Index | Close | % |
Dow Jones | 33,293.96 | -1.73% |
Dầu WTI | 106.39 | +11.15% |
Vàng | 1,942.35 | +1.81% |
Tỷ giá | 22,817.5 | +0.05% |
Thông tin vĩ mô
- Công ty dầu khí lớn nhất châu Âu rút khỏi Nga. Shell sẽ rút khỏi liên doanh với Gazprom – một tập đoàn khí đốt tự nhiên lớn của Nga. Shell đã có nhiều năm xây dựng mối quan hệ chiến lược với Gazprom, thậm chí cung cấp tài chính và sự đảm bảo cho dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối từ Nga đến Đức. ĐộQuyết định của Shell sẽ gây áp lực lên TotalEnergies, “gã khổng lồ” dầu khí của Pháp, và Exxon Mobil, tập đoàn dầu khí của Mỹ, vốn cũng đang có các hoạt động kinh doanh với Nga.ng thái trên tiếp bước công ty dầu khí BP (trụ sở tại Anh). BP cho biết hôm 27/2 rằng sẽ bán gần 20% cổ phần đang nắm giữ trong Rosneft – công ty dầu khí có phần lớn vốn thuộc sở hữu của chính phủ Nga. Nga vốn là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty phương Tây. Giờ đây, với các biện pháp trừng phạt, các công ty hoạt động ở Nga đang phải vật lộn với những thách thức mới từ hậu cần cho đến danh tiếng. Các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và ngân hàng Nga hiện gây nhiều khó khăn cho các công ty quốc tế hoạt động tại nước này.
- Nga tiến tới ký thoả thuận khí đốt lớn kỷ lục với Trung Quốc. Hãng khí đốt quốc doanh Gazprom PJSC của Nga vừa có một bước tiến mới nhằm đạt tới một thoả thuận cung cấp khí đốt quy mô lớn với Trung Quốc. Động thái này diễn ra giữa lúc phương Tây tìm cách cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu nhằm đáp trả chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Một thoả thuận cung cấp khí đốt mới với Trung Quốc cũng sẽ cho phép Gazprom xây dựng một đường ống liên kết giữa các hệ thống đường ống dẫn khí hướng Đông và hướng Tây của công ty này. Một đường ống liên kết như vậy sẽ cho phép Nga có thể chuyển hướng dòng khí đốt sang Trung Quốc từ những mỏ khí hiện nay chỉ cung cấp cho thị trường châu Âu. Điều đó có nghĩa là sự phụ thuộc của Gazprom vào thị trường châu Âu – khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga – sẽ giảm bớt. Hợp đồng thiết kế đường ống dẫn khí nói trên được ký kết trong bối cảnh Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), cùng các quốc gia khác như Anh, Canada và Nhật Bản, gây sức ép chưa từng thấy đối với Nga. Các biện pháp trừng phạt quyết liệt được triển khai nhằm hạn chế khả năng của Nga trong việc nhập khẩu các công nghệ chủ chốt, tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, và sử dụng dự trữ ngoại hối 630 tỷ USD để bảo vệ nền kinh tế.
- Giá dầu tăng hơn 7% lên cao nhất kể từ năm 2014. Các thành viên Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong đó có Mỹ và Nhật Bản, nhất trí xả 60 triệu thùng dầu dự trữ để kìm hãm đã tăng giá. Tuy nhiên, khối lượng xả còn chưa tương đương một ngày tiêu thụ của thế giới này chỉ làm gia tăng lo ngại trên thị trường rằng nguồn cung có nguy cơ gián đoạn. Số liệu ước tính từ Viện Dầu mỏ Mỹ cho thấy tồn kho dầu tại Mỹ trong tuần kết thúc ngày 25/2 giảm hơn 6 triệu thùng. Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới AP Moeller-Maersk A/S dừng vận chuyển container đến/đi từ Nga. Anh cấm mọi tàu có liên hệ với Nga cập cảng nước này.
- Lệnh cấm không phận của Nga và châu Âu: Cung ứng hàng hóa toàn cầu ngày càng trầm trọng. Chuỗi cung ứng toàn cầu vốn bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19, phải đối mặt với tình trạng đứt gãy nghiêm trọng khi ngành vận tải hàng không bị tác động từ các lệnh cấm không phận tại Nga và châu Âu. Giám đốc điều hành của hãng Cargo Facts Consulting cho biết các hãng hàng không vận chuyển khoảng 20% lượng hàng hóa trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi các lệnh cấm trên. Theo Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong tháng 12/2021, cước phí vận tải hàng không đã tăng gấp 150% so với năm 2019. Điều này làm gia tăng gánh nặng lạm phát, ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp và các nền kinh tế trên thế giới.
- Thủ tướng: Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia. Mục tiêu của Chính phủ là hoàn thành 2.000 km đường cao tốc trong nhiệm kỳ này. Với các dự án đầu tư công, dự án đi qua địa phương nào thì địa phương đó làm chủ đầu tư, với dự án PPP thì giao địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nga – Ukraine có thể đàm phán vòng hai hôm nay. Truyền thông Ukraine đưa tin vòng đàm phán tiếp theo giữa phái đoàn Nga và Ukraine đã được lên kế hoạch diễn ra trong hôm nay. Theo nguồn tin, Nga đã yêu cầu Ukraine cam kết duy trì trạng thái trung lập và tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này. Ngoài ra, phía Nga yêu cầu Ukraine công nhận các nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở khu vực ly khai phía đông đất nước, đồng thời từ bỏ yêu cầu trả lại Crimea cho Ukraine. Phía Ukraine yêu cầu ngừng bắn và quân đội Nga rút khỏi lãnh thổ. Điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 28/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh một giải pháp hòa bình chỉ khả thi “khi lợi ích an ninh hợp pháp của Nga được tính đến vô điều kiện”, bao gồm “công nhận chủ quyền của Nga đối với Crimea, hoàn thành nhiệm vụ phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nhà nước Ukraine, cũng như đảm bảo trạng thái trung lập của Kiev”.
Tin doanh nghiệp
- VCG: Vinaconex (VCG) muốn giảm sở hữu tại Phát triển Thương mại Vinaconex về 45%
- HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) đặt kế hoạch lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng năm 2022
- PHR: Cao su Phước Hòa (PHR) nhận quyết định thu hồi đất thực hiện dự án Khu công nghiệp VSIP III
- KDH: Nhà Khang Điền (KDH) dự kiến huy động tối đa 2.000 tỷ đồng trái phiếu để cho công ty con vay
- VPH: Vạn Phát Hưng (VPH): Tổng giám đốc đăng ký bán gần 1,4 triệu cổ phiếu
- KHG: Khải Hoàn (KHG) dự kiến tổ chức đại hội vào ngày 26/3, cổ phiếu đã đủ điều kiện margin
- VFS: Chứng khoán Nhất Việt (VFS): Lãnh đạo đua nhau thoái vốn
- DXG: Đất Xanh (DXG) đầu tư dự án 152 ha Đồng Nai, tổng vốn đầu tư lên đến 12.500 tỷ đồng
Diễn biến thị trường Phiên 01.03.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi IHS Markit công bố PMI của Việt Nam đạt 54.3 điểm trong tháng 2, tiếp tục tăng so với 53.7 của tháng 1, tăng tháng thứ tư liên tiếp.
- Cổ phiếu nhóm thép tăng giá NKG (+2.5%), HSG (+1.7%) nhờ giá thép tăng vì chiến sự tại Ukraine.
- Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu dệt may 2 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5.9 triệu USD, tăng 30.9% so với cùng kỳ năm trước tác động tích cực đến cổ phiếu nhóm dệt may ở TCM (+4%), STK (+0.5%).
- Theo Reuters, Mỹ và các đồng minh đang cân nhắc phối hợp giải phóng lượng dầu dự trữ trong bối cảnh giá tăng và nguồn cung thắt chặt sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine leo thang khiến cổ phiếu nhóm dầu khí giảm giá PLX (-1.6%), GAS (-0.3%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 01.03.2022
- Sau nhịp hồi phục vào đầu phiên, VNIndex có phần suy yếu trước khi mở rộng đà tăng tích cực về cuối phiên.
- Với việc cho phản ứng hồi phục sớm và vẫn giữ được các điểm đỡ then chốt, chỉ số đang có nhiều cơ hội hướng lên vùng kháng cự gần tại 1520 (+-5). Mặc dù rủi ro quay xuống cận dưới và kiểm định lại vùng hỗ trợ mạnh 1460 vẫn để ngỏ, chúng tôi tiếp tục nghiêng về khả năng bứt phá thành công của VNIndex sau khi hoàn tất nhịp điều chỉnh tích lũy này.
- Sau khi chốt lời 1 phần trong những phiên trước, NĐT được khuyến nghị có thể mở lại từng phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ của các mã mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Vùng hỗ trợ cho VNINDEX là quanh 1460-1470 điểm
- Khả năng hôm nay VNINDEX tiếp tục biến động trong biên độ hẹp khi thanh khoản có dấu hiệu giảm trong các phiên gần đây
- Nhà đầu tư nên canh mua khi cổ phiếu và chỉ số về vùng hỗ trợ giá thấp, có thể sử dụng 1 phần margin với tỉ lệ an toàn. Nhóm cổ phiếu chú ý: Dầu khí, Phân đạp, Thép
- Hạn chế mua full margin đòn bẩy cao