Index | Close | % |
Dow Jones | 33,285.29 | +2.00% |
Dầu WTI | 110.72 | -10.49% |
Vàng | 1,989.97 | -2.90% |
Tỷ giá | 22,837.5 | -0.03% |
Thông tin vĩ mô
- Giá thép không gỉ tại Trung Quốc tăng liên tục. Giá thép không gỉ giao ngay tại Trung Quốc ngày 9/3 là 19.373 nhân dân tệ/tấn (3.066 USD/tấn), cao hơn 2,5% so với ngày trước đó. Tính từ đầu tháng đến nay, giá mặt hàng này tăng hơn 12%. So với thời điểm đầu năm, giá thép không gỉ tăng hơn 21%. Nickel vốn là nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thép không gỉ và pin xe điện tăng chóng mặt trong thời gian qua. Có lúc mặt hàng này tăng đến 250% trong hai phiên giao dịch tuần này, vượt 100.000 USD/tấn đầu ngày 8/3. Con số này gấp đôi đỉnh ghi nhận năm 2007. Nhu cầu thép tại Trung Quốc lên cao trong tháng 3, một phần do chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng của nước này. Trung Quốc có xu hướng tăng cường các chính sách vĩ mô để ổn định nền kinh tế trong bối cảnh thị trường bất động sản đi xuống. Các chuyên gia trong ngành cho rằng nhu cầu thép tại Trung Quốc sẽ đi lên trong quý II vì các hoạt động xây dựng và đầu tư vào hạ tầng sẽ tăng vì Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp kích thích nền kinh tế.
- UAE ủng hộ tăng sản lượng, giá dầu giảm mạnh nhất gần 2 năm. “Chúng tôi ủng hộ tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC cân nhắc ngưỡng sản lượng cao hơn”, đại sự Yousuf al-Otaiba cho biết trong thông báo đăng trên Twitter của Đại sứ quán Cac tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tại Washington. UAE và Arab Saudi thuộc số ít thành viên OPEC còn dư địa sản lượng để tăng. Mỹ đã kêu gọi các nước sản xuất dầu mỏ tăng cung nếu có thể. OPEC tăng cung có thể bù đắp phần nào thiếu hụt gây ra do gián đoạn từ Nga, sau khi nước này bị phương Tây áp trừng phạt liên quan chiến sự ở Ukraine. OPEC thay đổi quan điềm trong tuần này khi Tổng thư ký Mohammed Barkindo nói nguồn cung ngày càng tụt lại phí sau lực cầu. Tuần trước, OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, cho rằng giá dầu tăng vì yếu tố địa chính trị hơn là thiếu cung, quyết định không tăng thêm sản lượng. OPEC+, trong đó có Nga, đặt mục tiêu tăng 400.000 thùng/ngày mỗi tháng và từ chối lời kêu gọi từ Mỹ cũng như nhiều quốc gia tiêu thụ dầu khác.
- Dư chấn Nga – Ukraine khiến giá thức ăn chăn nuôi lại tăng vọt. Trong tháng 2 vừa qua, chứng kiến các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi đã điều chỉnh tăng giá lần thứ 10 liên tiếp từ cuối năm 2020 đến nay. Tại hội nghị giao ban khối chăn nuôi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào chiều 7/3/2022, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn Nuôi cho hay, trong 2 tháng đầu năm nay, giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi thế giới tiếp tục tăng cao so với tháng 12/2021. Trong đó, giá dầu đậu tương tăng khoảng 22%, đậu tương tăng khoảng 21%, khô đậu tương tăng khoảng 16%, ngô tăng khoảng 9%. Nguyên nhân khiến các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi từ các khu vực trồng chính trên thế giới tại các nước Nam Mỹ; đồng thời cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga và Ukraine (nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và thứ tư trên thế giới) đang tác động lớn đến giá ngô và lúa mỳ trên thị trường thế giới và Việt Nam.
- Giá ure tại Trung Quốc tăng liên tục. Năm 2021, Nga xuất khẩu 7 triệu tấn ure, chiếm 18% tổng thị phần trên thế giới và đứng thứ 1 toàn cầu. Giá ure tại Trung Quốc liên tục tăng kể từ đầu tháng 3. Giá mặt hàng này ngày 9/3 ở mức 2.813 nhân dân tệ/tấn (445 USD/tấn), nhích lên 0,4% so với ngày hôm qua. Giá ure tại Trung Quốc tăng 10,7% kể từ đầu năm. Giá đi lên phần lớn do chịu tác động từ cuộc chiến tại Ukraine. Nga đóng vai trò quan trọng trong thị trường phân bón thế giới, trong đó có ure. Năm 2021, nước này xuất khẩu 7 triệu tấn ure, chiếm 18% tổng thị phần xuất khẩu mặt hàng này trên thế giới và đứng thứ 1 toàn cầu.
- VCCI: Doanh nghiệp Việt và Mỹ sẽ hợp tác thành công trên nhiều lĩnh vực. Tại hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam – Mỹ 2022 với chủ đề “Định hình tương lai quan hệ kinh tế song phương”, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định: Có rất nhiều lĩnh vực tiềm năng mà doanh nghiệp 2 nước có thể hợp tác tốt định hình quan hệ tương lai. Ông Phạm Tấn Công khẳng định, cùng với khát vọng trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, với giả định Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7%/năm giai đoạn 2021-2045, quy mô nền kinh tế vào năm 2045 sẽ đạt khoảng 1.850 tỷ USD và thu nhập bình quân đầu người có khả năng đạt mức 14.730 USD…
- Phố Wall tăng, S&P 500, Nasdaq có phiên tốt nhất nhiều tháng. S&P 500 tăng 107,18 điểm, tương đương 2,57%, lên 4.277,88 điểm. Đây là phiên tăng mạnh nhất của S&P 500 kể từ tháng 6/2020 và của Nasdaq kể từ tháng 3/2021. Trong S&P 500, lĩnh vự công nghệ và tài chính tăng tốt nhất, lần lượt 4% và 3,6%. Năng lượng giảm 3,2% theo giá dầu. Nhà đầu tư chờ số liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2 công bố hôm nay, yếu tố quan trọng cần theo dõi trước thềm cuộc họp của Fed ngày 15 – 16/3.
Tin doanh nghiệp
- VND: VNDirect phát hành thành công 3 lô trái phiếu giá trị 1.000 tỷ đồng
- HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) dự kiến trả cổ tức năm 2021 tỷ lệ 50%
- BAF: Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF) sẽ mua tối thiểu 80% hai dự án trại nuôi heo tại Gia Lai
- POW: PV Power (POW) muốn thoái toàn bộ vốn tại công ty đầu tư bên Lào
- GDT: Gỗ Đức Thành (GDT) đặt kế hoạch lãi ròng năm 2022 tăng trưởng 55%, chia cổ tức tỷ lệ 40%
- VSC: Container Việt Nam (VSC): Sau khi Safi (SFI) liên tục thoái vốn, một thành viên HĐQT liên quan nộp đơn xin từ nhiệm
- IPA: Đầu tư I.P.A (IPA) muốn thành lập công ty lập trình máy vi tính với vốn điều lệ 100 tỷ đồng
- KDH: Nhà Khang Điền (KDH) dự kiến niêm yết tối đa 2.000 tỷ đồng trái phiếu phát hành năm 2022
- SMC: Đầu tư Thương mại SMC (SMC): Thành viên HĐQT đăng ký bán 200.000 cổ phiếu
- VCI: Chứng khoán Bản Việt (VCSC): Năm 2022 lên kế hoạch lợi nhuận 1.900 tỷ đồng, sẽ đẩy mạnh phát triển môi giới bán lẻ
Diễn biến thị trường Phiên 10.03.2022
- Chỉ số VN-Index biến động giằng co và tăng nhẹ vào cuối phiên trước tâm lí thận trọng của nhà đầu tư trước ảnh hưởng của thị trường từ các lệnh trừng phạt cũng như đáp trả của Mỹ, EU và Nga.
- Theo Forest Trends và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), cuộc chiến Nga – Ukraine có thể đẩy ngành gỗ Việt Nam vào nguy cơ thiếu nguyên liệu, giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu gia tăng, làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế khiến cổ phiếu ngành gỗ giảm giá ở GDT (-0.7%), ACG (-0.6%).
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu thủy sản sang tháng 2/2022 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với mức tăng đột phá 62% YoY ước đạt 635 triệu USD, trong đó xuất khẩu cá tra tăng mạnh nhất với 127% YoY đạt 171 triệu USD, xuất khẩu tôm tăng 50% so với cùng kỳ đạt 237 triệu USD tác động tích cực đến cổ phiếu nhóm thủy sản ở FMC (+1.7%), VHC (+0.5%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 10.03.2022
- Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VNIndex dần suy yếu và diễn biến giằng co tới cuối phiên với các nhịp tăng giảm đan xen.
- Những phản ứng tích cực tại vùng hỗ trợ quanh 145x cùng với sự tiết giảm của bên bán đã giúp chỉ số sớm lấy lại trạng thái cân bằng hơn. VNIndex nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực rung lắc trong những phiên tới với vùng kháng cự gần đặt tại 1500 trước khi hình thành một mặt bằng giá vững chắc hơn.
- NĐT có thể gia tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ với các cổ phiếu mục tiêu, nhưng cần giảm thiểu vị thế nắm giữ nếu vùng hỗ trợ đã đề cập bị thủng sau đó
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao