I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Tâm lý ổn định, dòng tiền vận động nhanh tại các ngành hưởng lợi ngắn hạn
Tâm lý lo ngại về cuộc xung xung đột Nga – Ukraine dần đi qua nhường chỗ cho vận động của dòng tiền tại các lĩnh vực được hưởng lợi trong ngắn hạn. VN-Index tăng nhẹ trở lại 0.4% nhưng chứng kiến sự phục hồi trên diện rộng của nhiều cổ phiếu. 15/19 ngành tăng điểm trong đó có 264 cổ phiếu tăng so 134 cổ phiếu giảm. Các ngành tài nguyên cơ bản, hóa chất, hàng và dịch vụ công nghiệp có mức tăng từ 3% – 8% trong khi Du lịch và giải trí và Ngân hàng giảm điểm kìm hãm đà hồi phục của chỉ số. Tâm lý thị trường dần ổn định dù vậy các yếu tố tâm lý từ bên ngoài, dòng tiền thiếu đồng thuận vẫn là yếu tố kìm hãm khiến VN-Index sẽ còn vận động khoảng 1,485 – 1,515 điểm trong tuần tới trong quá trình chờ thông tin hỗ trợ.
Quỹ FTSE Rusell công bố danh mục điều chỉnh quý I năm 2022, theo đó quỹ FTSE VN thêm mới DPM, VCB, VND và không loại cổ phiếu nào. Dự báo này nằm ngoài tính toán của chúng tôi do DPM tăng giá mạnh và VCG có tỷ lệ freefloat 49% so với 40% tính toán khiến 2 cổ phiếu này lọt vào danh mục do có vốn hóa trước điều chỉnh lớn hơn 1% danh mục. Quỹ sẽ thực hiện cơ cấu danh mục từ 7-18/3/2022

Giao dịch của các cá nhân trong nước diễn ra tích cực hơn và phần nào giúp VN-Index có được một tuần đi lên. Trong khi đó, cả tổ chức trong nước và khối ngoại tiếp tục trạng thái bán ròng.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng 1.066 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần từ 28/2-4/3, gấp 4 lần so với tuần trước đó. Nếu chỉ tính về giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này mua ròng 1.411 tỷ đồng.
Tổ chức trong nước vẫn giao dịch có phần tiêu cực khi bán ròng 277 tỷ đồng, tăng gần 10% so với tuần trước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn này tiếp tục mua ròng 477 tỷ đồng. Kể từ 1/3, dữ liệu tự doanh công ty chứng khoán không còn được công bố mà được cộng gộp vào dữ liệu giao dịch của tổ chức trong nước. Theo thông báo của HoSE, theo quy định tại Điều 37 Nội dung công bố thông tin về giao dịch chứng khoán của sở giao dịch chứng khoán – Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, thông tin giao dịch tự doanh không thuộc nhóm thông tin giao dịch chứng khoán HoSE phải công bố. HoSE cho biết đây là nhóm thông tin Sở cung cấp theo gói dịch vụ cho một số khách hàng. Tuy nhiên, tới đây HoSE sẽ ngừng cung cấp thông tin này để phục vụ việc rà soát, phát triển sản phẩm mới.
Đối với giao dịch khối ngoại, dòng vốn này đẩy mạnh bán ròng hơn 789 tỷ đồng, gấp 57% so với tuần trước đó, tương ứng khối lượng bán ròng là 13,5 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng lên đến gần 1.888 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
Hàng loạt các biện pháp trừng phạt vào Nga, nhiều hàng hóa tăng giá mạnh
TTCK và Châu Á hồi phục lại sau khi giảm mạnh tuần trước thông tin xung đột Nga – Ukraine dù vậy TTCK Châu Âu vẫn giảm 2%. Ngoài diễn biến xung đột, các biện pháp trừng phạt thì TTCK thế giới còn bị tác động bởi việc FED sẽ nâng lãi suất vào giữa tháng 3. Chỉ số hàng hóa Bcomp Index tăng mạnh 10.1%, trong đó đóng góp chủ yếu từ mức tăng bình quân 19% của dầu thô, khí gas và mức tăng 59% của lúa mì. Chỉ số USD Index tiếp tục tăng 1.5%, và duy trì mức tăng 28.5% so với đồng Rub (Nga). Sau diễn biến tâm lý tuần trước, các biện pháp trừng phạt trong tuần này đã tác động mạnh lên thị trường hóa cũng như đồng nội tệ của Nga.
Nga và Ukraine kết thúc hòa đàm vòng 2 và chưa đạt được thỏa thuận nào ngoại trừ nhất trí mở các hành lang nhân đạo. Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội Quốc giá Anh nhận định xung đột ở Ukraine có thể gây tổn thất 1 nghìn tỷ USD, thúc đẩy lạm phát toàn cầu tăng thêm 3% trong năm 2022 vì châm ngòi cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng. Trước áp lực lạm phát, FED vẫn dự định nâng lãi suất tại cuộc họp tháng 3/2022 và thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán theo lộ trình có thể đoán trước bất chấp “những khó khăn to lớn” từ cuộc xung đột.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Tổng thu NSNN tháng 2 ước đạt 138,500 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng, ngân sách thu được 270,000 tỷ đồng, bằng 23% dự toán năm và tăng 7.6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi NSNN tháng 2 ước đạt 106,300 tỷ đồng, lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 228.2 nghìn tỷ đồng, bằng 12.8% dự toán năm và tăng 10.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chi thường xuyên đạt 163,300 tỷ đồng, tăng 0.9%; chi đầu tư phát triển đạt 44,600 tỷ đồng, tăng 89.9%.
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2 ước tính giảm 12.4% so với tháng trước và tăng 8.5% so với cùng kỳ 2021. So với năm ngoái, khai khoáng giảm 4.1%; chế biến, chế tạo tăng 10%; sản xuất và phân phối điện tăng 8%. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước.
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 2/2022 tăng 1% so với tháng trước, tăng 1.42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 1.2% so với tháng 12/2021. Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1.68% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 0.67%.
- Dòng vốn ngoại thực hiện mua vào 586 triệu cổ phiếu trong tháng 2, trị giá 28,345 tỷ đồng, trong khi bán ra 611 triệu cổ phiếu, trị giá 28,588 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 25 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 243.4 tỷ đồng (giảm 91% so với tháng trước). Như vậy, khối ngoại đã bán ròng trong 7 tháng liên tiếp với tổng giá trị gần 40,000 tỷ đồng.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 2 ở mức 421,800 tỷ đồng, giảm 7.1% so với tháng trước nhưng tăng 3.1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 2 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng là hơn 876,000 tỷ đồng, tăng 1.7% so với cùng kỳ năm trước.
- Ước thực hiện thu NSNN tháng 2 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 118,000 tỷ đồng, đạt 10% so với dự toán pháp lệnh, tăng ấn tượng 32.0% so với cùng kỳ năm 2021. Thu từ dầu thô ước đạt 4,900 tỷ đồng, bằng 17.4% so với dự toán, gấp hơi 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Thu nội địa ước đạt 113,100 tỷ đồng, bằng 9.9% so với dự toán pháp lệnh, bật tăng 30.1% so với cùng kỳ. Trong đó, số thu thuế, phí nội địa ước đạt 88,900 tỷ đồng, bằng 9.7% so với dự toán pháp lệnh, tăng 25.9% so với cùng kỳ năm 2021.
Thế giới
- NHTW Nga (CBR) đã nâng lãi suất cơ bản từ 9.5% lên 20%, gấp hơn 2 lần lên mức cao nhất gần 2 thập kỷ. CBR đồng thời tạm thời cấm các công ty môi giới chứng khoán bán cổ phiếu trong danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở giao dịch Moscow.
- Phát hiện Nga đang tìm cách dịch chuyển tài sản từ các tổ chức trên thế giới, Bộ Tài chính Mỹ và Anh cho biết sẽ cấm các cá nhân và doanh nghiệp không thể thực hiện các giao dịch tài chính với NHTW Nga, Quỹ Tài sản Quốc gia Liên bang Nga, và Bộ Tài chính Nga. Lệnh trừng phạt cũng cấm những công ty tài chính nước ngoài gửi tiền vào các cơ quan, tổ chức này.
- Tại Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed sẽ bám chặt kế hoạch tăng lãi suất vào tháng 3 trong tháng này để kiềm chế lạm phát cao, dù căng thẳng Nga – Ukraine khiến các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có cái nhìn không chắc chắn về triển vọng kinh tế. Sau đó, Fed sẽ giảm danh mục trái phiếu chính phủ gần 8,500 tỷ USD vào cuối năm nay.
- Chính phủ Ukraine đã huy động được 270 triệu USD từ đợt phát hành trái phiếu chiến tranh lợi suất 11% và kỳ hạn 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu của Lực lượng Vũ trang Ukraine và đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ. Ukraine đã tìm cách huy động vốn qua nhiều cách khác nhau, bao gồm chấp nhận vốn thông qua các ví tiền ảo.
- Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu u (Eurostat), lạm phát Khu vực đồng tiền chung châu Âu Eurozone trong tháng 2 tăng lên mức cao kỷ lục 5.8% từ mức 5.1%. Giá năng lượng tháng 2 tăng 31.7%, nhanh hơn mức 28.8% ghi nhận trong tháng 1/2022. Giá thực phẩm cũng tăng 4.1% trong tháng 2 so với mức 3.5% của tháng trước đó.
- Hai nhà cung cấp chỉ số MSCI Inc. và FTSE Russell sẽ loại cổ phiếu Nga khỏi các chỉ số chứng khoán được theo dõi vào hàng nhiều nhất trên toàn cầu. Trong khi đó, Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings đã hạ xếp hạng chỉ số vỡ nợ ngoại tệ trong dài hạn của Nga từ mức “BBB” xuống mức “B” dựa trên mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt quốc tế và tình hình đóng băng tài sản của Nga.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Mùa đại hội cổ động, vận động dòng tiền trước mùa công bố thông tin.
- Diễn biến xung đột Nga – Ukraine và tác động tiêu cực từ lệnh trừng phạt Nga.
- 7/3, Đơn đặt hàng và doanh thu bán lẻ Đức.
- 8/3, Tỷ lệ thất nghiệp và GDP điều chỉnh EU; Cán cân thương mại Hoa Kỳ.
- 9/3, GDP lần cuối Nhật Bản; CPI Trung Quốc và Dự trữ dầu thô Hoa Kỳ.
- 10/3, Biên bản chính sách tiền tệ ECB; CPI Hoa Kỳ.
- 11/3, Tỷ lệ thất nghiệp Canada; Tâm lý tiêu dùng Hoa Kỳ.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

