Index | Close | % |
Dow Jones | 34,357.77 | -1.29% |
Dầu WTI | 114.53 | +2.48% |
Vàng | 1,946.22 | +1.29% |
Tỷ giá | 22,874.5 | +0.02% |
Thông tin vĩ mô
- 4 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đông lạnh không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu (VASEP), ngày 21/3, Văn phòng Đăng ký Liên bang Mỹ (Federal Register) đưa ra thông báo của Bộ Thương mại Mỹ về kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17 (POR17) với cá tra đông lạnh từ Việt Nam giai đoạn 1/8/2019 – 31/7/2020. Trong đợt rà soát này, CTCP Thủy sản Nha Trang (NTSF SEAFOODS) được hưởng mức thuế suất 0% khi bán cá tra phile đông lạnh sang Mỹ. Như vậy, 4 doanh nghiệp Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá khi bán sản phẩm cá tra phile đông lạnh sang Mỹ là CTCP Vĩnh Hoàn, Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Vạn Đức Tiền Giang (VD TG), NAVICO và NTSF SEAFOODS. Ngoài ra, hai công ty là CTCP Hải sản Biển Đông (ESS) bị áp mức thuế 3,87 USD/kg và CTCP Thủy sản Green Farms áp mức thuế 1,94 USD/kg.
- Thép cuộn cán nguội, thép hình chữ I tại Trung Quốc tăng dưới 1%. Giá thép hình chữ I tại Trung Quốc ngày 23/3 là 5.027 nhân dân tệ/tấn (789 USD/tấn), tăng 0,7% so với ngày 22/3. Giá thép cuộn cán nguội tăng 0,6% so với ngày 22/3, lên 5.583 nhân dân tệ/tấn (876 USD/tấn). Thép không gỉ nhích lên 0,2% và giao dịch ở mức 18.592 nhân dân tệ/tấn (2.918 USD/tấn). Các loại như thép thanh vằn, tôn mạ màu giữ nguyên so với ngày 22/3 và lần lượt là 4.910 nhân dân tệ/tấn (770 USD/tấn) và 8.250 nhân dân tệ/tấn (1.294 USD/tấn). Trong khi đó, loại cuộn cán nóng giảm 0,4%, xuống 5.124 nhân dân tệ/tấn (804 USD/tấn). Theo các chuyên gia, nhu cầu thép tại Trung Quốc lên cao trong tháng 3, một phần do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng. Trung Quốc có xu hướng tăng cường các chính sách vĩ mô để ổn định nền kinh tế sau khi thị trường bất động sản đi xuống vào năm ngoái. Các chuyên gia trong ngành cho rằng nhu cầu thép tại Trung Quốc sẽ đi lên vào quý II vì các hoạt động xây dựng và đầu tư vào hạ tầng sẽ tăng khi quốc gia này thực hiện nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế.
- Giá khí đốt đảo chiều, tăng gần 10% trong một ngày. Giá khí đốt tại Anh, châu Âu đều tăng 9-10% so với 21/3. Giá khí đốt tại Anh từng lập đỉnh ngày 7/3 với 539 xu Anh/therm, trước khi giảm liên tục trong nửa tháng. Giá khí đốt tăng, một phần vì thị trường đang theo dõi chuyến công du châu Âu của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ ngày 23/3, trong đó có lệnh trừng phạt liên quan đến ngành năng lượng của Nga. Ông Biden dự kiến sẽ tuyên bố gói trừng phạt Nga trong các cuộc họp thượng đỉnh NATO, EU và G7 trong những ngày tới. Ông cũng sẽ bàn bạc với các đồng minh về những biện pháp nhằm gia tăng áp lực lên Nga để Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Dù hồi phục trong ngày 21/3, giá khí đốt tại châu Âu và Anh lần lượt vẫn thấp hơn 52% và 53% so với đỉnh. Thị trường khí đốt hạ nhiệt sau khi thông tin sẽ có thêm thỏa thuận về nguồn cung. Đức và Qatar đã ký một thỏa thuận hợp tác năng lượng dài hạn, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ Nga vì Moscow vốn là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất cho Đức. Từ khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã khởi động một số sáng kiến nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng từ Nga.
