Index | Close | % |
Dow Jones | 34,497.23 | -0.42% |
Dầu WTI | 97.22 | -4.65% |
Vàng | 1,922.69 | -0.04% |
Tỷ giá | 22,867.5 | -0.02% |
Thông tin vĩ mô
- Giá than tăng 11% sau khi EU lên kế hoạch cấm nhập khẩu từ Nga. Giá than trên sàn ICE có trụ sở tại London (Anh) phân phối đến vùng tây bắc châu Âu tăng 11% so với ngày 4/4 lên 211,3 USD/tấn, cao nhất từ ngày 8/3. Giá than leo dốc vì Liên minh châu Âu (EU) đang lên kế hoạch cấm nhập khẩu than từ Nga, đáp trả hành động quân sự của Moscow tại Ukraine. Nga đóng vai trò quan trọng trong nguồn cung của thế giới vì nước này chiếm 18% xuất khẩu than toàn cầu trong năm 2020. Về than nhiệt, loại dùng trong sản xuất điện, Nga là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới với 173 triệu tấn trong năm 2021, sau Indonesia và Australia. Nga là nhà cung cấp than nhiệt hàng đầu của châu Âu. Trong khi mảng nhiên liệu của Nga vẫn chưa bị trừng phạt trực tiếp nhưng các công ty năng lượng phải vật lộn để có nguồn cung bởi nhiều ngân hàng từ chối giao dịch các mặt hàng đến từ Nga. Do đó, các doanh nghiệp trong mảng năng lượng phải mua than của Nam Phi và Australia. Theo Reuters, bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với than của Nga sẽ gây áp lực lên nguồn cung tại châu Âu vốn đã căng thẳng vì đại dịch. Theo khảo sát hàng tuần của Argus Media, than được lưu trữ ở các cảng tại Hà Lan là Amsterdam, Rotterdam và Antwerp (Bỉ) vẫn ở mức thấp nhất trong vòng 6 năm.
- Hàn Quốc: Giá nông sản, gia súc và thủy, hải sản nhập khẩu tăng mạnh. Theo số liệu của Viện Xúc tiến Thống kê Thương mại Hàn Quốc, chỉ số giá nhập khẩu nông sản, gia súc và thủy, hải sản ở mức 112,6 trong tháng 2, tăng 31,7%. Đây là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số này tăng trên 30%, với các mức tăng tương ứng 33,5% và 31,5% trong tháng 12/2021 và tháng 1/2022. So với tháng 1/2022, chỉ số giá nhập khẩu nói trên tăng 0,8% trong tháng 2, sau khi tăng 1,6% trong tháng trước đó. Tính theo lĩnh vực, chỉ số giá nhập khẩu nông sản tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái còn chỉ giá nhập khẩu gia súc và thủy, hải sản tăng tương ứng 36,7% và 13,5%. Sự gia tăng trong tháng Hai được cho là do các nút cổ chai trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nhu cầu tăng khi kinh tế toàn cầu phục hồi sau những tác động của đại dịch và xung đột giữa Nga và Ukraine.
- ADB dự báo GDP Việt Nam tăng trưởng 6,5% năm nay. Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam quý I vừa công bố, ADB dự báo kinh tế Việt Nam phục hồi và tăng 6,5% năm nay, và tăng 6,7% năm tới, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện những chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng. Như vậy, so với dự báo kinh tế Việt Nam được WB (5,3%) và HSBC (6,2%) công bố trước đó, dự báo tăng trưởng của ADB về kinh tế Việt Nam có triển vọng tích cực hơn. Trong khi đó, báo cáo cũng chỉ ra cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu toàn cầu, lạm phát dự kiến sẽ tăng 3,8% vào cuối năm nay và tăng 4% vào 2023. Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á 2022 cũng chỉ ra những rủi ro trong ngắn hạn có thể cản trở sự phục hồi kinh tế Việt Nam. Đơn cử như tình trạng nhiễm Covid-19 cao từ giữa tháng 3 nếu không giảm bớt, có thể cản trở sự quay trở lại trạng thái bình thường nền kinh tế năm nay.
- Kinh tế TP HCM tăng gần 1,9% sau 2 quý giảm sâu. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn TP HCM quý I ước tăng gần 1,9% so với cùng kỳ, sau khi ghi nhận quý III và IV/2021 giảm lần lượt gần 25% và gần 12%. Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện trên địa bàn thành phố ước đạt 121.037 tỷ đồng, tăng hơn 9,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 11,9 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. So với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 3 tháng đầu năm của thành phố ước tăng 1,04%. Ngành du lịch của TP HCM cũng đang bước đầu phục hồi. Công tác tổ chức các sự kiện du lịch kết nối với văn hóa tại Thành phố tạo được điểm nhấn, gia tăng sức hấp dẫn của điểm đến TP HCM đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh những mặt tích cực, một số chỉ tiêu kinh tế xã hội 3 tháng đầu năm của thành phố vẫn chưa đạt. Trong đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I tăng hơn 1,5%, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ 2021. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm ước giảm 4,8% so cùng kỳ, cho thấy sức mua của người tiêu dùng chưa phục hồi hoàn toàn. Tổng vốn FDI đầu tư vào thành phố 3 tháng đầu năm ước giảm hơn hơn 40% so với cùng kỳ. Một số ngành công nghiệp chủ lực của thành phố còn chậm phục hồi. So với cùng kỳ, tổng doanh thu ngành du lịch ước giảm gần 12%.
- Fed công bố biên bản họp tháng 3, Phố Wall giảm điểm. Dow Jones giảm 144,67 điểm, tương đương 0,42%, xuống 34.496,51 điểm. S&P 500 giảm 43,97 điểm, tương đương 0,97%, xuống 4.481,15 điểm. Nasdaq giảm 315,35 điểm, tương đương 2,22%, xuống 13.888,82 điểm. Đây là phiên thứ hai liên tiếp Nasdaq giảm hơn 2%. Trong số 11 lĩnh vực chính thuộc S&P 500, công nghệ và hàng tiêu dùng không thiết yếu đều giảm khoảng 2,6%. S&P 500 tăng trưởng giảm khoảng 2%. Các lĩnh vực phòng thủ tăng, dẫn đầu là tiện ích tăng 2%, chăm sóc sức khỏe và bất động sản tăng 1,6%. Fed ngày 6/4 công bố biên bản cuộc họp chính sách ngày 15 – 16/3 cho thấy các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ ủng hộ kế hoạch giảm quy mô bảng cân đối sớm nhất từ tháng 5. Các chỉ số chính của Phố Wall giảm ngay từ đầu phiên do ảnh hưởng từ bình luận trước đó của Thống đốc Fed Lael Brainard, khiến nhà đầu tư lo ngại Fed mạnh tay hơn để ứng phó lạm phát. Brainard nói bà kỳ vọng sự kết hợp giữa tăng lãi suất và giảm nhanh quy mô bảng cân đối sẽ đưa chính sách tiền tệ tại Mỹ về “vị thế trung lập hơn” vào cuối năm.
Tin doanh nghiệp
- PVI: ĐHĐCĐ năm 2022 PVI: Bất ngờ cổ tức năm 2021 lên tới 33%
- GEG: Điện Gia Lai (GEG) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 400 tỷ đồng, tăng vốn lên 3.614 tỷ đồng
- APG: Chứng khoán APG chi hàng chục tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn PSG
- AGG: An Gia (AGG) chuẩn bị phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu
- PSH: Lãnh đạo Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) bị phạt 100 triệu đồng do “bán chui” cổ phiếu
- TCD: Tái cấu trúc Vina taxi, Tracodi (TCD) thêm điểm cộng
- VNM: Vinamilk (VNM) đặt mục tiêu lãi ròng năm 2022 giảm 8%, trả cổ tức tỷ lệ 38,5%
- REE: Cơ điện lạnh (REE) chốt quyền trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 10%
- STK: Sợi Thế Kỷ (STK) chốt quyền trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 15%
- RIC: Quốc tế Hoàng Gia (RIC) đặt kế hoạch lỗ năm thứ 4 liên tiếp và kiểm toán nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục
- CII: CII: Năm 2022, dự kiến trả lãi và gốc lên tới 2.970 tỷ đồng, gấp 2,2 lần lượng tiền đang sở hữu và hủy bỏ kế hoạch trả cổ tức tiền mặt năm 2019, 2020
- TTF: Gỗ Trường Thành (TTF): Sau khi kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục, công ty của Bầu Thắng tiếp tục bán thêm 9 triệu cổ phiếu
- PAN: Tập đoàn PAN (PAN) dự kiến lợi nhuận tăng 47,8% lên 755 tỷ đồng trong năm 2022
- SAM: SAM Holdings (SAM) đặt kế hoạch lợi nhuận đi ngang và muốn thay đổi trụ sở trong năm 2022
- DCG: ĐHCĐ Tập đoàn Đèo Cả (DCG): Lên kế hoạch chào sàn UPCoM, tăng vốn gấp đôi, sẽ đầu tư góp vốn thêm 1.200 tỷ đồng vào HHV
Diễn biến thị trường Phiên 06.04.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm trước sự dẫn dắt nhóm cổ phiếu ngân hàng sau khi Fitch Ratings cho biết có thể nâng xếp hạng khả năng hoạt động của hầu hết các ngân hàng Việt Nam cao hơn một bậc nếu tỷ lệ vốn cốt lõi cao hơn 2 – 3 điểm phần trăm. Cổ phiếu ngành ngân hàng tăng ở VPB (+4.3%), VCB (+1.9%).
- Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ kiểm soát chặt hơn nữa dòng tiền chảy vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán của những doanh nghiệp có biểu hiện chưa lành mạnh, mang tính chất đầu cơ, cổ phiếu ngành bất động sản giảm ở VIC (-2.2%), DXG (-1.4%).
- Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu cao su trong tháng 3 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 233 triệu USD, tăng 27.9% về lượng và tăng 28.2% về trị giá so với tháng 2, cổ phiếu ngành cao su tăng ở TNC (+6.9%), GVR (+1.6%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 06.04.2022
- VNIndex trải qua một nhịp lao dốc mạnh trong phiên trước khi sớm hồi phục và lấy lại phần lớn điểm số đã mất về cuối phiên.
- Sau khi thử thách lại vùng hỗ trợ gần quanh 150x, chỉ số đã có một nhịp hồi phục khá tích cực cùng thanh khoản cải thiện. Với việc sớm lấy lại đà tăng điểm, cơ hội bứt phá vùng kháng cự gần quanh 1530 và thử thách lại vùng đỉnh cũ của VNIndex đang có phần chiếm ưu thế.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục linh hoạt mua tại hỗ trợ/bán tại kháng cự một phần vị thế trading đối với các cổ phiếu mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Chứng khoán
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao