Index | Close | % |
Dow Jones | 33,794.96 | -0.28% |
Dầu WTI | 109.25 | -1.22% |
Vàng | 1,934.99 | +0.46% |
Tỷ giá | 22,837.5 | -0.01% |
Thông tin vĩ mô
- Kỳ vọng đàm phán Mỹ – Iran giúp tăng cung, giá dầu giảm 2%. Giao dịch trong phiên biến động mạnh với lo ngại xuất khẩu dầu của Nga, khoảng 4 – 5 triệu thùng/ngày, bị gián đoạn. Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2, các công ty đang né tránh mua dầu Nga và tìm kiếm nguồn cung thay thế. Thị trường dầu đang trong “tâm lý bùng nổ” liên quan Nga, Phil Flynn, nhà phân tích tại Price Futures Group, nói. Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp lệnh trừng phạt Nga nhưng cho đến nay chưa nhắm đến xuất khẩu dầu và khí. Trong khi đó, Mỹ và Iran sắp hoàn tất đàm phán về hồi sinh thỏa thuận hạt nhân, có thể giúp bơm ra thị trường 1 triệu thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 1% nguồn cung toàn cầu.
- Huy động 10 thương nhân lớn, Bộ Công Thương cam kết cung ứng đủ xăng dầu. Bộ Công Thương đã chỉ đạo tăng nhập khẩu bù đắp thiếu hụt và cam kết trong tháng 3 sẽ cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định từ quý II, kể cả nhà máy Nghi Sơn không đáp ứng được vẫn đảm bảo xăng dầu cho sản xuất và nhu cầu của người dân. Bộ đã họp và giao cho 10 thương nhân đầu mối có thị phần lớn nhất để nhập khẩu, góp phần đảm bảo đủ xăng dầu nội địa. Từ quý II, kể cả nhà máy Nghi Sơn không đáp ứng được vẫn đảm bảo xăng dầu cho sản xuất và nhu cầu của người dân.
- Giá hàng hóa toàn cầu lên đỉnh 14 năm. Chỉ số giá hàng hóa toàn cầu hôm nay lên cao nhất kể từ năm 2008 trong bối cảnh căng thẳng liên quan Ukraine leo thang, giá tăng lo ngại về nguồn cung nguyên liệu thô. Nông sản tăng giá mạnh, dự kiến kéo giá thực phẩm đi lên, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Giá lúa mỳ trên sàn Chicago tăng gần 40% kể từ đầu năm, đậu tương tăng 28%. Cuộc xung đột ở miền đông châu Âu có tác động lớn đến thị trường dầu với các bên tiêu thụ lớn bắt đầu tránh xa dầu thô Nga trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
- Kali, ure bị ảnh hưởng bởi chiến sự tại Ukraine. Theo DTN, trang chuyên về thị trường phân bón của Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 25/2, giá kali là 815 USD/tấn. Giá kali, so với tuần trước đó, giữ nguyên nhưng tăng 6 USD/tấn so với đầu năm nay. So với cách đây một năm, giá mặt hàng này tăng 100%. Liên quan đến kali, trong diễn biến mới nhất, ngày 2/3, Liên minh châu Âu (EU) thông qua các lệnh trừng phạt mới với Belarus vì cho rằng nước này có vai trò trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Biện pháp trừng phạt nhằm vào “một số ngành kinh tế, đặc biệt, trong đó có sản xuất kali của Belarus”. Trong tuần này, một quan chức EU cho biết mục đích của các lệnh trừng phạt mới đối với Belarus là tiếp tục ngăn xuất khẩu hàng hóa Belarus vào EU. DTN cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với phân bón của Belarus sẽ ảnh hưởng đến thị trường thế giới và khiến nguồn cung hạn hẹp vì Belarus sản xuất khoảng 7 triệu tấn kali mỗi năm và nằm trong top 3 quốc gia sản xuất nhiều mặt hàng này nhất thế giới. Về mặt hàng ure, theo báo cáo ngành phân bón công bố ngày 2/3 của SSI Research, chiến sự tại Ukraine có thể dẫn đến việc Nga cắt giảm đáng kể nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu, gây ra tình trạng thiếu khí đốt tự nhiên và đẩy giá lên cao hơn. Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 2/3 ở mức 173,1 euro/mwh, tăng 42,3% so với ngày hôm qua, gần chạm mức kỷ lục ghi nhận hồi tháng 12 năm ngoái. So với cùng kỳ 2021, giá khí đốt tại châu Âu tăng 1.014%.
- Thái Bình duyệt hai dự án tổng vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vải túi khí Asahi Kasei Việt Nam có tổng vốn 906 tỷ đồng. Dự án nhà máy kéo sợi Hải Hà có quy mô sản xuất 36.600 tấn sợi/năm với tổng mức đầu tư 2.368 tỷ đồng. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy vải túi khí Asahi Kasei Việt Nam do 3 nhà đầu tư Nhật Bản gồm công ty Asahi Kasei Corporation, công ty Asahi Kasei Advance Corporation và công ty TNHH Teijin Frontier làm chủ đầu tư. Dự án có tổng vốn đầu tư 906 tỷ đồng (40 triệu USD). Đến tháng 4/2024, nhà máy sẽ đi vào hoạt động chính thức, chuyên sản xuất vải nilon, hoàn thiện sản phẩm dệt và thực hiện dịch vụ gia công. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi Hải Hà do công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà đầu tư. Dự án có quy mô sản xuất 36.600 tấn sợi/năm với tổng mức đầu tư 2.368 tỷ đồng. Theo kế hoạch đến tháng 9/2023, dự án hoàn thành giai đoạn 1 và đến tháng 2/2025 sẽ hoàn thành toàn bộ dự án.
- Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư: Việc triển khai gói kích thích kinh tế gặp một số khó khăn. Tình hình triển khai vẫn gặp một số khó khăn, chủ yếu tập trung ở phần đầu tư công, do liên quan đến nhiều dự án cũng như trình tự, thủ tục về việc phê duyệt các dự án. Bộ Kế hoạch & Đầu tư mong muốn các bộ, ngành, địa phương giám sát các nhiệm vụ được phân công theo Nghị quyết 11, đảm bảo chương trình phục hồi, phát triển kinh tế hiệu quả.
- Nhà đầu tư thận trọng, Phố Wall giảm với khối lượng thấp nhất 6 phiên. Giá dầu cùng hàng hóa khác tăng làm dấy lên lo ngại lạm phát cao có thể kết hợp với tăng trưởng kinh tế trì trệ, khiến Fed cũng như các ngân hàng trung ương trên thế giới khó điều hành lãi suất hơn. Tỷ lệ số nhà quản lý quỹ kỳ vọng xảy ra lạm phát đình đốn trong 12 tháng tới là 30%, cao hơn so với 22% tháng trước, theo một khảo sát từ BofA Global Research. Phố Wall phiên trước đó tăng mạnh sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell nói ông sẽ hậu thuẫn một lần tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm tại cuộc họp ngày 15 – 16/3, xoa dịu lo ngại về khả năng Fed mạnh tay hơn.
- Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga. Thông báo của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings ngày 3/3 cho hay Cơ quan này đã hạ xếp hạng chỉ số vỡ nợ ngoại tệ trong dài hạn của Nga từ mức “BBB” xuống mức “B”. Theo Fitch, mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt quốc tế do chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đã làm gia tăng các mối đe doạ đối với sự ổn định tài chính vĩ mô và có thể làm suy yếu khả năng sẵn sàng trả nợ công của nước này. Dự báo tiêu cực phản ánh mức độ biến động cao của môi trường quốc tế, bao gồm khả năng thắt chặt hơn nữa các lệnh trừng phạt và sự không chắc chắn trong các phản ứng của Nga, bao gồm khả năng từ chối trả nợ, cũng như nguy cơ mất niềm tin kinh tế trong nước.
- MSCI, FTSE Russell loại cổ phiếu Nga khỏi các chỉ số, mô tả ‘không thể đầu tư’. Việc MSCI và FTSE Russell loại cổ phiếu Nga khả năng cao khiến các quỹ chủ động và thụ động bán mạnh. Nga chiếm tỷ trọng 1,5% trong chỉ số MSCI Emerging Markets và 1,3% trong chỉ số các thị trường mới nổi của FTSE Russell, theo Bloomberg. FTSE Russell đang đánh giá ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt đến nợ quốc gia Nga. JPMorgan Chase & Co xem xét lại việc đưa một số trái phiếu Nga, Belarus và Ukraine và các chỉ số trái phiếu. Intercontinental Exchange sẽ loại bỏ những trái phiếu do thực thể Nga đang chịu trừng phạt phát hành khỏi các chỉ số của đơn vị này. Các thị trường mới nổi khác có thể hưởng lợi từ việc cổ phiếu Nga bị loại khỏi các chỉ số, như Ấn Độ và Trung Quốc, theo Vishnu Varathan, giám đốc kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, Singapore.
Tin doanh nghiệp
- DBD: Bidiphar (DBD): Người thân lãnh đạo vừa bán ra 2 triệu cổ phiếu
- TNG: Rủi ro lớn từ việc không giao được hàng cho đối tác Nga
- IPA: Tập đoàn Đầu tư I.P.A (IPA) vừa phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 9,5%/năm
- THG: Đầu tư và Xây dựng Tiền Giang (THG) dự kiến tạm ứng cổ tức tỷ lệ 10%
- BAF: Nông nghiệp BaF Việt Nam (BAF): Sau 3 tháng niêm yết, công ty thay đổi Kế toán trưởng
- PHP: Năm 2021, Cảng Hải Phòng (PHP) đạt lợi nhuận 694,7 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi cổ phần hóa
- CMF: Thực phẩm Cholimex (CMF) tiếp tục chia cổ tức năm 2021 bằng tiền, tỷ lệ 50%
- SLS: Mía đường Sơn La (SLS): Chủ tịch đăng ký mua 890.000 cổ phiếu.
- TAR: Phó chủ tịch TAR: Chuyển nhượng bất động sản lợi nhuận tối thiểu 500 tỷ đồng, sẽ chào đón đối tác ngoại năm nay
- PAC: Pin Ắc quy Miền Nam (PAC) chia cổ tức 10% bằng tiền mặt
Diễn biến thị trường Phiên 04.03.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ủng hộ tăng lãi suất 0.25% tại kỳ họp tháng 3 tới đây, ít hơn so với lo ngại nhiều nhà đầu tư. OPEC+ đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400,000 thùng/ngày vào tháng 4, bất chấp giá dầu tăng kỷ lục tác động tích cực đến cổ phiếu dầu khí ở PVT (+6.9%), PLX (+2.1%).
- Cổ phiếu nhóm than tăng mạnh ở TVD (+9.8%), NBC (+9.6%) sau khi giá than ở châu Á, thị trường lớn nhất cho loại nguyên liệu này tăng đột biến do lo ngại về gián đoạn nguồn cung từ Nga.
- Cổ phiếu Hòa Phát HPG (+6.8%) tăng giá sau khi doanh nghiệp công bố sản lượng bán hàng thép xây dựng tháng 2 đạt 450,000 tấn, gấp 2.3 lần so với cùng kỳ 2021 và tăng 17% so với tháng 1/2022, kéo theo sự tăng giá ở các cổ phiếu cùng ngành HSG (+6.2%), NKG (+6.2%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 04.03.2022
- VNIndex tăng điểm giằng co trong phiên trước khi mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên.
- Với việc bảo vệ thành công các điểm đỡ then chốt và sớm lấy lại đà hồi phục, VNIndex đang có nhiều cơ hội xác lập lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn nếu vượt qua vùng kháng cự gần tại 1520 thành công. Mặc dù áp lực rung lắc sẽ càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên, vùng hỗ trợ gần quanh 148x được kỳ vọng sẽ đóng vai trò điểm đỡ gần cho chỉ số
- NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi và có thể gia tăng một phần tỷ trọng vị thế trading tại vùng hỗ trợ với các cổ phiếu mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
- Vùng kháng cự của VNINDEX là quanh 1,522-1,535 điểm
- Khả năng hôm nay VNINDEX có thể tiến gần đến vùng cản trên khi nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sẽ có khả năng tiếp tục đà tăng trong phiên hôm qua
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao