Index | Close | % |
Dow Jones | 33,545.92 | +1.82% |
Dầu WTI | 95.77 | -7.03% |
Vàng | 1,918.10 | -1.67% |
Tỷ giá | 22,885 | -0.02% |
Thông tin vĩ mô
- Giá dầu lao dốc 6%, mất mốc 100 USD/thùng. Trong phiên, giá dầu Brent và WTI có lúc chạm 97,44 USD/thùng và 93,53 USD/thùng, thấp nhất kể từ ngày 25/2. Đây là lần đầu tiên giá hai loại dầu xuống dưới 100 USD/thùng kể từ cuối tháng 2. Sau khi lập đỉnh 14 năm hôm 7/3, giá dầu Brent đã giảm gần 40 USD, WTI giảm hơn 30 USD. Thị trường năng lượng biến động mạnh sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hôm 24/2. Nga ngày 15/3 cho biết có thể tiếp tục vai trò là một bên trong thỏa thuận hạt nhân Iran, ám chỉ cho phép hồi sinh thỏa thuận từng đạt được năm 2015 này. Nếu thành công, các lệnh trừng phạt với ngành dầu Iran sẽ được dỡ bỏ, cho phép Tehran nối lại xuất khẩu dầu. Phương Tây đã áp lệnh trừng phạt Nga để đáp trả chiến dịch quân sự của nước này ở Ukraine nhưng không thể ngăn Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu Nga. OPEC cho biết lực cầu dầu năm 2022 đối mặt nhiều thách thức, dấy lên khả năng tổ chức này điều chỉnh giảm với dự báo lực cầu.
- Giá quặng sắt, thép cuộn cán nóng – nguội giảm. Giá quặng 62% Fe nhập từ Australia vào Trung Quốc ngày 15/3 có giá 954 nhân dân tệ/tấn (150 USD/tấn), giảm 4,1% so với ngày trước đó. Dù giảm nhưng giá vẫn cao hơn thời điểm đầu năm là 18%. Giá quặng đi xuống góp phần kéo giá thép xuống. Giá loại cuộn cán nóng ngày 15/3 là 5.006 nhân dân tệ/tấn (785 USD/tấn), giảm gần 1% so với ngày trước đó. Giá than cũng đi xuống là một trong những yếu tố tác động lên giá thép. Giá nhiên liệu này đang là 366 USD/tấn, giảm 0,7% so với phiên cuối tuần trước. Ngày 8/3, giá mặt hàng này là 420 USD/tấn.Bên cạnh đó, việc chính quyền thành phố Thâm Quyến – trung tâm công nghệ của Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới – áp đặt lệnh phong tỏa trên diện rộng do Covid-19 được cho là có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, khiến giới đầu tư cân nhắc lại dự báo về nhu cầu dầu mỏ.
- Nga hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước Liên minh kinh tế Á-Âu. Nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước và kìm chế giá cả leo thang, Nga đã công bố các biện pháp hạn chế xuất khẩu ngũ cốc sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU). Theo thông báo, Chính phủ Liên bang Nga cũng cho biết sẽ tạm dừng xuất khẩu đường thô và đường trắng đến các nước thứ ba. EEU là một liên minh kinh tế chính thức hoạt động vào đầu năm 2015 bao gồm các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Nga, và Kyrgyzstan, những nước trước đó thuộc Liên Xô cũ.
- Phố Wall tăng mạnh, nhà đầu tư chờ quyết sách tiền tệ từ Fed. Thị trường hiện tin Fed sẽ tăng lãi suất ít nhất 25 điểm cơ bản khi kết thúc hai ngày họp chính sách tiền tệ 15 – 16/3. Nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ các dự báo từ Fed về lộ trình tăng lãi suất năm nay và các năm tới để ứng phó lạm phát. Chủ tịch Fed Jerome Powell gần đây đề cập khả năng tăng lãi suất nhiều lần để ứng phó lạm phát.
Tin doanh nghiệp
- DRI: Đầu tư Cao su Đắk Lắk (DRI): Cổ phiếu tăng nóng, Chủ tịch HĐQT và lãnh đạo đồng loạt bán ra
- HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH): Người thân lãnh đạo đăng ký mua 400.000 cổ phiếu
- HUB: Xây lắp Thừa Thiên Huế (HUB): Hodeco (HDC) muốn mua 2,8 triệu cổ phiếu
- TDC: Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (TDC): Vợ Tổng giám đốc thông báo tham gia đấu giá nhưng không mua cổ phiếu nào
- FRT: FPT Retail (FRT) đặt kế hoạch lãi 720 tỷ đồng, chia cổ tức 55%, dự kiến mở thêm 300 nhà thuốc Long Châu
- PGI: PJICO (PGI) phát hành hơn 22 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 25%
- BAF: ĐHCĐ BAF: Tham vọng Top 3 về chuỗi hoàn thiện 3F, dự kiến chào đón quỹ đầu tư trong năm 2022
- AGM: ĐHĐCĐ Angimex (AGM): Tăng vốn khủng, sẽ chào bán gần 42 triệu cổ phiếu giá 16.500 đồng/cp
- KHG: phân phối 8 dự án của Tập đoàn T&T, dự kiến đem lại doanh thu hơn 7.300 tỷ đồng
- IBC: Apax Holdings (IBC): Đầu tư thêm cho hoạt động kinh doanh cốt lõi, lấn sân sang bất động sản
- DXG: Đất Xanh (DXG): Thành viên HĐQT đăng ký bán hơn 4,5 triệu cổ phiếu
Diễn biến thị trường Phiên 16.03.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi World Bank cho biết hoạt động kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà phục hồi, và lạm phát vẫn đang được kiềm chế.
- EBW Analytics cho biết đợt bùng phát Covid-19 mới tại Trung Quốc đang dẫn đến các biện pháp phong tỏa, nguy cơ ảnh hưởng lực cầu năng lượng toàn cầu bởi Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu, khí tự nhiên hóa lỏng và than nhiều nhất thế giới, cổ phiếu dầu khí giảm ở BSR (-2.3%).
- Theo Cục Bảo vệ thực vật, giá phân bón đang ở mức cao nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây do những diễn biến tăng theo giá thế giới, giá phân DAP có giá trung bình 874 USD/tấn tăng 46% YoY; phân MAP lên tới 935 USD/tấn tăng 44% YoY; kali ngưỡng 815 USD/tấn tăng 102% YoY, cổ phiếu ngành phân tăng ở DPM (+0.8%), BFC (+1.5%).
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết trong hai tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra tăng mạnh đạt 384 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái, cổ phiếu ngành cá tra tăng ở VHC (+5.5%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 16.03.2022
- VNIndex giảm điểm giằng co trong phiên trước khi sớm hồi phục và dần mở rộng đà tăng về cuối phiên.
- Sự tiết giảm của bên bán cùng lực cầu bắt đáy xuất hiện quanh vùng hỗ trợ 143x đã tạo điểm đỡ và giúp chỉ số xuất hiện một nhịp hồi phục như kỳ vọng. Mặc dù trạng thái của thị trường đã bớt trở nên tiêu cực hơn, chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực rung lắc trong những phiên kế tiếp trước khi hình thành mặt bằng giá vững chãi hơn.
- Sau khi đã gia tăng tỷ trọng quanh ngưỡng hỗ trợ của cổ phần mục tiêu, NĐT có thể thực hiện bán xoay vòng một phần tỷ trọng trong các nhịp hồi sớm.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Sau khi mất vùng hỗ trợ quanh 1460-1470 thì Vùng hỗ trợ cho VNINDEX hiện tại dời về quanh 1425-1430 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao