Index | Close | % |
Dow Jones | 32,813.56 | -2.38% |
Dầu WTI | 120.97 | -4.76% |
Vàng | 1,998.81 | +0.50% |
Tỷ giá | 22,850 | +0.09% |
Thông tin vĩ mô
- Giá gas tăng 157.500 đồng/bình 45 kg từ ngày 08/03/2022. Giá gas thế giới nhập khẩu tăng mạnh kéo theo giá gas trong nước tăng theo từ ngày 1/3. Mức tăng phổ biến là 42.000 đồng đối với mỗi bình gas 12 kg. Ông Lê Quang Tuấn, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại xuất nhập khẩu dầu khí Thái Bình Dương (Pacific Petro), các sản phẩm gas bán lẻ của doanh nghiệp tăng 3.500 đồng/kg, bình 6 kg tăng 21.000 đồng, bình 12 kg tăng 42.000 đồng, 157.500 đồng/bình 45 kg và 175.000 đồng/bình 50 kg. Theo ông Tuấn, giá gas trong nước tăng mạnh theo đà tăng giá nhiên liệu của thế giới trong bối cảnh cuộc chiến giữa Nga – Ukraine leo thang. “Giá gas thế giới bình quân tháng 3 là 907,5 USD/tấn, tăng 132,5 USD/tấn, tức tăng 50 USD/tấn so với tháng 2 nên các công ty điều chỉnh tăng tương ứng”, ông nói
- Xuất khẩu cá tra đi Nga tạm dừng vì chiến sự tại Ukraine. Từ đầu năm nay, đặc biệt là sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, tình hình xuất khẩu sang thị trường này tạm thời bị gián đoán và gặp rất nhiều khó khăn. Các hãng tàu biển thông báo không nhận vận chuyển container hàng đi Nga vì rủi ro rất cao khi các lô hàng có thể bị giữ lại tại cảng Rotterdam (Hà Lan). Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, Nga là một trong những thị trường sáng trong bức tranh xuất khẩu cá tra của Việt Nam với giá trị đạt 32,5 triệu USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm nay, thị trường này lại đang gặp sự cố và ẩn chứa nhiều bất ổn nên trong tháng 1, giá trị sang thị trường này đạt 2,18 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2021. Năm 2021, tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 mà nhu cầu cá tra phile đông lạnh của Nga từ Việt Nam tăng mạnh. Việt Nam là một trong ba thị trường cung cấp sản phẩm cá thịt trắng lớn nhất cho Nga (sau Argentina và Trung Quốc). Việt Nam là thị trường độc tôn cung cấp cá tra đông lạnh cho Nga. Từ trước tới nay, các doanh nghiệp Việt vẫn coi xứ sở bạch dương là thị trường nhiều tiềm năng và nhu cầu lớn.
- Bộ Công Thương yêu cầu rà soát dự án điện mặt trời, điện gió, thủy điện trên toàn quốc. Việc rà soát danh mục bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã có trong quy hoạch, kể cả dự án đã vận hành hoặc chưa đưa vào vận hành. Báo cáo cần được gửi về Bộ Công Thương trước 7/3. Cụ thể, các dự án đã vận hành gồm rà soát, thống kê danh mục dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã vận hành, đánh giá tình hình vận hành khai thác các nhà máy, các khó khăn, vướng mắc (nếu có). Các dự án chưa vận hành cần rà soát, thống kê danh mục dự án điện gió, điện mặt trời, thủy điện đã có quy hoạch nhưng chưa đưa vào vận hành, cập nhật tình hình triển khai thực hiện chi tiết và tiến độ dự kiến vận hành theo Phụ lục kèm theo văn bản này. Việc rà soát vừa nêu nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ tháng 3/2016 đến hết năm 2020 đã có 384 dự án được bổ sung mới vào quy hoạch điện VII điều chỉnh, trong đó, 190 dự án điện gió với tổng công suất 11.921MW và 175 dự án điện mặt trời với tổng công suất 15.400MW. Đến nay 146 dự án điện gió đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với công suất là 8.171,475MW. Công suất điện gió đã vào vận hành thương mại từ năm 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 3.980,265MW với 84 dự án. Trong số đó, có 15 dự án đã vận hành thương mại (COD) được một phần công suất là 325,15MW và tổng công suất chưa COD là 1.031,1MW. Ngoài ra đã có 148 dự án điện mặt trời đã được công nhận COD với tổng công suất là 8.652,9MW, tính đến hết 31/12/2020.
- Đơn hàng đi Nga của doanh nghiệp Việt bị gián đoạn, tạm ngừng. Gián đoạn đơn hàng hay tạm ngừng thực hiện đơn hàng mới đi Nga là tình trạng chung mà doanh nghiệp phải đối mặt trước bối cảnh nước này bị áp đặt các lệnh trừng phạt từ phương Tây. Việc một số hãng tàu lớn thông báo tạm dừng vận chuyển các tuyến đi và đến các cảng của Nga cũng là nguyên nhân quan trọng khác khiến các nhà xuất khẩu quyết định tạm dừng giao thương. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp tạm ngừng là sau khi các nước phương Tây đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính nhắm vào các ngân hàng Nga, đồng ruble đã giảm gần 30%, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay so với đồng USD, với mốc gần 95 ruble đổi 1 USD trong ngày 1/3. Đồng ruble mất giá mạnh nên nhiều nhà nhập khẩu không muốn trả tiền đơn hàng. Tình hình thanh toán qua các ngân hàng của các doanh nghiệp gần như tê liệt, một số nhà nhập khẩu có tài khoản ở các nước khác nhưng việc thanh toán không dễ dàng.
- Trung Quốc để ngỏ khả năng làm trung gian hòa giải Nga – Ukraine. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết sẽ hỗ trợ kêu gọi đàm phán xoa dịu xung đột Nga – Ukraine, đồng thời tái khẳng định quan hệ đối tác chặt chẽ với Moscow. Bất chấp việc một loạt quốc gia lên án Nga tấn công Ukraine, Bắc Kinh vẫn từ chối lên án hành động của Moscow. Đầu tháng 2, lãnh đạo hai nước gặp nhau và thể hiện quan hệ đối tác chiến lược Nga – Trung là “không giới hạn”, theo AFP. Ngoại trưởng Trung Quốc gọi quan hệ Nga – Trung là “quan hệ song phương quan trọng nhất thế giới – có lợi cho hòa bình, ổn định, và phát triển của thế giới”.
- Phố Wall lao dốc với khối lượng lớn, Nasdaq vào thị trường gấu. Giá dầu lên cao nhất kể từ năm 2008 khi Mỹ cùng đồng minh châu Âu cân nhắc cấm nhập khẩu dầu Nga để đáp trả việc nước này mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine. Nasdaq giảm 20,1% so với đỉnh ngày 19/11/2021, đồng nghĩa chỉ số này vào thị trường gấu – giảm 20% hoặc hơn từ đỉnh gần nhất – lần đầu tiên kể từ năm 2020, khi Covid-19 khiến kinh tế thế giới chao đảo. Dow Jones giảm 10,8% so với đỉnh ngày 4/1, xác nhận điều chỉnh kỹ thuật – giảm 10% hoặc hơn so với đỉnh gần nhất. Phố Wall khởi đầu năm 2022 khó khăn với lo ngại khủng hoảng Nga – Ukraine làm gia tăng đà bán tháo – vốn được châm ngòi vì lợi suất trái phiếu tăng khi Fed dự kiến thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó lạm phát. S&P 500 hiện đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 6/2021. Nhà đầu tư đang chờ báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Mỹ công bố ngày 10/3 với Fed khả năng cao sẽ tăng lãi suất vào cuộc họp ngày 15 – 16/3 để ứng phó lạm phát.
Tin doanh nghiệp
- HPG: Sản lượng thép cuộn cán nóng HRC Hòa Phát (HPG) tháng 2 tăng 36% so với cùng kỳ
- DTK: Tổng công ty Điện lực TKV (DTK): Năm 2021 lãi gần 480 tỷ đồng, giảm 25,8%
- HAF: Tiếp tục thua lỗ năm 2021, Thực phẩm Hà Nội (HAF) vay Hapro 41,8 tỷ đồng để góp vốn
- VCI: Masan – Phúc Long: Thêm thương vụ triệu USD thể hiện đẳng cấp IB Chứng khoán Bản Việt
- CII: lên kế hoạch kinh doanh năm 2022 tăng vọt
- HDB: HDBank đặt kế hoạch tăng trưởng cao, thu dịch vụ tiếp tục tăng tốc trong năm 2022
- TCD: Tracodi (TCD) tham gia gói thầu thi công đường lăn sân bay Phan Thiết
- BWE: Biwase (BWE) đặt kế hoạch lợi nhuận đi ngang trong năm 2022
- APH: An Phát Holdings (APH) không còn là công ty mẹ của Nhựa An Phát Xanh (AAA)
- C4G: Cienco4 (C4G) phân phối tiếp gần 1,7 triệu cổ phiếu chào bán cho 3 cổ đông hiện hữu
- TIG: Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (TIG): Tổng giám đốc mua vào 300.000 cổ phiếu
- NDN: Nhà Đà Nẵng (NDN) hoãn tổ chức ĐHĐCĐ năm 2022 do dịch
- AAS: chia cổ tức tỷ lệ 2:1, phát hành quyền mua 1:1 giá 10.000 đồng và tăng trưởng lợi nhuận 27% trong năm 2022
Diễn biến thị trường Phiên 07.03.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm, tương đồng với diễn biến tiêu cực của thị trường chứng khoán thế giới sau thông tin Mỹ và đồng minh Châu Âu đang cân nhắc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu khí từ Nga, gây ra nguy cơ về lạm phát đình trệ (Stagflation) toàn cầu.
- Giá dầu tăng mạnh trước thông tin trên trong khi nguồn cung thị trường vốn đang bất ổn tác động tích cực đến cổ phiếu ngành dầu khí ở PVD (+7%), PVS (+6.9%).
- Cổ phiếu nhóm thép tăng giá TLH (+3.1%), HPG (+2.6%) sau khi nhiều doanh nghiệp trong ngành đồng loạt tăng giá thép vào đầu tháng 3.
- Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), giá đồng tăng mạnh lên mức cao nhất mọi thời đại giúp cổ phiếu nhóm kim loại tăng giá ở MSR (+6.9%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 07.03.2022
- Sau nhịp mở gap giảm điểm đầu phiên, VNIndex trải qua một nhịp điều chỉnh giằng co trong biên độ hẹp và hình thành mẫu nến spinning trung tính.
- Với việc vượt vùng cản gần quanh 1520 bất thành, áp lực bán mạnh trong phiên tiếp tục gây áp lực lên đà hồi phục của chỉ số và chừng nào chưa vượt qua được chốt chặn này rủi ro điều chỉnh vẫn hiện hữu. Mặc dù vậy, với xu hướng tăng điểm đóng vai trò chủ đạo, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục sau đó vẫn được đánh giá cao với vùng hỗ trợ đáng lưu ý quanh 148x.
- NĐT được khuyến nghị có thể gia tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ với các cổ phiếu mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- VNINDEX vẫn đang trong đoạn sideway với biên độ ở trên nên sự tăng giá và giảm giá đan xen liên tục
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao