Index | Close | % |
Dow Jones | 33,173.02 | -0.34% |
Dầu WTI | 107.53 | -1.08% |
Vàng | 1,995.36 | +0.16% |
Tỷ giá | 22,840 | +0.02% |
Thông tin vĩ mô
- Giá photpho vàng giảm hơn 5%. Ngày 10/3, giá photpho vàng là 36.250 nhân dân tệ/tấn (5.734 USD/tấn), giảm 5,4% so với ngày 9/3. Trước đó, hồi tháng 10/2021, giá mặt hàng này tại Trung Quốc lên 52.900 nhân dân tệ/tấn (8.370 USD/tấn), cao nhất lịch sử. Theo các chuyên gia, giá tăng do thiếu hụt năng lượng trầm trọng tại thị trường nội địa và các vấn đề về môi trường. Sau khi lập đỉnh, giá photpho rơi về quanh 31.740 nhân dân tệ/tấn (5.027 USD/tấn) vào đầu tháng 1 và đi ngang trong hơn 1 tháng qua trước khi tăng trở lại, rồi giảm như hiện nay. Trung Quốc là nhà sản xuất photpho vàng lớn nhất thế giới, khoảng 80.000 tấn mỗi năm. Lượng photpho sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa. Năm ngoái, sản lượng của Trung Quốc giảm vì thiếu điện và chính phủ nước này thực hiện các mục tiêu về môi trường khiến giá tại các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên tăng.
- Giá ure nhích lên 1% so với ngày 9/3 và ở mức 2.896 nhân dân tệ/tấn (458 USD/tấn). Tính từ đầu tháng đến nay, giá ure tăng 5,4%. Tính từ đầu năm, giá loại phân bón này tăng gần 11%. Giá ure đi lên phần lớn do chịu tác động từ cuộc chiến tại Ukraine. Nga đóng vai trò quan trọng trong thị trường phân bón thế giới, trong đó có ure. Năm 2021, nước này xuất khẩu 7 triệu tấn ure, chiếm 18% tổng thị phần xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới và đứng thứ 1 toàn cầu. Việc Nga bị loại khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) sẽ khiến các ngân hàng của nước này không thể chuyển tiền ra hoặc nhận tiền từ nước ngoài. Điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề đến xuất khẩu tất cả các mặt hàng, trong đó có phân bón của Nga.
- Nga cam kết hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng, giá dầu giảm 2%. Giá dầu Brent tương lai giảm 1,81 USD, tương đương 1,6%, xuống 109,33 SSD/thùng, trong phiên có lúc giảm tới 6,5%. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,68 USD, tương đương 2,5%, xuống 106,02 USD/thùng. Thị trường dầu biến động mạnh nhất hai năm sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2. Ngày 9/3, giá dầu Brent có phiên giảm mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Hai phiên trước đó, giá dầu Brent lên đỉnh 14 năm hơn 139 USD/thùng. Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Nga sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng về cung ứng năng lượng. Nga cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu và 7% nguồn cung dầu toàn cầu. Tuy nhiên, dầu Nga đang bị né tránh, liên quan đến các lệnh trừng phạt đáp trả từ phương Tây, và còn nhiều bất ổn về việc tìm nguồn cung thay thế.
- Giá thép không gỉ Trung Quốc giảm gần 7% trong một ngày. Giá thép không gỉ ngày 10/3 giao dịch ở 18.073 nhân dân tệ/tấn (2.858 USD/tấn), thấp hơn 6,7% so với ngày 9/3. Giá thép thanh vằn cũng giảm 1% so với ngày trước đó, xuống 775 USD/tấn. Từ đầu tháng đến ngày 9/3, giá mặt hàng này liên tục leo dốc vì giá nickel, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thép không gỉ và pin xe điện, tăng chóng mặt trong thời gian qua. Có lúc nickel tăng đến 250% trong hai phiên tính đến ngày 8/3, vượt 100.000 USD/tấn đầu ngày 8/3. Con số này gấp đôi đỉnh ghi nhận năm 2007. Giá nickel tăng vọt vì lo ngại nguồn cung bị gián đoạn bởi cuộc chiến tại Ukraine. Nga chiếm khoảng 10% nguồn cung của thế giới. Tuy nhiên, ngày 10/3, giá nickel đã giảm hơn 22% so với ngày trước đó, xuống còn 38.155 USD/tấn. Giá nickel lao dốc khiến kéo giá thép không gỉ đi xuống.
- HSBC: Cần lưu tâm đến rủi ro lạm phát. HSBC cho rằng Việt Nam cần đặc biệt lưu tâm đến những rủi ro về lạm phát, vì giá hàng hóa tăng là vấn đề xảy ra trên diện rộng chứ không chỉ xoay quanh nhiên liệu. HSBC cũng cho rằng Việt Nam phải đối mặt với lạm phát nhiên liệu kéo dài. Theo đó, giá nhiên liệu tăng sẽ tác động trực tiếp đến giá tiêu dùng. Lạm phát tháng 2 tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do chi phí vận chuyển tăng trên 15% so với cùng kỳ 2021. Đây là xu hướng kéo dài và đã được một thời gian. Bởi giá xăng được điều chỉnh tăng 6 lần liên tiếp từ đầu tháng 12. Mặc dù vậy, do nền lạm phát năm ngoái thấp nên phần nào xoa dịu những khó khăn trước mắt. Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu mạnh xăng dầu khi Bộ Công Thương quyết định giao nhập khẩu 2,4 triệu m3 xăng, dầu vào quý II tới. Nguyên nhân là Việt Nam đang gặp tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trong nước, sau khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang phải cắt giảm công suất xuống còn 80% và tạm ngưng nhập khẩu dầu thô từ tháng 1. Ngoài tăng nhập khẩu, Chính phủ cũng lên kế hoạch bán đấu giá hơn 100 triệu lít xăng dự trữ quốc gia.
- ECB đẩy nhanh kết thúc chương trình kích thích kinh tế dù bất ổn gia tăng. ECB xác nhận kế hoạch kết thúc Chương trình Mua sắm Khẩn cấp trong đại dịch trị giá 1.850 tỷ euro (khoảng 2.046 tỷ USD) vào cuối tháng này. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 10/3 cho hay họ có kế hoạch kết thúc chương trình mua tài sản trong quý III, đẩy nhanh quá trình rời bỏ chính sách tiền tệ siêu nới lỏng giữa bối cảnh lạm phát tăng cao cùng những lo ngại về xung đột giữa Nga và Ukraine. Mặc dù xung đột Nga – Ukraine trước đó thách thức quan điểm ECB cần thắt chặt chính sách sớm hơn, nhưng mức lạm phát kỷ lục 5,8% của tháng 2 và triển vọng thậm chí còn cao hơn cho tháng 3 tăng áp lực buộc ngân hàng này phải hành động nhằm giữ lạm phát ở quanh mức 2%. Trong thông báo hôm thứ Năm, ECB xác nhận kế hoạch kết thúc Chương trình Mua sắm Khẩn cấp trong đại dịch trị giá 1.850 tỷ euro (khoảng 2.046 tỷ USD) vào cuối tháng này. Đồng thời, các giao dịch theo Chương trình Mua Tài sản (APP) sẽ có quy mô nhỏ hơn so với kế hoạch ban đầu. Hiện ECB dự kiến các giao dịch mua sắm tài sản thuộc APP đạt tổng cộng 40 tỷ euro vào tháng 4, 30 tỷ euro vào tháng 5 và 20 tỷ euro vào tháng 6.Trước đó, ngân hàng trung ương này xác định mua vào lượng tài sản trị giá 40 tỷ euro trong quý II, 30 tỷ euro trong quý III và 20 tỷ euro trong quý IV năm nay.
- Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất trong 40 năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát – của Mỹ tăng 7,9% trong tháng 2, mức cao nhất kể từ tháng 1/1982, Bộ Lao động Mỹ cho biết ngày 10/3, AFP đưa tin. Con số trên vượt xa mức mục tiêu 2% do Ngân hàng Dữ trữ trung ương Mỹ (Fed) đề ra. Dự kiến, ngày 16/3 tới, Fed lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo một cú sốc nữa sẽ xảy ra do tác động từ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn bậc nhất thế giới. Các nhà kinh tế dự đoán Fed sẽ có 7 lần tăng lãi suất trong năm nay.
- Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng. Nga công bố danh sách các mặt hàng trong nhiều lĩnh vực bị cấm xuất khẩu nhằm đáp trả lệnh cấm vận từ phương Tây. Bộ Tài chính Nga hôm nay thông báo cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến tất cả nước khác, nhưng có thể áp dụng ngoại lệ đối với các thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EEU) do Moskva dẫn đầu và các khu vực ly khai Nam Ossetia, Abkhazia của Gruzia. EEU là khối kinh tế gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Bộ Tài chính Nga cho biết một số sản phẩm trong ngành lâm nghiệp và đồ gỗ cũng bị cấm xuất khẩu đến “các quốc gia không thân thiện”. Danh sách chịu ảnh hưởng gồm 48 quốc gia, trong đó có các nước EU và Mỹ. Nga là nước sở hữu 1/5 diện tích rừng của thế giới và việc khai thác thêm nguồn tài nguyên này có thể giúp nền kinh tế giảm phụ thuộc vào dầu khí.
Tin doanh nghiệp
- DXG: Đất Xanh (DXG) sắp hé lộ quỹ đất “khủng” đã lên đến hàng ngàn héc-ta
- ACG: Gố An Cường (ACG) được trang hàng loạt giải thưởng uy tín đầu năm 2022
- AAS: đạt 31,64 tỷ đồng lợi nhuận trong tháng 2, tiến tới Top 10 công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường
- HDC: Hodeco (HDC): Tổ chức liên quan lãnh đạo mua vào 100.000 cổ phiếu
- KBC: Kinh Bắc (KBC) cho công ty con vay tín chấp với hạn mức lên tới 73 tỷ đồng
- PVS: Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) bổ sung ngành sản xuất, truyền tải và phân phối điện
- SAM: HOSE nhắc nhở SAM Holdings (SAM) chậm nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết cổ phiếu phát hành thêm
- HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH): Tổ chức liên quan cổ đông lớn mua thêm 100.000 cổ phiếu
- VTC: Viễn thông VTC (VTC) chốt quyền chia cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 12%
- POM: Thép Pomina (POM): Cháu Chủ tịch đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu
- CTG: VietinBank (CTG) thông báo tổ chức ĐHCĐ thường niên 2022 dự kiến vào thứ Sáu, ngày 29/4/2022.
- ANV: Cá tra Nam Việt (ANV) góp vốn vào công ty bất động sản, bổ nhiệm thêm lãnh đạo
Diễn biến thị trường Phiên 10.03.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm, tương đồng với diễn biến của thị trường chứng khoán thế giới trước thông tin xung đột Nga và Ukraine có tín hiệu tích cực và giá nguyên liệu hạ nhiệt giúp giảm lo ngại áp lực lạm phát toàn cầu.
- Giá dầu giảm mạnh sau khi UAE cho biết ủng hộ việc tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC xem xét mức sản xuất cao hơn, Iraq có thể tăng sản lượng dầu nếu OPEC+ yêu cầu khiến cổ phiếu dầu khí giảm giá ở PVS (-3%), PVD (-2.9%).
- Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm đạt 5.6 tỷ USD, tăng 25.6% so với cùng kỳ tác động tích cực đến cổ phiếu dệt may ở TCM (+2.2%), MSH (+2.1%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 10.03.2022
- VNIndex mở gap tăng điểm tích cực từ đầu trước khi dần suy yếu và đánh mất phần lớn thành quả đạt được trong phiên.
- Chỉ số vẫn đang chịu ảnh hưởng của vùng kháng cự quanh 1500 khiến những nhịp rung lắc có thể tiếp tục xuất hiện trong một vài phiên tới và gây áp lực lên đà hồi phục của chỉ số. Mặc dù vậy, chừng nào chưa đánh mất vùng hỗ trợ đáng lưu ý tại 146x, cơ hội hồi phục sau đó vẫn tiếp tục được đánh giá cao.
- NĐT có thể gia tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ với các cổ phiếu mục tiêu, nhưng cần giảm thiểu vị thế nắm giữ nếu vùng hỗ trợ đã đề cập bị thủng sau đó
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao