I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
TT bất ngờ vượt cản trong bối cảnh thông tin tiêu cực bủa vây.
Mặc dù xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, VN-Index vẫn bất ngờ vượt 1,510 – 1,515 điểm với sự hỗ trợ của các cổ phiếu lớn Ngành tiêu dùng bán lẻ (VNM, MWG, SAB), Ngân hàng (VPB, MBB, VIB) và công nghệ (FPT). VN-Index tăng 1.2% cho dù có đến 55% cổ phiếu và 10/19 ngành giảm điểm. Chỉ số tăng điểm trong bối cảnh tâm lý của NĐT nhỏ lẻ đang bị thử thách trước nhiều thông tin dồn dập. Dòng tiền chuyển dịch sang dòng cổ phiếu lớn gần đỉnh kỷ lúc đang là diễn biến rất đáng chú ý trong nhiều tuần nay và hứa hẹn khả năng tạo đà kiểm tra đỉnh 1,530 điểm trong tuần tới.
GDP quý I ước tăng 5.03% yoy, cao hơn tốc độ của 2 năm gần nhất. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7.07% yoy. Triển vọng kinh tế tích cực kéo theo số lượng doanh nghiệp mở mới tăng 96.3%. Đầu tư toàn xã hội tăng 8.9% yoy, trong đó tổng vốn FDI tăng 12.1%. XK tăng 12.9% và suất siêu 0.8 tỷ USD. PMI tháng 3 giảm từ 54.3 xuống 51.7 điểm. CPI tăng 1.92%. Nhìn chung các chỉ tiêu vĩ mô quý I cho thấy kinh tế vĩ mô khá ổn định, các động lực tăng trưởng duy trì nhưng chưa có sự bứt phá rõ rệt do phần lớn cấu phần của gói hỗ trợ chính sách tài khoản tiền tệ chưa kịp triển khai trong quý I. Lạm phát có dấu hiệu tăng nhanh và vẫn trong tầm kiểm soát. Lạm phát vẫn là vấn đề cần lưu tâm trong năm 2022 khi áp lực chi phí đẩy, gián đoạn chuỗi cung ứng và xung đột địa chính trị từ thế giới sẽ tác động lại nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam

Nhà đầu tư cá nhân trong nước tiếp tục giao dịch theo chiều hướng tiêu cực trong khi nhà đầu tư tổ chức cũng như khối ngoại đều có được sự tích cực giúp nâng đỡ thị trường chung.
Cụ thể, theo dữ liệu của FiinPro, cá nhân trong nước tiếp tục bán ròng 1.270 tỷ đồng tại sàn HoSE trong tuần giao dịch 28/3-1/4, giảm 37% so với tuần trước đó, trong đó có 950 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Trái ngược với cá nhân trong nước, các tổ chức trong nước chấm dứt chuỗi 5 tuần bán ròng liên tiếp bằng việc mua ròng trở lại 455 tỷ đồng, trong đó có 382 tỷ đồng đến từ giao dịch khớp lệnh.
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này tiếp tục mua ròng 816 tỷ đồng (giảm 67% so với tuần trước) ở sàn HoSE.

TTCK Thế giới
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Hoa Kỳ thấp hơn kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên từ tháng 9/2019 vào 29/3
Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất trong 2 năm cho dù đã hồi phục trong 2 tuần cuối tháng. Đơn xin trợ cấp thất nghiệp cao hơn 1 chút dự báo và chênh lệch đường cong lãi suất thu hẹp kìm hãm đà hồi phục khiến cho các chỉ số CK Hoa Kỳ đi ngang trong tuần qua. Các TTCK chủ chốt Châu Âu và Châu Á (bao gồm Trung Quốc) đều duy trì mức tăng tích cực. Giá dầu giảm mạnh -12.9% xuống dưới 100 USD/thùng kéo theo nhiều hàng hóa giảm theo lấy đi toàn bộ mức mức tăng 4.2% của chỉ số hàng hóa Bcom Index trong tuần trước. Thị trường hàng hóa, đặc biệt là dầu thô vẫn đang có những biến động tăng giảm thất thường và khó dự báo.
IMF cho rằng các biện pháp trừng phạt về tài chính nhằm vào Nga có thể từng bước giảm vai trò chủ đạo USD và khiến hệ thống tiền quốc tế trở nên rời rạc hơn. Đa dạng hóa các tài sản dự trữ chắc chắn xảy ra cùng với đó tài chính kỹ thuật số cũng được thúc đẩy. Nhận định này đưa ra trong bối cảnh Nga ra tối hậu thư yêu cầu nước ngoài mua khí đốt Nga phải trả bằng Rúp kể từ 1/4 nếu không nguồn cung cắt giảm một nửa trong khi Nga và Ấn Độ thảo luận về “SWIFT mới’ để thanh toán bằng đồng rúp. Cuộc xung đột trên thực địa có phần lắng dịu, thì cuộc chiến cung cấp khí và dầu của Nga cho các đối tác thì vẫn chỉ mới bắt đầu và sẽ còn ảnh hưởng không nhỏ đến diễn biến giá dầu và khí trong ngắn và trung hạn.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Số liệu mới được NHNN công bố cho thấy tổng phương tiện thanh toán toàn nền kinh tế tăng 2,59% trong tháng 1, tương đương cung tiền đã mở rộng thêm 346.643 tỷ đồng. Con số này gấp gần 3,8 lần quy mô cung tiền tăng thêm trong tháng 1/2021. Trong đó, lượng tiền mặt trong lưu thông tăng hơn 20%, tương đương mở rộng thêm 307.410 tỷ đồng. Qua đó, kéo tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán tăng từ 11,34% vào cuối năm 2021 lên 13,29%, cao nhất kể từ tháng 1/2019.
- Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 45/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
- Cả nước có gần 34.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng hơn 18% so với cùng kỳ 2021. Đặc biệt, 3 tháng đầu năm ghi nhận 25.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động lên 60.200.
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ 2021. Tính chung quý I, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, GDP quý I tăng 5,03% so với cùng kỳ năm trước. Con số vừa nêu cao hơn mức tăng trưởng quý I của 2021 và 2020 nhưng thấp hơn mức tăng 6,85% của quý I/2019.
- Việt Nam xuất siêu ước đạt 1,39 tỷ USD trong tháng 3 và xuất siêu 809 triệu USD trong quý I. Trong khi đó, tháng 2, Việt Nam nhập siêu 581 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 88,58 tỷ USD, tăng gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu quý I năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 87,77 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm trước.
- Theo Cục Hàng hải Việt Nam, 2 tháng đầu năm, hệ thống cảng biển Việt Nam tiếp nhận 16,397 lượt tàu biển. Trong đó, lượt tàu ngoại thông qua đạt 7,993 lượt, giảm 8%. Lượt tàu nội thông qua đạt 8,404 lượt, giảm 10% so với cùng kỳ 2021
Thế giới
- Nhà Trắng sẽ đề xuất áp thuế tối thiểu 20% với các hộ gia đình có thu nhập và giá trị tài sản gia tăng từ 100 triệu USD trở lên. Kế hoạch này sẽ giúp thu về ngân sách gần 360 tỷ USD trong 10 năm tới, theo thông tin được Nhà Trắng đưa ra trước khi công bố dự thảo ngân sách đầy đủ vào ngày 28/3. Con số này được đánh giá là nhiều gấp đôi so với số tiền thuế dự kiến thu được từ việc tăng thuế thu nhập từ 37% lên 39,6% đối với các cá nhân thu nhập cao.
- Thị trường trái phiếu Mỹ đang phát đi một tín hiệu cảnh báo về nền kinh tế nước này. Đó là “đường cong lãi suất đảo ngược” (inverted yield curve) – hiện tượng được các chuyên gia kinh tế xem là chỉ báo đáng tin cậy cho các giai đoạn suy thoái trong 60 năm qua. Đường cong lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 5 năm và 30 năm đã đảo ngược, cho thấy nhà đầu tư trái phiếu đang lo ngại về triển vọng kinh tế trong dài hạn.
- Trong báo cáo mới cập nhật của Bộ Thương mại Mỹ về tăng trưởng kinh tế quý IV/2021, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý IV/2021 đạt mức 6.9%, giảm nhẹ so với dữ liệu ước tính được đưa ra hồi tháng 2 là 7%. Trong cả năm 2021, nền kinh tế Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng 5.7%, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1984, sau khi chính phủ Mỹ tung ra các gói cứu trợ liên quan đến đại dịch trị giá gần 6,000 tỷ USD.
- Nhà Trắng thông báo sẽ giải phóng 1 triệu thùng dầu/ngày trong 6 tháng tới từ kho Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR) – trong một nỗ lực làm dịu đà tăng giá dầu và khí đốt. Đây sẽ là lần thứ ba Mỹ phải dùng đến SPR trong vòng nửa năm và là đợt xả lớn nhất trong lịch sử gần 50 năm nay. SPR của Mỹ hiện có 568.3 triệu thùng, thấp nhất kể từ tháng 5/2002, Bộ Năng lượng Mỹ cho biết.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Kiểm tra đỉnh kỷ lục trong bối cảnh nhiều thông tin khó định đoán.
- Vận động của ngành xoay quanh xung đột Nga – Ukraine.
- 4/4, Khảo sát triển vọng kinh tế Canada; Đơn đặt hàng sản xuất Hoa Kỳ.
- 5/4, Biên bản chính sách tiền tệ NHTW Australia; PMI dịch vụ EU, Anh và Hoa Kỳ.
- 6/4, Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ; PMI dịch vụ Trung Quốc.
- 7/4, Biên bản cuộc họp FOMC; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ; Doanh thu bán lẻ EU.
- 8/4, Niềm tin tiêu dùng Nhật Bản; Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN
