Index | Close | % |
Dow Jones | 34,584.03 | +0.25% |
Dầu WTI | 96.94 | +0.74% |
Vàng | 1,932.99 | +0.40% |
Tỷ giá | 22,861 | -0.02% |
Thông tin vĩ mô
- Hoài nghi về các lệnh trừng phạt Nga, giá dầu giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 49 cent, tương đương 0,5%, xuống 100,58 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 20 cent, tương đương 0,2%, xuống 96,03 USD/thùng. Giá hai loại dầu phiên trước đó giảm hơn 5% xuống thấp nhất kể từ ngày 16/3. Giá dầu còn chịu áp lực giảm vì lo ngại Trung Quốc phong tỏa ứng phó Covid-19 sẽ làm suy giảm đà phục hồi lực cầu. Josep Borrell, quan chức ngoại giao hàng đầu Liên minh châu Âu (EU), phát biểu tại một cuộc họp của NATO rằng các biện pháp trừng phạt mới của EU, bao gồm lệnh cấm với than của Nga, có thể được thông qua ngày 7 hoặc 8/4. Liên minh sau đó sẽ thảo luận về lệnh cấm vận dầu Nga. Tuy nhiên, lệnh cấm than sẽ có hiệu lực đầy đủ từ giữa tháng 8, chậm hơn một tháng so với kế hoạch ban đầu. Ấn Độ tiếp tục mua dầu Nga với giá chiết khấu, gần như bác bỏ kịch bản từ giới phân tích là thị trường thế giới sẽ mất nguồn cung 2 – 3 triệu thùng/ngày từ Nga. Các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhất trí xả 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ. Trước đó, Mỹ cũng thông báo xả 180 triệu thùng dầu trong 6 tháng nhằm giúp hạ nhiệt giá.
- Giá than tiếp đà tăng 2% sau khi EU đề xuất cấm nhập khẩu than từ Nga. Giá than tương lai tại Newcastle (Australia) ngày 6/4 là 287 USD/tấn, cao hơn 2% so với ngày trước đó. Khi Liên minh châu Âu (EU) lên kế hoạch cấm nhập khẩu than từ Nga, đáp trả hành động quân sự của Moscow tại Ukraine vào ngày 5/4. Giá đã tăng 6,5% so với ngày 4/4. Chi tiết về lệnh cấm và thời gian vẫn đang được thảo luận. Một quan chức Đức cho biết nước này sẵn sàng xem xét lệnh cấm nhập than từ Moscow và đang bàn bạc với EU về thời điểm thực hiện. Sở dĩ giá tăng vì Nga đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung thế giới. Nga chiếm 18% xuất khẩu than toàn cầu trong năm 2020. Về than nhiệt, loại dùng trong sản xuất điện, Nga là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới với 173 triệu tấn trong năm 2021, sau Indonesia và Australia. Nga là nhà cung cấp lớn cho EU vì các quốc gia thuộc EU nhập khẩu khoảng 70% than nhiệt – loại dùng trong sản xuất điện – từ Moscow. Đức, Ba Lan, Italia, Hà Lan sẽ là những quốc gia bị tổn thương nhiều nhất trước lệnh cấm nhập từ Nga vì số lượng từ Moscow chiếm khoảng hơn 65% tổng lượng nhập khẩu mặt hàng này của từng quốc gia.
- Phân chuồng trở thành ‘mặt hàng nóng’ tại Mỹ do thiếu phân hóa học. Ở tiểu bang Nebraska, giá phân chuồng khô chất lượng tốt đã lên tới 11 USD-14 USD/tấn, tăng so với 5-8 USD trước đây. Chiến tranh ở Ukraine đã làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn khi xuất khẩu phân bón từ Nga và quốc gia đồng minh là Belarus giảm sút do các lệnh trừng phạt của phương Tây và những khó khăn trong khâu vận chuyển.
- Thủ tướng chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 7/4/2022 của Thủ tướng về chấn chỉnh hoạt động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Chính phủ về phát triển cân bằng giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ, tín dụng… Tuy nhiên thời gian vừa qua, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp có những vi phạm pháp luật và đấu giá quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do vậy, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành cơ quan liên quan có động thái để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định, lành mạnh, minh bạch, an toàn, phát triển bền vững và hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất tuân thủ quy định pháp luật. Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan điều tra, xác minh để xử lý nghiêm minh hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm các hoạt động phát hành, đầu tư và sử dụng vốn trái phiếu doanh nghiệp đúng mục đích, hiệu quả, lành mạnh, minh bạch, ổn định, an toàn, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường nắm tình hình, kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, vi phạm quy định pháp luật trong việc đấu giá quyền sử dụng đất nhằm trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường.
- Ruble, chứng khoán Nga tăng dù bị phương Tây áp thêm trừng phạt. Lúc 7h24 GMT (14h24 giờ Hà Nội), ruble tăng giá 5,8% so với USD lên 75,3 ruble đổi 1 USD, trước đó có lúc chạm 74,2625, cao nhất kể từ ngày 11/2. “Dù ruble có vẻ quá ‘nóng’ về mặt kỹ thuật, đà tăng của đồng tiền này hôm nay vẫn có thể duy trì được”, theo các nhà phân tích tại Promsvyazbank. Trên thị trường chứng khoán Nga, chỉ số MOEX, tính theo ruble, tăng 0,8% lên 2.631,8 điểm sau khi giảm trong phiên trước đó vì bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt mới. Mỹ ngày 6/4 thông báo các lệnh trừng phạt nhằm vào các tổ chức tài chính Nga cùng các quan chức Điện Kremlin và gia đình họ. Chỉ số RTS tính theo USD tăng 5,2% lên 1.088,9 điểm, cao nhất kể từ ngày 22/2.
Tin doanh nghiệp
- CIG: COMA 18 (CIG): Em vợ Phó tổng giám đốc đăng ký bán toàn bộ hơn 1,34 triệu cổ phiếu
- NKG: Thép Nam Kim (NKG) thông qua đầu tư 4.500 tỷ đồng vào nhà máy Tôn Nam Kim Phú Mỹ
- FCN: FECON (FCN) đặt mục tiêu lãi ròng hợp nhất năm 2022 tăng 296%
- CTD: Coteccons (CTD): Nhóm VinaCapital vừa bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu
- FPT: Tổng giám đốc FPT: Covid-19 làm cho FPT mạnh hơn
- SAB: Sabeco (SAB) dự kiến lợi nhuận năm 2022 tăng 17% lên 4.581 tỷ đồng
- FDC: Fideco (FDC) dự kiến chào bán 77,2 triệu cổ phiếu để huy động hơn 811 tỷ đồng đầu tư dự án Sơn Mỹ
- TTA: Trường Thành Group (TTA) đặt kế hoạch lợi nhuận đi ngang trong năm 2022, muốn mua lại công trình thủy điện Suối Sập 2
- TNI: Tập đoàn Thành Nam (TNI) dự kiến có lãi 3,88 tỷ đồng trong năm 2022
- C47: Xây dựng 47 (C47) dự kiến phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 25.000 đồng
- VOS: Lo ngại giá dầu leo thang, VOS giảm 22,6% mục tiêu lợi nhuận, xuống 391 tỷ đồng
- GEX: Gelex (GEX) muốn niêm yết công ty con sở hữu Viglacera (VGC)
- TID: Tổng công ty Tín Nghĩa (TID): Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc lần lượt đăng ký bán cổ phiếu
- TNG: Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Chủ tịch Nguyễn Văn Thời chưa bán 1 triệu cổ phiếu
- LHG: Ông Võ Tấn Thịnh thoái vốn và nộp đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT Long Hậu (LHG)
- SSI: Dư nợ margin của SSI cuối quý I xấp xỉ 20.600 tỷ đồng
Diễn biến thị trường Phiên 07.04.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm, tương đồng với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới sau khi Fed công bố biên bản họp chính sách tháng 3 cho thấy các quan chức đồng thuận giảm quy mô bảng cân đối 95 tỷ USD/tháng và nghiêng về các động thái tăng lãi suất nhanh hơn.
- Dầu giảm giá khi có số liệu cho thấy lượng dầu tồn kho của Mỹ bất ngờ tăng và các nước thành viên IEA nhất trí xả mạnh dự trữ chiến lược tác động tiêu cực đến cổ phiếu dầu khí ở PVD (-1.9%), GAS (-0.8%).
- Theo số liệu từ Bộ Công Thương, trong quý I/2022, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón các loại tăng 183%, do giá phân bón tăng cao và nhu cầu tăng đột biến giúp cổ phiếu ngành phân đạm giao dịch tích cực hơn thị trường chung ở DPM (+4.2%), DCM (+3.9%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 07.04.2022
- VNIndex tăng điểm nhẹ đầu phiên trước khi suy yếu và lao dốc mạnh về cuối phiên.
- Thanh khoản tăng cao tại những nhịp sụt giảm trong phiên cho thấy áp lực phân phối đang có phần lấn át và để ngỏ rủi ro xuất hiện thêm nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 149x.
- Sau khi chốt lời các vị thế ngắn hạn tại vùng giá cao, NĐT có thể mở mua trở lại 1 phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ đối với các cổ phiếu mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Chứng khoán
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao