Index | Close | % |
Dow Jones | 36,799.39 | 0.00% |
Dầu WTI | 92.65 | +1.12% |
Vàng | 1,909.53 | +0.24% |
Tỷ giá | 22,805 | -0.07% |
Thông tin vĩ mô
- Xăng dầu liên tục tăng giá: Áp lực lớn với nhiều ngành hàng, sản xuất. Chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải; giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay đã gây áp lực lớn lên chi phí vận hành và kinh doanh của các doanh nghiệp. Chiều 21/2, giá xăng tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm gần 1.000 đồng/lít, neo ở ngưỡng hơn 26.200 đồng/lít đối với xăng RON 95 và xăng E5 RON92 là 25.532 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S là 20.801 đồng/lít… đang khiến nhiều doanh nghiệp vận tải đối mặt với áp lực tăng giá cước, cùng với đó là nỗi lo mất khách hoặc chịu thua lỗ. Theo Hiệp hội Vận tải Hà Nội, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Do đó, khi giá xăng dầu liên tục tăng từ trước Tết đến nay, đã tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, gây áp lực lớn lên chi phí vận hành, kinh doanh.
- Giá cá tra tiến dần đến mốc kỷ lục thiết lập năm 2018. Theo trang Thời báo Kinh tế Sài Gòn, giá cá tra nguyên liệu đang tăng mạnh nhờ nhu cầu cao. Thậm chí có thương lái trả gần 30.000 đồng/kg, sát mốc kỷ lục năm 2018. Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam cho biết cá tra nguyên liệu đối với loại từ 850-900 gam/con được Công ty thuỷ sản Biển Đông mua vào với giá 30.000 đồng/kg để bán sang thị trường Mỹ. Trong quý đầu năm 2022, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dự báo có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm nay. Điều này giúp giá cá tra tăng mạnh ngay từ đầu năm. Hơn nữa, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến nuôi trồng cá tra; giá thức ăn, cước phí vận chuyển quốc tế, giá nhiên liệu tăng cao kỷ lục trong vài năm gần đây (trong đó giá dầu tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2020) ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
- Giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu cao ‘ngất’ vì khan nguồn cung. Đại diện một công ty chuyên làm đồ ngoài trời tại Quy Nhơn cho biết, hiện đang có doanh nghiệp chào gỗ nhập khẩu với mức giá 215 USD/m3 gỗ bạch đàn xẻ, trong khi mức giá cao nhất trước đó mà doanh nghiệp này mua chỉ là 172-175 USD/m3. Bên cạnh giá cước vận chuyển tăng, đại dịch với các hoạt động giãn cách cũng tạo ra sự khan hiếm nguồn cung gỗ tại một số quốc gia cung gỗ chính cho Việt Nam. Thông tin về chỉ số giá cước vận tải toàn cầu Drewry World Container cho thấy, cước phí vận chuyển đối với 1 container 40 feet đã tăng từ khoảng dưới 1.500 USD vào tháng 7/2019 lên tới gần 8.500 USD vào tháng 7/2021, tăng gần 6 lần trong vòng 5 năm.
- Thủ tướng: Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro. Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số với những trụ cột là xây dựng hạ tầng số, Chính phủ số, công dân số và phát triển kinh tế số. Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn cộng đồng quốc tế đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên tinh thần “đồng cam cộng khổ”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
- Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương vào 2030. Nghị quyết số 09/2022 của Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu đến 2030, Khánh Hòa là thành phố trực thuộc Trung ương và là trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế. Tầm nhìn đến 2045, Khánh Hòa là đô thị thông minh, ngang tầm khu vực châu Á; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế – xã hội, là thành phố đáng sống, nơi người dân có mức sống cao. Theo dự thảo, việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ phải được xây dựng trên cơ sở bám sát quan điểm, mục tiêu nêu trong Nghị quyết số nhằm xây dựng và phát triển Khánh Hoà trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội và trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.
- VCCI đề xuất đẩy nhanh việc hỗ trợ 2% lãi suất khoản vay thương mại. Một trong những đề xuất ưu tiên của VCCI đó là hỗ trợ hiệu quả việc tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. VCCI đề xuất đẩy nhanh việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất tín dụng 2% đối với khoản vay thương mại trong chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế. Các gói vay lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. Kiến nghị tiếp theo của VCCI là nâng cao hiệu quả các chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động bị thôi việc, mất việc làm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật chuyên sâu, bài bản trong những ngành công nghiệp kỹ thuật phụ trợ là cần thiết nhất hiện nay. Ngoài ra, việc đề xuất đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, đi lại cho lao động, chuyên gia cũng được đề cập lần này.
- Khủng hoảng Ukraine leo thang, chỉ số tương lai Phố Wall lao dốc. Lúc 18h29 EST ngày 21/2 (6h29 ngày 22/2 giờ Hà Nội), Dow Jones futures giảm 575 điểm, tương đương 1,69%. Diễn biến này đồng nghĩa khi Phố Wall bắt đầu phiên 22/2, Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq có thể giảm lần lượt 575,81 điểm, 90,74 điểm và 393,03 điểm. Phố Wall nghỉ giao dịch ngày Tổng thống 21/2. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 21/2 thông báo công nhận độc lập với hai vùng ly khai ở Ukraine, có thể ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán hòa bình với người đồng cấp Mỹ Joe Biden. Ông chủ Nhà Trắng dự kiến áp lệnh trừng phạt với hai vùng ly khai ở Ukraine cũng như Nga. Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ có biện pháp bổ sung.Ông chủ Điện Kremlin sau đó chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga triển khai quân tới hai khu vực này để “gìn giữ hòa bình”, nhưng chưa rõ quy mô và thời điểm lực lượng này bắt đầu nhiệm vụ.
- Điện Kremlin bất ngờ phủ nhận kế hoạch gặp Tổng thống Biden. Điện Kremlin cho biết “chưa có kế hoạch cụ thể” nào cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ và Nga, khiến công chúng nghi ngờ về tuyên bố trước đó của Washington. Dù vậy, phát ngôn viên Dmitry Peskov của Điện Kremlin không loại trừ khả năng có một cuộc gặp nếu hai nhà lãnh đạo nhận thấy đó là điều cần thiết. Theo ông Peskov, hiện tại các bên chỉ mới thiết lập cuộc họp ở cấp bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tin doanh nghiệp
- HPG: Nội thất Hòa Phát nay là The One – Sự kế thừa và phát triển của một thương hiệu nội thất “quốc dân”
- PGI: PJICO (PGI) đặt mục tiêu lợi nhuận đạt tối thiểu 250 tỷ đồng cho năm 2022
- SGP: Cảng Sài Gòn (SGP) hết lỗ lũy kế kéo dài
- GEX: Gelex Electric: Ngày chào sàn vẫn là ẩn số
- SKH: Áp lực lợi nhuận đè nặng Sanest Khánh Hòa (SKH)
- NDN: Nhà Đà Nẵng (NDN) tạm ứng cổ tức đợt 2 năm 2021 với tỷ lệ 20%
- IDV: Hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV) chuẩn bị trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 20%
- CC1: Tổng công ty Xây dựng số 1 (CC1) dùng Cao ốc Sailing Tower để làm tài sản phát hành trái phiếu lên tới 2.650 tỷ đồng
- LCG: Licogi 16 (LCG): Chủ tịch HĐQT vừa bán ra 2 triệu cổ phiếu
- GAS: PV Gas lên kế hoạch lãi giảm 20% năm nay
- PVD: PV Drilling chuẩn bị trả cổ tức năm 2019 và 2020 tỷ lệ 20%
- PNJ: chào bán 15 triệu cổ phiếu riêng lẻ giá 95.000 đồng/cp
- NAG: Tập đoàn Nagakawa (NAG) dự kiến phát hành 16,68 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, giá 10.000 đồng/CP
- PVD: PVD Drilling (PVD) sắp phát hành hơn 84,2 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 và 2020, tỷ lệ 20%
- EVF: EVN Finance (EVF) phát hành hơn 19,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020, tỷ lệ 6,5%
- HT1: Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) đã bán xong toàn bộ cổ phiếu quỹ với giá 20.645 đồng/CP
- GAS: PV Gas (GAS) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2022 giảm 20,5%, còn 7.039 tỷ đồng
- KBC: Kinh Bắc (KBC): Nhóm quỹ Dragon Capital trading 1 triệu cổ phiếu
- AGM: Angimex (AGM): Một cá nhân lướt sóng cổ phiếu lỗ hơn 1 tỷ đồng sau T+3
- DIG: DIC Corp (DIG): Cổ phiếu bị bán tháo giảm 46,7% nhưng con trai Chủ tịch chỉ mua được 2,9% tổng lượng đăng ký với lý do giá không phù hợp
- CII: Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII): Cổ phiếu hồi phục 27%, quỹ ngoại tiếp tục đăng ký bán thêm 5,5 triệu cổ phiếu
- FCN: FECON (FCN): Lãnh đạo tiếp tục đăng ký bán thêm 100.000 cổ phiếu
- HAH: Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH): Người thân lãnh đạo đăng ký thoái toàn bộ 500.000 cổ phiếu
Diễn biến thị trường Phiên 21.02.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm trước thông tin Standard Chartered nhận định triển vọng trung hạn của Việt Nam duy trì tích cực, kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ, bắt đầu từ cuối quí 1-2022.
- Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 1/2022 đạt 505,741 tấn với giá trị 246 triệu USD, lần lượt bật tăng mạnh 45.4% về lượng, tăng 28.2% về trị giá so với tháng 1/2021 giúp cổ phiếu ngành gạo tăng giá ở TAR (+1.4%), LTG (+0.8%).
- Cổ phiếu du lịch tăng giá ở VTD (+1.7%) sau khi Chính Phủ đồng ý mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ ngày 15/3/2022.
- Đại diện Savills Việt Nam dự báo trong năm 2022 – 2023, bất động sản nhà ở sẽ còn tăng trưởng mạnh khiến cổ phiếu bất động sản tăng giá ở DXG (+1.5%), VHM (+0.4%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 21.02.2022
- Sau nhịp rung lắc đầu phiên, VNIndex tăng điểm với biên độ mở rộng trước khi đánh mất một phần thành quả đạt được về cuối phiên.
- Áp lực cung chốt lời ngắn hạn giá cao khiến cho đà tăng của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên và hiện tượng này có thể còn tiếp diễn trong những phiên tới. Mặc dù vậy, cơ hội mở rộng thêm xu hướng hồi phục vẫn được đánh giá cao với vùng kháng cự đáng lưu ý kế tiếp nằm tại 152x.
- NĐT được khuyến nghị tiếp tục quay vòng chốt lời từng phần vị thế ngắn hạn tại vùng cản kế tiếp của các mã mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- VNINDEX đã vượt kênh giảm ngắn hạn, vùng cản tiếp theo là vùng 1530-1536 điểm.
- Thanh khoản gia tăng trong các phiên gần đây là tín hiệu tích cực
- Nhóm cổ phiếu Mid cap và Small cap có sứ tăng mạnh hơn nhóm VN30 trong các phiên gần đây
- Dòng tiền đang luân chuyển nhiều nhóm cổ phiếu nên chiến lược trading trong giai đoạn hiện tại cần cẩn trọng
- Chỉ nên mua ở vùng giá thấp, không nên mua đuổi khi giá đã tăng cao