I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG TUẦN VỪA RỒI VÀ DỰ BÁO TUẦN MỚI

TTCK Việt Nam
Áp lực tâm lý còn khiến khiến thị trường biến động phức tạp ngắn hạn
Thông tin xung đột Nga – Ukraine đã nhấn chìm nỗ lực kiểm tra đỉnh kỷ lục. VN-Index dù vậy vẫn tích lũy nhanh sau một phiên rung lắc, và chỉ ghi nhận mức giảm nhẹ -0.4% với thanh khoản cải thiện nhờ hoạt động bắt đáy. Thị trường phân hóa mạnh với 9/19 ngành tăng trong khi có 203 cổ phiếu giảm so 183 cổ phiếu tăng. Ngành dầu khí, bán lẻ, viễn thông, hóa chất có mức tăng tốt trên 3%; ở chiều ngược lại Du lịch và giải trí, tài nguyên cơ bản và bất động sản giảm sau 1 tuần tăng tốt. Diễn biến xung đột đang là thông tin thu hút sự chú ý và thị trường rất khó kỳ vọng có nhịp tăng mạnh trong ngắn hạn. Thị trường tiếp tục dự báo vận động trong khoảng 1,485 – 1,515 điểm trong tuần tới và không loại trừ còn những nhịp rung lắc mạnh.
Thủ tướng ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo triển khai dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, điều hòa phối hợp và đôn đốc thực hiện các dự án trọng điểm theo Nghị quyết Quốc hội và Chính phủ. Trước đó NHNN cũng họp lấy ý kiến dự thảo Nghị định và Thông tư hướng dẫn về gói hỗ trợ lãi suất. Đây là những chuyển biến mới trong quá trình triển khai và giải ngân gói chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế đã được Quốc hội thông qua vào đầu tháng 1.

Sau một tuần giao dịch tiêu cực, nhà đầu tư cá nhân trong nước giao dịch tích cực hơn ở tuần 21-25/1. Trong khi đó, tự doanh công ty chứng khoán có tuần giao dịch khá xấu. Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) và khối ngoại biến động không quá mạnh.
Theo dữ liệu từ FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng trở lại 226 tỷ đồng ở sàn HoSE trong tuần qua, trong đó có 146 tỷ đồng được thực hiện thông qua khớp lệnh.
Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) mua ròng nhẹ với 151 tỷ đồng, tuy nhiên, giá trị mua ròng được nâng lên 342 tỷ đồng nếu chỉ tính khớp lệnh.
Khối tự doanh công ty chứng khoán giao dịch tiêu cực khi bán ròng 404 tỷ đồng (307 tỷ đồng thông qua khớp lệnh).
Khối ngoại có một tuần giao dịch khá cân bằng khi bán ròng chỉ là gần 14 tỷ đồng.

TTCK Thế giới
TTCK thế giới chao đảo trước thông tin xung đột Nga – Ukraine, nhiều hàng hóa tăng giá mạnh
TTCK thế giới chao đảo trước thông tin xung đột Nga – Ukraine. TTCK các nước phát triển có mức giảm bình quân trên -4%, các nước khu vực có mức giảm -1.5% trong khi CK Nga giảm -32.6%. Tác động này cũng rõ rệt lên thị trường hàng hóa. Chỉ số Bcomp Index tăng 3.3%, với mức tăng của hầu hết hàng hóa trong đó phải kể đến mức tăng 16% của Lúa mì trong khi quặng sắt và thép cán nóng đi ngược chiều giảm -11%. Chỉ số USD Index tăng 1%, mức biến động không rõ rệt ngoại trừ tăng giá 7.8% so với đồng Rub (Nga). Xung đột Nga – Ukraine và đòn trừng phạt đang tạo hiệu ứng tiêu cực trên các thị trường và chưa sớm bình ổn trong ngắn hạn.
Hoa Kỳ cùng 27 nước EU và G7 tham gia trừng phạt Nga sau khi nước này phát động tấn công các địa phương ở Ukraine. Các biện pháp trừng phạt gồm: (1) Hạn chế giao thương quốc tế nga bằng ngoại tệ USD, EUR, Bảng, yên; (2) Chặn nguồn cung ứng tài chính giúp phát triển quân đội nga; (3) Làm suy yếu khả năng cạnh tranh nga trong nền kinh tế công nghệ cao thế kỷ 21 và (4) Hoa Kỳ trừng phạt các ngân hàng Nga. Hoa Kỳ không đưa đưa quân đến vùng đột và chưa có kế hoạch hội đàm với Nga. Các động thái trừng phạt và nguy cơ xung đột và căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng lương thực như lúa mì, lúa mạch; kim loại như đồng, niken và năng lượng, khi 2 quốc gia này đang chiếm tỷ trọng xuất khẩu đáng kể.

II. TIN VĨ MÔ
Việt Nam
- Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị không tiếp tục đề xuất sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản để đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi trên Quốc lộ 60, giao Bộ Kế hoạch & Đầu tư thông báo cho phía Nhật Bản và chính thức đưa dự án vào chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.
- Bộ Công Thương vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư về việc sẽ bán đấu giá một lô hàng dự trữ quốc gia 101,97 triệu lít xăng RON92, tại 12 điểm kho dự trữ của 3 doanh nghiệp Petrolimex, PV Oil và công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp. Số tiền thu được sau bán đấu giá gần 102 triệu lít xăng RON92 ít nhất đạt trên 1.400 tỷ đồng.
- Theo số liệu từ Cục Hàng hải Việt Nam, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển tháng 2/2022 ước đạt 53 triệu tấn. Như vậy, luỹ kế 2 tháng đầu năm, lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam ước đạt 116 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 16% kế hoạch năm.Trong đó, hàng xuất khẩu ước đạt 13,5 triệu tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng nhập khẩu ước đạt 14,9 triệu tấn, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021. Hàng nội địa ước đạt 24,4 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021.
- Cục Hàng không Việt Nam vừa cho biết trong tháng 2, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam điều hành 60.500 chuyến, tăng 157% so với cùng kỳ 2021. Trong số này, có 13.200 chuyến bay quá cảnh, tăng hơn 67% so cùng kỳ năm trước. Lượng khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước đạt hơn 6,1 triệu lượt, tăng gần 58% so với tháng 2/2021. Trong đó, 105.000 khách quốc tế, tăng 350% so với tháng 2/2021. Khách nội địa đạt hơn 6 triệu, tăng hơn 56% so với tháng 2/2021.
- Bộ Tài chính ước tính sau 3 năm đại dịch “càn quét”, tổng giá trị từ các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn lên tới 328.000 tỷ đồng. Trong đó, số tiền doanh nghiệp, người dân được miễn, giảm khoảng 110.500 tỷ đồng và số tiền được gia hạn khoảng 217.500 tỷ đồng.
Thế giới
- Chỉ số PMI của Eurozone cho ngành dịch vụ đã tăng lên 55,8 từ 51,1, mức cao nhất trong 5 tháng và cao hơn tất cả các dự báo trong một cuộc thăm dò của Reuters. Chỉ số PMI sản xuất nhanh của khu vực đồng euro cho các nhà máy được ghi nhận chỉ giảm từ mức 58,7 của tháng Giêng, xuống còn 58,4.
- Trong tháng 2, dư nợ cho vay thế chấp nhà tại Nhật là 216.000 tỷ Yên (tương đương 1.900 tỷ USD) – tăng 5% trong hai năm, đưa nợ hộ gia đình tăng 4% lên 346.000 tỷ Yên, theo NHTW Nhật Bản (BOJ).
- Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ, Liên minh châu u (EU) và Anh tuyên bố nhằm vào các ngân hàng và giới tinh hoa của Nga, trong khi Đức đình chỉ quy trình phê chuẩn đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) 2 từ Nga. Ba quốc gia Australia, Canada, Nhật Bản cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt Nga, bao gồm đóng băng ngân hàng, cấm giao dịch tài chính, cấm việc phát hành trái phiếu Nga, hạn chế xuất cảnh, trừng phạt các Nghị sĩ Nga…
- Sau khi Nga khởi động “chiến dịch quân sự” đặc biệt vào Ukraine, đồng USD tăng hơn 10% so với đồng Rúp, qua đó đẩy đồng nội tệ của Nga xuống mức thấp nhất trong lịch sử so với USD. Đồng Rúp đang giao dịch ở mức 89.8903 đổi 1 USD vào ngày 24/02. Nga hiện đã tạm ngưng giao dịch đối với tất cả thị trường của họ.
- Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc phối hợp cùng các nước đồng minh xả kho dự trữ dầu chiến lược một lần nữa nhằm ứng phó với tình trạng giá dầu leo thang do thiếu hụt nguồn cung và căng thẳng Nga-Ukraine.
III. THÔNG TIN TUẦN TIẾP THEO
- Công bố các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tháng 2/2022; mùa đại hội cổ đông.
- Diễn biến xung đột Nga – Ukraine.
- 28/2, Doanh thu bán lẻ Nhật, Australia.
- 1/3, Chỉ số sản xuất Trung Quốc, Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ; GDP Canada.
- 2/3, Cuộc họp OPEC; NHTW Canada công bố lãi suất; Thay đổi bảng lương phi nông nghiệp và Chủ tịch FED điều trần.
- 3/3, PMI dịch vụ và tỷ lệ thất nghiệp EU; Đơn xin trợ cấp thất nghiệp Hoa Kỳ.
- 4/3, Tỷ lệ thất nghiệp Hoa Kỳ và Nhật Bản; Doanh thu bán lẻ EU.
IV. DIỄN BIẾN DÒNG TIỀN

