Index | Close | % |
Dow Jones | 33,222.88 | +0.27% |
Dầu WTI | 94.75 | +2.88% |
Vàng | 1,906.56 | -0.05% |
Tỷ giá | 22,842.5 | +0.08% |
Thông tin vĩ mô
- Ban hành quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định RCEP. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên sẽ phải đáp ứng 1 số tiêu chí. Hàng hóa có xuất xứ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan. Thực hiện cam kết quốc tế trong hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (hiệp định RCEP), Bộ trưởng Công thương ban hành Thông tư số 5/2022 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực. Thông tư gồm 4 chương, 32 điều và 4 phụ lục kèm theo, có hiệu lực từ ngày 4/4. Đối tượng áp dụng trong thông tư bao gồm các cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa(C/O), thương nhân và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó, thông tư quy định các nội dung về quy tắc xuất xứ hàng hóa bao gồm: các trường hợp xác định hàng hóa được coi là có xuất xứ, cộng gộp, công đoạn gia công chế biến đơn giản, vận chuyển trực tiếp, cơ chế kiểm tra và chứng nhận xuất xứ hàng hóa…
- Kinh tế thế giới sẽ trải qua cú sốc lạm phát tồi tệ hơn khi giá dầu chạm 100 USD. Cùng với kế hoạch tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương, việc giá dầu thô tăng có thể đẩy lạm phát lên cao hơn và ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Giá dầu Brent tương lai vừa vượt 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Đây sẽ là một cú sốc kép đối với kinh tế thế giới vì nó có thể khiến bức tranh triển vọng kinh tế thêm ảm đạm và lạm phát lên cao hơn. Tình hình trở nên khó khăn hơn nhiều đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương khác khi họ đang vật lộn tìm cách kiềm chế lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ mà không khiến đà phục hồi kinh tế đi chệch hướng. Mặc dù các nước xuất khẩu năng lượng có thể hưởng lợi từ đà tăng bùng nổ của giá dầu, phần lớn thế giới sẽ bị ảnh hưởng, trong đó, doanh nghiệp và người tiêu dùng phải trả hoá đơn cao hơn và sức chi tiêu suy giảm vì giá thực phẩm, vận tải và sưởi ấm tăng lên. JPMorgan Chase & Co. cũng cảnh báo nếu giá dầu tăng lên 150 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế thế giới gần như sẽ khựng lại và khiến lạm phát vọt lên hơn 7%, gấp hơn 3 lần mức mục tiêu mà hầu hết nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên thế giới đặt ra.
- Giá photpho vàng tăng 7% từ đầu tháng 2. Giá photpho vàng ngày 23/2 là 34.500 nhân dân tệ/tấn (5.460 USD/tấn). Hồi tháng 10/2021, giá mặt hàng này tại Trung Quốc lên 52.900 nhân dân tệ/tấn (8.370 USD/tấn), cao nhất mọi thời đại. Trung Quốc là nhà sản xuất photpho vàng lớn nhất thế giới, khoảng 80.000 tấn mỗi năm. Lượng photpho sản xuất ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu nội địa. Năm ngoái, sản lượng của Trung Quốc giảm vì thiếu điện và chính phủ nước này thực hiện các mục tiêu về môi trường khiến giá tại các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên tăng.
- Các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông phải rút ngắn 3 tháng thi công. Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phấn đấu rút ngắn tiến độ thi công các dự án thành phần (khoảng 3 tháng) theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng. Trường hợp dự án nào có tiến độ thi công rút ngắn ít hơn 3 tháng, các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án phải có báo cáo giải trình chi tiết. Các nhà thầu không hoàn thành hợp đồng theo tiến độ đã cam kết bị xử lý bằng hình thức chấm dứt hợp đồng và sẽ bị loại trong việc xét thầu ở những gói thầu của dự án cao tốc Bắc – Nam, phía Đông, giai đoạn 2021-2025.
- Việt Nam nhập siêu 2,53 tỷ USD đến giữa tháng 2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 2 đạt 8,75 tỷ USD. Tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong nửa đầu tháng 2 đạt 12,66 tỷ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 56,91 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng tới 3,7 tỷ USD), trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 24,78 tỷ USD, tăng 17% (tương ứng tăng 3,59 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021.
- Ukraine ngừng lưu thông chứng khoán. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Ukraine quyết định dừng lưu thông mọi chứng khoán trong nước, ngoại trừ các nghiệp vụ cần thiết. Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Ukraine hôm nay thông báo đã quyết định dừng lưu thông mọi chứng khoán trong nước, ngoại trừ các nghiệp vụ cần thiết cho chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Ukraine và việc xử lý nợ công của Bộ Tài chính nước này, Reuters đưa tin. Ngân hàng trung ương Ukraine cấm mua ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng và cố định tỷ giá chính thức của đồng hryvnia (UAH) ngày 24/2, thống đốc Kyrylo Shevchenko nói. Các tài sản tại Ukraine mất giá mạnh sau khi Nga can thiệp quân sự vào miền đông nước này.
- Chỉ số MOEX có lúc ‘bay’ hơn 40%, Nga chặn bán khống để ‘bảo vệ lợi ích nhà đầu tư’. Sở giao dịch Moscow sáng nay thông báo hoãn giao dịch trên mọi thị trường. Chỉ số MOEX lập tức giảm sâu, có lúc mất hơn 40%, sau khi thị trường mở cửa trở lại. Thị trường Nga lao dốc sau khi Tổng thống Vladimir Putin quyết định mở chiến dịch quân sự để “bảo vệ” vùng Donbass ở Ukraine. Ông cho biết động thái này nhằm ứng phó với các mối đe dọa đến từ Ukraine. Ông khẳng định Nga không có ý định chiếm đóng Ukraine, kêu gọi các lực lượng Ukraine từ bỏ vũ khí và trở về nhà.
- Nga nguy cơ khủng hoảng kinh tế sau chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine. Kinh tế Nga sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây do bị phụ thuộc vào đôla, euro, hàng hoá… Nga tự tin ngân sách cộng 630 tỷ USD sẽ giúp nước này bảo vệ được nền kinh tế trước kịch bản tồi tệ nhất là rơi vào khủng hoảng. Đồng ruble của Nga giảm 10% xuống thấp chưa từng thấy so với đôla và euro trong phiên giao dịch sáng 24/2, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào lãnh thổ của nước láng giềng. Chính phủ Nga cho biết họ đã xây dựng ngân sách công đáng kể, hơn 630 tỷ USD, và tin rằng chừng đó đủ để bảo vệ nền kinh tế trước kịch bản tồi tệ nhất là rơi vào khủng hoảng. Nước này cũng ghi nhận thặng dư hàng năm, có nghĩa là họ không cần phải vay tiền mặt trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Nợ công cũng chưa đến 20% GDP.
- Phương Tây công bố lệnh trừng phạt Nga, Phố Wall tăng điểm. Chốt phiên 24/2, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều tăng. Nhà đầu tư lo ngại lạm phát tăng sẽ ảnh hưởng đến triển vọng chính sách của Fed và lãi suất tăng. Nhà Trắng cảnh báo người dân Mỹ rằng xung đột có thể dẫn đến giá nhiên liệu tại Mỹ tăng nhưng giới chức nước này đang phối hợp với các quốc gia khác để xả thêm dầu từ kho dự trữ dầu chiến lược toàn cầu.
Tin doanh nghiệp
- GEG: Điện Gia Lai (GEG) phê duyệt phương án đầu tư dự án điện gió Tân Phú Đông 1
- HPG: Thị phần thép xây dựng Hòa Phát tăng lên 36,3%
- FDC: Fideco (FDC): Đến lượt Công ty của Chủ tịch đăng ký thoái vốn
- SBS: Chứng khoán SBS (SBS): Cổ đông lớn bán hết gần 15 triệu cổ phiếu đang nắm giữ
- PDR: Phát Đạt (PDR): Công ty của Chủ tịch muốn mua thêm 10 triệu cổ phiếu
- NAB: Nam A Bank (NAB) hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ 143 triệu cổ phiếu
- GTA: Gỗ Thuận An (GTA) dự kiến lãi ròng năm 2022 đạt 17,18 tỷ đồng, tăng 9,6%
- EVE: Everpia (EVE) dành 40 tỷ đồng tiền nhàn rỗi đầu tư vào Mirae Asset Fund
- VMD: Vimedimex (VMD): Vợ Phó chủ tịch HĐQT chỉ bán 21,6% số cổ phiếu đăng ký bán
- RIC: Trước “án” hủy niêm yết bắt buộc, Quốc tế Hoàng Gia (RIC) tiếp tục vay ngân hàng 200 tỷ đồng
- BWE: Chủ tịch HĐQT Biwase (BWE) vừa mua thêm 244.200 cổ phiếu
- VSC: Container Việt Nam (VSC) bổ nhiệm 2 lãnh đạo
- TNH: Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH): Vanessa Frey nâng sở hữu lên 6,19%
- PET: Petrosetco (PET): Cổ phiếu tăng 49%, lãnh đạo bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu
- VCG: Vinaconex (VCG): Vợ Tổng giám đốc vừa mua vào đã thực hiện bán ra toàn bộ cổ phiếu
- TMS: Transimex (TMS): Vợ thành viên HĐQT đăng ký mua 300.000 cổ phiếu
- HDB: Tổng giám đốc HDBank đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu HDB
Diễn biến thị trường Phiên 24.02.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm, tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới sau khi Tổng thống Nga lệnh mở chiến dịch quân sự ở miền đông Ukraine.
- Giá dầu tăng vượt 100USD/thùng theo căng thẳng Nga – Ukraine, cổ phiếu ngành dầu khí tăng ở PVD (+6.3%), PVS (+4.8%).
- Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu phân bón trong tháng 1 ở mức 226,155 tấn, tương đương 171.7 triệu USD, tăng 51.5% về lượng, tăng 70% về kim ngạch so với tháng 12/2021, cổ phiếu ngành phân bón tăng ở DPM (+6.9%), DCM (+7%).
- VASEP cho biết kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong tháng 1 giảm gần 47%, cổ phiếu ngành thủy sản giảm ở ANV (-2.5%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 24.02.2022
- VNIndex trải qua một nhịp lao dốc mạnh trong phiên trước khi dần hồi phục và lấy lại một phần điểm số đã mất về cuối phiên.
- Áp lực bán sau khi thử thách vùng cản 152x đang gây tác động không nhỏ đến thị trường và rủi ro xuất hiện thêm các nhịp rung lắc, điều chỉnh trong những phiên tới vẫn đang để ngỏ. Mặc dù vậy, chừng nào vùng hỗ trợ then chốt quanh 1460 chưa bị phá vỡ, chúng tôi vẫn nghiêng về cơ hội hồi phục và duy trì xu hướng tăng điểm cho VNIndex.
- Sau khi chốt lời 1 phần trong những phiên trước, NĐT được khuyến nghị có thể mở lại từng phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ của các mã mục tiêu
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- VNINDEX gần như lạc quan nhất trong các thị trường châu á khi có mức giảm điểm thấp nhất trong khu vực
- Rủi ro tâm lý ngắn hạn đẩy nhà đầu tư phải bán mạnh trên thị trường.
- Tuy nhiên khi giá giảm cầu mua giá thấp vào mạnh và đẩy thanh khoản tăng mạnh hơn các phiên trước đó
- Kênh tăng giá vẫn còn giữ nên hiện tại xu hướng tăng ngắn hạn chưa thay đổi