- Giá phân bón cao nhất mọi thời đại. Chỉ số giá phân bón ở Bắc Mỹ trên kênh Green Markets của Bloomberg trong tuần kết thúc vào ngày 18/3 là 1.248 USD/tấn, so với mức 1.138 USD/tấn trong tuần trước đó, tăng gần 10%. Đây là mức cao nhất trong lịch sử. So với một tháng trước, khi chiến sự tại Ukraine nổ ra, giá mặt hàng này tăng 40%. Diễn tiến của thị trường phân bón thế giới cho thấy sự phụ thuộc vào xuất khẩu của mặt hàng này từ Nga vì nước này xuất khẩu phân bón nhiều hàng đầu thế giới năm 2019, với khối lượng thương mại đạt gần 9 tỷ USD. Nga và Belarus, quốc gia cũng bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây, là những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số loại phân bón, trong đó có ure và kali. Việc cắt giảm xuất khẩu từ hai quốc gia trên khiến giá tăng cao. Bên cạnh đó, giá khí đốt, nguyên liệu để sản xuất phân bón nitơ leo dốc trong thời gian vừa qua cũng là yếu tố đẩy leo thang. Giá phân bón cộng với lúa mì tăng cao đang tác động đến toàn cầu, có thể làm giảm sản xuất nông nghiệp và làm trầm trọng hơn khủng hoảng lương thực toàn cầu.
- Lạm phát ở Anh lên cao nhất 30 năm. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,2% trong tháng 2, cao nhất kể từ tháng 3/1992, vượt dự báo trung bình tăng 5,9% từ giới chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát Reuters. CPI tháng 1 của Anh tăng 5,5%. So với tháng 1, CPI tháng 2 tăng 0,8%, tháng 2 tăng nhiều nhất kể từ năm 2009. ONS lưu ý hóa đơn năng lượng của hộ gia đình, tăng gần 25% so với cùng kỳ năm trước, và xăng dầu là lực đẩy chủ yếu đến CPI tháng 2. Các hộ gia đình nghèo hơn càng chịu thêm áp lực khi ONS cho biết giá thực phẩm nhìn chung tăng, không giống như các thời điểm bình thường khác – khi giá một số mặt hàng tăng thì số khác giảm.
- Mỹ có thể xem xét loại Nga khỏi G20. Mỹ và đồng minh đang đánh giá liệu Nga có nên tiếp tục là thành viên G20 sau chiến dịch quân sự ở Ukraine hay không, Reuters dẫn các nguồn tin. Tuy nhiên, nguồn tin cũng nhấn mạnh nỗ lực loại Nga khỏi G20 sẽ bị nhiều nền kinh tế trong nhóm phủ quyết, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Arab Saudi và những nước khác, làm dấy lên lo ngại một số thành viên sẽ không cử đại diện tham dự hội nghị G20 năm nay. G20 cùng với G7, bao gồm Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Canada, Nhật Bản và Anh, là nền tảng quốc tế quan trọng để điều phối các hoạt động từ ứng phó biến đổi khí hậu đến xử lý các khoản nợ ở nước ngoài. G7 được thành lập vào thập niên 1970 gồm 7 quốc gia có nền kinh tế công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau khi kết nạp Nga, nhóm này trở thành G8. Tuy nhiên, Nga đã bị loại khỏi nhóm vào năm 2014 sau khi sáp nhập bán đảo Crimea.
- Nga tung đòn trả đũa Mỹ. “Vào ngày 23/3, một công hàm kèm với danh sách các nhà ngoại giao Mỹ ‘là các cá nhân không được chào đón’ đã được trao cho người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ”, AFP trích tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho hay. Nga thông báo quyết định này là nhằm đáp trả hành động của Mỹ vào tháng trước khi nước này trục xuất 12 nhà ngoại giao Nga tại phái bộ Liên Hợp Quốc ở New York “do lo ngại an ninh”. Sau đó, Washington lại tuyên bố trục xuất thêm một cá nhân Nga nữa ở Liên Hợp Quốc mà họ cáo buộc là “gián điệp”.
- Lo ngại liên quan khủng hoảng Ukraine tái xuất hiện, Phố Wall giảm hơn 1%. Để đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow chỉ chấp nhận thanh toán bằng ruble với hợp đồng bán khí tự nhiên cho các quốc gia “không thân thiện”. “Những rắc rối địa chính trị chính là vấn đề đang treo lơ lửng trên thị trường”, Stephen Massocca, phó chủ tịch cấp cao tại Wedbush Securities, San Francisco, bang California, nói. “Giá dầu tăng khiến mọi người khựng lại. Cần có hưởng giải quyết với Nga. Điều đó đang kìm giữ thị trường”. Nhà đầu tư tiếp tục đánh giá triển vọng lãi suất tại Mỹ. Chủ tịch Fed San Francisco Mary Daly để ngỏ khả năng tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm trong tháng 5. Tuần trước, Fed đã tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm, lần tăng đầu tiên kể từ năm 2018.
Tin doanh nghiệp
- LHC: Thủy lợi Lâm Đồng (LHC): Cổ phiếu tăng hơn 50%, vợ Chủ tịch đăng ký mua 220.000 cổ phiếu
- OCB: lên kế hoạch lãi 7.100 tỷ đồng trước thuế trong năm 2022
- TSC: Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) phát hành hơn 49 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ 3:1
- LPT: Lập Phương Thành (LPT) phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/CP
- TGG: Louis Holding giao dịch “chui” hơn 1 triệu cổ phiếu TGG
- VIB: Người nhà lãnh đạo VIB muốn mua vào 800.000 cổ phiếu trước thềm chia thưởng 35%
- APG: Chứng khoán APG: Cổ phiếu giảm hơn 10% trong 1 tháng, Chủ tịch đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
- KDC: ĐHCĐ KDC: Năm 2022 phát triển thêm mảng nước chấm, cà phê đóng chai…, doanh thu mục tiêu 14.000 tỷ đồng
- DHG: Dược Hậu Giang (DHG) trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 35%
- MML: Doanh thu tài chính cao đột biến giúp lãi ròng của Masan MEATLife (MML) tăng mạnh
- HUB: Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB): Công ty liên quan của Chủ tịch HĐQT vừa bán ra toàn bộ 36% vốn
- PHR: Cao su Phước Hòa (PHR) đặt kế hoạch tăng trưởng năm 2022
- YEG: Yeah1 (YEG): Quỹ DFJ VinaCapital Venture Investment vừa bán ra hơn 1,5 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn
- NT2: Nhơn Trạch 2 (NT2): Kế hoạch lợi nhuận năm 2022 giảm 12,3% về 468,15 tỷ đồng
- AGM: Angimex (AGM): Một lãnh đạo mới đảm nhiệm vị trí Thành viên HĐQT được 7 ngày đã xin từ nhiệm
- LIG: Licogi 13 (LIG): Thêm một lãnh đạo đăng ký bán 100.000 cổ phiếu
Diễn biến thị trường Phiên 23.03.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm sau khi VinaCapital hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1% xuống còn 6.5%.
- Again Capital nhận định khối EU quá phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch từ Nga nên khó cấm vận Nga, giá dầu tiếp tục giảm, cổ phiếu ngành dầu khí giảm ở PVD (-1.8%), PVS (-1.9%).
- CBRE cho biết giá đất tăng trên diện rộng, ở khu vực cận thành phố như Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đức Hoà, Bến Lức, Phan Thiết, cổ phiếu ngành bất động sản tăng ở DXG (+0.2%), DIG (+3.6%).
- Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) cho biết ngành dệt may phát triển rất nhanh, nên VITAS mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, cổ phiếu ngành dệt may tăng ở GIL (+3.4%), M10 (+0.4%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 23.03.2022
- VNIndex ghi nhận một nhịp tăng tích cực trong phiên trước khi dần suy yếu và đảo chiều giảm điểm giằng co đến cuối phiên.
- Áp lực chốt lời giá cao quanh ngưỡng cản gần 1520 khiến cho đà tăng của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. Mặc dù rủi ro điều chỉnh trong phiên kế tiếp đang có phần lấn át, cơ hội hồi phục sau đó vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ đáng lưu ý tại 148x.
- NĐT được khuyến nghị chờ nhịp điều chỉnh rõ nét về quanh vùng hỗ trợ trước khi tăng thêm một phần tỷ trọng vị thế trading đối với các cổ phiếu mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Ngân hàng, Thép, Phân đạm, BĐS
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao