã lấy đi hơn 70 điểm làm áp lực xử lý margin trong ngắn hạn đẩy lên cao
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp quanh 1425-1430 điểm, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Blue chips
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao