Index | Close | % |
Dow Jones | 34,219.89 | -0.26% |
Dầu WTI | 101.43 | +7.07% |
Vàng | 1,966.08 | +0.65% |
Tỷ giá | 22,890 | +0.13% |
Thông tin vĩ mô
- Giá than, khí đốt đồng loạt tăng quanh 4%. Giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ngày 12/4 là 304 USD/tấn, tăng 4% so với ngày 11/4. Giá than ở mức cao do tác động của những diễn biến trên thế giới liên quan đến chiến sự tại Ukraine. Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định cấm nhập than từ Moscow từ tháng 8. Ngày 7/3, giá than lập đỉnh với 430 USD/tấn vì các khách hàng từ Nga tìm nguồn thay thế vì kinh tế hồi phục, cần nhiều nguyên liệu hóa thạch sau thời gian dịch bệnh căng thẳng. Gói trừng phạt, trong đó có than, là lần đầu tiên EU nhằm vào mảng năng lượng của Nga, lĩnh vực mà EU vốn phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung từ Moscow. Hiện 45% nhu cầu than đá của các nước thành viên EU là nhập khẩu từ Nga, tương đương 4 tỷ euro mỗi năm. Giá khí đốt, mặt hàng khác trong nhóm năng lượng, tại châu Âu trên sàn TTF của Hà Lan 12/4 là 103 euro/mwh, tăng 2,5% so với hôm qua. Giá khí đốt tại Anh là 221 xu Anh/therm, tăng 3,8% so với ngày 11/4. Giá khí đốt tăng sau khi các nhà quản lý đường ống dẫn khí tại Ukraine cho biết lực lượng quân đội của Nga làm gián đoạn hoạt động một trạm ở Luhansk, một trong hai cơ sở tiếp nhận khí đốt tự nhiên từ Nga. Do đó, nguồn khí đốt đến châu Âu có thể gặp rủi ro. Đồng thời, dòng chảy qua Ukraine giảm xuống mức thấp nhất trong ba tuần và tập đoàn Gazprom lý giải sự sụt giảm là do lượng đơn đặt hàng của khách hàng đi xuống.
- Cuộc chiến tại Ukraine ‘đổ thêm dầu vào lửa’ đối với thị trường phân bón. Theo Fertilizer Pricing, chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets trong năm 2021 tăng 161%, từ 417 USD/tấn trong dịp đầu năm lên 1.087 USD/tấn dịp cuối năm. Với mức tăng trên, trong năm 2021, nông dân ở Bắc Mỹ phải oằn mình chịu chi phí đầu vào leo thang. Đến tuần kết thúc vào ngày 18/2, trước khi cuộc chiến tại Ukraine xảy ra, giá phân bón là 877 USD/tấn, đã giảm nhiệt so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, chiến tranh nổ ra, thị trường phân bón chịu tác động lớn từ tình hình thế giới khiến giá liên tục lập đỉnh mới. Trong tuần kết thúc vào ngày 8/4, giá giảm gần 10% so với tuần trước đó nhưng vẫn cao hơn so với trước chiến sự 31%. Tại Canada, giá một số loại phân bón cao hơn gấp đôi. Chẳng hạn, giá kali ở Vancouver đầu năm 2021 là 210 USD/tấn và hiện nay là 565 USD/tấn. Giá ure vận chuyển đến Trung Đông có giá 268 USD/tấn đầu năm 2021 nhưng đến ngày 6/4 là 887 USD/tấn.
- Giá xăng giảm gần 840 đồng/lít còn hơn 27.300 đồng/lít. Liên Bộ Tài chính – Công Thương điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h ngày 12/4. Theo đó, giá xăng E5 RON 92 giảm 838 đồng/lít xuống còn 26.471 đồng/lít. Xăng RON 95 giảm 836 đồng/lít, còn 27.317 đồng/lít. Như vậy, giá các mặt hàng xăng trong nước đã giảm 3 lần liên tiếp nhưng vẫn cao hơn mức đầu tháng 3. Giá các mặt hàng dầu cũng giảm, như dầu diesel giảm 700 đồng mỗi lít, còn 24.380 đồng/lít. Dầu hoả giảm 737 đồng, xuống 23.027 đồng/lít. Dầu mazut không đổi so với giá hiện hành. Ở kỳ điều chỉnh lần này, liên Bộ Tài chính – Công Thương trích lập quỹ bình ổn giá đối với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 550 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 650 đồng/lít, dầu diesel 500 đồng/lít, dầu hỏa 350 đồng/lít. Cơ quan điều hành dừng xả quỹ bình ổn, trừ mặt hàng dầu mazut mức chi quỹ là 481 đồng một kg. Kỳ điều chỉnh này là lần thứ hai giá các mặt hàng xăng dầu được áp dụng mức giảm 50% thuế môi trường theo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Giảm thuế được áp dụng từ 1/4 đến hết năm nay.
- Thượng Hải nới lỏng phong tỏa, giá dầu tăng. Hơn 7.000 khu dân cư tại Thượng Hải được phân loại là nguy cơ thấp sau khi không ghi nhận ca nhiễm mới Covid-19 trong 14 ngày. Nhà chức trách quyết định có thể mở cửa những khu vực này. Trong khi đó, OPEC cảnh báo sẽ không thể bù đắp 7 triệu thùng/ngày dầu và các chất lỏng xuất khẩu khác từ Nga trong trường hợp có các lệnh trừng phạt hoặc hành động tự nguyện nào đó. Sản lượng dầu và khí của Nga ngày 11/4 xuống dưới 10 triệu thùng/ngày, thấp nhất kể từ tháng 7/2020, theo hai nguồn thạo tin, do các lệnh trừng phạt và hạn chế về hậu cần ảnh hưởng đến thương mại. Liên minh châu Âu (EU) chưa cấm vận dầu Nga nhưng một số ngoại trưởng cho biết lựa chọn này vẫn được để ngỏ. Tồn kho Mỹ trong tuần kết thúc ngày 8/4 dự báo tăng 1,4 triệu thùng. Số liệu chính thức sẽ được Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm nay.
- Tổng cục Thống kê: Thị trường lao động quý I phục hồi nhanh nhưng chưa bền vững. Báo cáo tình hình lao động việc làm qúy I vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy 3 tháng đầu năm, 50 triệu người lao động có việc làm. So với quý trước, số người có việc làm tăng nhanh nhưng tăng chủ yếu là lao động phi chính thức, phi hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thị trường lao động phục hồi nhanh nhưng chưa bền vững. Cũng trong quý I, cả nước còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19, giảm 7,8 triệu người so với 3 tháng cuối năm 2021. Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi toàn quốc chứng kiến sự bùng phát dịch Covid-19. Lực lượng lao động trong quý I đạt 51,2 triệu người, trong đó, cơ sở kinh doanh cá thể là khu vực thu hút nhiều lao động quay trở lại làm việc nhiều nhất, số lao động tăng lên trong khu vực này chiếm tỷ trọng hơn 55% số lao động tăng thêm trong kỳ.
- Bộ Tài chính đang rà soát cơ chế chính sách thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp vừa qua có thời điểm ghi nhận tăng trưởng nóng, xuất hiện những rủi ro và đặc biệt ghi nhận một số vụ việc khởi tố hình sự do vi phạm quy định, Thứ trưởng Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết Bộ Tài chính tiếp tục rà soát lại các cơ chế chính sách liên quan đến thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói riêng để đề xuất sửa đổi quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn, hướng tới lành mạnh, công khai, minh bạch thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư. Trước đó, nhằm giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển ổn định, an toàn, bền vững, Bộ Tài chính cũng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp; thường xuyên khuyến cáo về rủi ro đối với nhà đầu tư; tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và chấn chỉnh hoạt động doanh nghiệp kiểm toán…
- Nhà Trắng cảnh báo lạm phát có thể ‘tăng bất thường’ trong tháng 3. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3, qua đó sẽ cho thấy mức giá người dân Mỹ phải chi trả đã tăng mạnh, trong bối cảnh Nga đẩy mạnh các hoạt động quân sự trên lãnh thổ Ukraine, khiến cho giá dầu tăng vọt. Thư ký truyền thông Nhà Trắng Jen Psaki chia sẻ hôm 11/4 rằng báo cáo trước đó của Bộ Lao Động Mỹ, vốn đã phản ánh đà tăng mạnh giá tiêu dùng trong tháng 2, chưa thể thống kê đầy đủ những ảnh hưởng từ đà tăng giá dầu mỏ và khí đốt, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Cục Thống kê Lao Động, ngày 12/4 sẽ công bố bản cập nhật CPI tháng 3. CPI chính là công cụ mà cơ quan này sử dụng để đo lường lạm phát đối với một rổ hàng hóa và dịch vụ mà người dân Mỹ thường sử dụng nhất, từ trứng, sữa cho tới điện thoại và xăng không chì.
- Ông Putin nói đàm phán với Ukraine đi vào ngõ cụt. Phát biểu trước báo chí từ căn cứ không gian ở phía đông nước Nga, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng Moscow “không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc can thiệp để bảo vệ phe ly khai ở miền Đông Ukraine và “giúp đỡ người dân”. Ông nói nền kinh tế Nga vẫn đứng vững bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, và các dấu hiệu tội ác chiến tranh được cho là do quân đội Nga thực hiện đã được phương Tây dàn dựng, CNA đưa tin. Khi nhắc đến các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, ông cho biết: “Chúng ta lại đi vào ngõ cụt”. Khi được các nhân viên tại căn cứ không gian hỏi liệu “chiến dịch quân sự” ở Ukraine có đạt được mục tiêu hay không, ông Putin nói: “Hoàn toàn có thể. Tôi không nghi ngờ gì cả. Mục tiêu của nó là hoàn toàn rõ ràng và cao cả”. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Putin lên tiếng về chiến sự ở Ukraine kể từ khi lực lượng Nga rút khỏi miền Bắc nước này.
Tin doanh nghiệp
- PDR: Phát Đạt (PDR) thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 36,3%
- SAV: Savimex (SAV) lên kế hoạch trả cổ tức 5% và phát hành cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 15%
- HBC: Hòa Bình (HBC): Cố vấn cao cấp đăng ký bán thỏa thuận 900.000 cổ phiếu
- MSH: May Sông Hồng (MSH) dự kiến lãi 2022 đạt 500 tỷ đồng, trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 2:1
- GEX: Gelex (GEX) phản hồi về tin đồn thất thiệt, mọi hoạt động của công ty vẫn diễn ra như thường lệ
- VNS: Lỗ lũy kế 2 năm liên tiếp, Vinasun (VNS) lên kế hoạch lãi năm 2022
- PVS: Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 giảm 28%
- HSG: Hoa Sen (HSG) làm rõ tin đồn, khẳng định chưa phát hành trái phiếu
- C4G: Cienco4 (C4G) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 tăng 386%
- ABS: Nông nghiệp Bình Thuận (ABS): Một nhà đầu tư cá nhân bán ra 3,5 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn
- TDH: Nhà Thủ Đức (TDH) bị đề nghị dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu
- HQC: Hoàng Quân (HQC): Sau lùm xùm, cổ đông lớn nhất “quay xe” bán ra và không còn là cổ đông lớn
Diễn biến thị trường Phiên 12.04.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm, tương đồng với diễn biến của thịtrường chứng khoán thế giới sau khi RSM US LLP cho biết nguy cơ suy thoái đang gia tăng, do hàng loạt cú sốc về nguồn cung đối với nền kinh tế sau khi Fed nâng lãi suất để giải quyết vấn đề lạm phát.
- Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tăng cường kiểm soát các khoản cấp tín dụng đối với khách hàng vay vốn để tham gia đấu giá đất, cổ phiếu các doanh nghiệp bất động sản giảm ở DXG (-6.9%), VHM (-2.8%).
- JPMorgan cho biết các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), bao gồm cảMỹ, sẽ xả tổng cộng 240 triệu thùng dầu từ kho dự trữ trong 6 tháng tới, đủ để bù đắp thiếu hụt 1 triệu thùng/ngày từ Nga khiến giá dầu giảm mạnh, cổ phiếu dầu khí giảm ở PVD (-6.9%), PVS (-9.9%).
- CF Industries cho biết đứt gãy chuỗi cung ứng do các lệnh trừng phạt và chiến tranh đã góp phần đẩy giá phân bón lên cao, và nguồn cung ngày càng thắt chặt, cổ phiếu nhóm phân đạm tăng ở DPM (+2.2%), BFC (+2.8%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 12.04.2022
- VNIndex tăng điểm nhẹ đầu phiên trước khi suy yếu và diễn biến lao dốc mạnh về cuối phiên.
- Sau khi chớm phá xuống dưới kênh tăng điểm từ giữa tháng 1, chỉ số đang đối mặt với rủi ro phá vỡ hoàn toàn kênh tăng điểm này với áp lực bán vẫn còn khá mạnh vào cuối phiên. Trong kịch bản tiêu cực, chỉ số có thể lùi xuống điểm đỡ gần tại quanh 1440 nhằm kiểm định lại lực cầu bắt đáy trước khi xuất hiện một nhịp hồi phục kỹ thuật tại đây.
- NĐT được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng của các vị thế ngắn hạn nếu thị trường xuất hiện nhịp hồi phục sớm.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục, tuy nhiêm 3 phiên giảm đã lấy đi hơn 70 điểm làm áp lực xử lý margin trong ngắn hạn đẩy lên cao
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp quanh 1425-1430 điểm, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Blue chips
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao