Index | Close | % |
Dow Jones | 35,295.11 | +0.97% |
Dầu WTI | 106.28 | +0.30% |
Vàng | 1,916.47 | -0.35% |
Tỷ giá | 22,867.5 | +0.03% |
Thông tin vĩ mô
- Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong RCEP. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) trong hiệp định này. Cục PVTM, Bộ Công Thương cho biết, nội dung cam kết về lĩnh vực PVTM trong Hiệp định RCEP được quy định tại Chương 7, trong đó có một số vấn đề kỹ thuật phức tạp như quy định cấm áp dụng phương pháp tính toán quy về không (zeroing), nghĩa vụ công bố các dữ kiện trọng yếu và xử lý thông tin mật trong điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp và các cam kết cụ thể về biện pháp tự vệ chuyển tiếp… Để hoàn thiện khung pháp lý nhằm thực thi các biện pháp PVTM theo quy định của Hiệp định RCEP, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 07/2022/TT-BCT 23/3/2022 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại trong Hiệp định RCEP, có hiệu lực từ ngày 8/5/2022. Thông tư số 07/2022/TT-BCT gồm 4 Chương 15 Điều.
- Giá khí đốt tăng hơn 11% trong một ngày. Giá khí đốt tại Anh là 275 xu Anh/therm, tăng 11,9% so với ngày hôm qua nhưng vẫn thấp hơn 49% so với đỉnh giá lập vào ngày 7/3. Giá than giảm 1,2% so với ngày 28/3 và giao dịch ở 258 USD/tấn. Giá khí đốt tăng được cho là do dự báo thời tiết lạnh sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên châu lục già trong những tuần tới, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ, đẩy giá mặt hàng này lên. Tuy nhiên, so với đầu tháng 3 khi chiến sự tại Ukraine mới xảy ra, thị trường khí đã hạ nhiệt. Ngày 25/3, Mỹ cam kết cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU), khi khu vực này tìm cách hạn chế phụ thuộc vào năng lượng Nga. Washington sẽ cung cấp ít nhất 15 tỷ mét khối khí hóa lỏng cho EU trong năm 2022, động thái khiến lo ngại về nguồn cung khí đốt cho EU hạ nhiệt. Thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) được công bố trong khuôn khổ chuyến công du của Tổng thống Joe Biden tới Brussels, Bỉ.
- Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động quý I tăng gần 74% so với cùng kỳ. 3 tháng đầu năm, cả nước có 25.600 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 74% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao nhất, hơn 21%, tương đương 25.100 doanh nghiệp. Hơn 82% doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo đánh giá xu hướng kinh doanh quý II sẽ ổn định và tốt hơn so với quý I vừa qua.
- CPI quý I tăng 1,92%. Theo báo cáo kinh tế – xã hội tháng 3 và quý I vừa được Tổng cục Thống kê công bố, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ 2021. Nguyên nhân là giá xăng, dầu và gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào cũng như sự tăng giá của mặt hàng xăng, dầu. Tính chung quý I, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là giá xăng, dầu trong nước tăng hơn gần 49% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm; giá gas tăng hơn 21%, làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm). Bên cạnh đó, giá vật liệu bảo dưỡng nhà như xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên liệu đầu vào cũng là nguyên nhân khác đóng góp vào mức tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng.
- Một chỉ báo suy thoái kinh tế Mỹ đang phát tín hiệu cảnh báo. Thị trường trái phiếu đang phát đi một thông điệp cảnh báo – tín hiệu góp phần dự báo chính xác gần như toàn bộ các giai đoạn suy thoái trong 60 năm qua. Đường cong lợi suất đảo chiều thường được coi là tín hiệu cho thấy các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng hơn về những diễn biến trong trung hạn hơn là dài hạn, khiến cho lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng cao hơn so với trái phiếu dài hạn. Đường cong lợi suất vẫn chưa chính thức đảo chiều nhưng khả năng xảy ra là tương đối lớn. Điều này không hề khó đoán, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng quân sự gia tăng tại Ukraine và những hệ quả kinh tế của sự kiện này đang ngày càng lan rộng, ảnh hưởng không mấy tích cực lên nền kinh tế toàn cầu.
- Thổ Nhĩ Kỳ nhận định hòa đàm Nga – Ukraine đạt tiến triển quan trọng. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cho biết “nhiều vấn đề khó khăn hơn” sẽ được thảo luận giữa các ngoại trưởng Ukraine và Nga vào thời điểm khác, nhấn mạnh việc lãnh đạo hai nước sẽ hội đàm sau đó. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu nhận định các cuộc hòa đàm diễn ra ngày 29/3 giữa các nhà đàm phán của Ukraine và Nga tại Istanbul đánh dấu tiến triển đáng kể nhất trong các cuộc thảo luận giữa hai nước tính tới thời điểm này. Sau khi những tiến triển đạt được trong cuộc hòa đàm Nga-Ukraine, đồng ruble của Nga đã tăng hơn 10% so với đồng USD. Cụ thể, 85,42 ruble đổi được 1 USD. Trong những tuần gần đây, đồng ruble đã giảm mạnh, có lúc xuống mức thấp nhất 150 ruble/1 USD.
Tin doanh nghiệp
- HHV: Đèo Cả (HHV): Lợi nhuận năm 2021 tăng 463% nhờ làm cao tốc Bắc – Nam
- BTS: Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS): Chứng khoán ACB đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu
- KDC: Tập đoàn Kido (KDC) chi hơn 150 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021
- SMT: Sametel (SMT) đặt mục tiêu trở thành nhà thầu vận hành và bảo trì ngành solar hàng đầu
- TTF: Gỗ Trường Thành (TTF): Thành viên HĐQT đăng ký mua 1,5 triệu cổ phiếu
- AGG: An Gia (AGG): 2022-2024 sẽ tung ra thị trường 11.400 sản phẩm
- SGT: Saigontel (SGT) kỳ vọng lãi trước thuế tăng 253,98%, dự kiến huy động 2.000 – 2.500 tỷ đồng trong năm 2022
- HAG: Lộ diện nhân sự do nhóm cổ đông nắm 34,5% vốn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đề cử vào HĐQT
- IDC: IDICO (IDC) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2022
Diễn biến thị trường Phiên 29.03.2022
- TTCK tăng điểm sau khi Tổng cục Thống kê công bố GDP quý I tăng 5.03% so với cùng kỳ năm trước.
- Vinatex khẳng định mục tiêu xuất khẩu dệt may năm 2022 đạt 43 tỷ USD là hoàn toàn có cơ sở, cổ phiếu ngành dệt may tăng ở MSH (5.5%), VGT (+2.3%).
- Công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh TMX dự báo nhu cầu vận chuyển container vẫn tăng cao và thiếu hụt container sẽ tiếp tục khi hơn 90% đội tàu toàn cầu đang được sử dụng hết công suất để phục vụ nhu cầu hiện tại, cổ phiếu ngành cảng biển tăng ở GMD (+4.8%), VOS (+6.9%).
- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế quý I/2022 đạt 4.03% YTD, trong khi quý I/2021 chỉ tăng 1.47% YTD, cổ phiếu ngành ngân hàng tăng ở MBB (+1.6%), BID (+1.9%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 29.03.2022
- VNIndex có phiên tăng điểm khá tích cực với đà tăng được mở rộng về cuối phiên.
- Tín hiệu bật tăng trở lại sau khi quay xuống điểm giữa của vùng tích lũy đi ngang giúp mở ra cơ hội một lần nữa thử thách lại cận trên của mô hình tam giác cân. Mặc dù vậy, lực cản tại vùng cản gần quanh 150x sẽ làm gia tăng rủi ro xuất hiện các nhịp rung lắc trong các phiên kế tiếp.
- NĐT được khuyến nghị tranh thủ các nhịp hồi phục để cân bằng lại tỷ trọng nắm giữ ở mức trung bình thấp. Việc gia tăng trở lại một phần tỷ trọng cho các vị thế trading chỉ nên được cân nhắc trong các nhịp điều chỉnh về quanh hỗ trợ của các mã mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Tin Trịnh Văn Quyết bị bắt sẽ còn ảnh hưởng trong ngắn hạn tới nhóm cổ phiếu cơ bản, nhóm cổ phiếu họ Quyết nhiều khả năng sẽ tiếp tục bán dư sàn
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Thép, Phân đạm, BĐS
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao