Index | Close | % |
Dow Jones | 34,311.18 | -1.79% |
Dầu WTI | 91.67 | -2.12% |
Vàng | 1,899.13 | +1.65% |
Tỷ giá | 22,790 | +0.18% |
Thông tin vĩ mô
- Giá than tương lai giảm gần 1,3% nhưng vẫn cao hơn 50% đầu năm. Tính từ đầu năm, giá than tăng 50% và so với cùng kỳ 2021 thì mặt hàng này tăng 174,4%. Giá than đi xuống trong ngày 17/2 sau khi chạm mức cao nhất 4 tháng với 245 USD/tấn hồi đầu tháng 2. Tuần trước, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) – cơ quan hoạch định chính sách của nước này, cho biết giá than tại các cảng trong nước nên giữ ở mức ổn định 900 nhân dân tệ/tấn (142 USD/tấn). Nước này cũng đang cố gắng đạt mục tiêu sản lượng hàng ngày là 12 triệu tấn. Indonesia, nhà xuất khẩu lớn, đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này nhưng tập trung vào việc cung cấp cho các nhà máy điện trong nước. Chỉ các nhà sản xuất hoàn thành trách nhiệm cung ứng cho thị trường nội địa sẽ tiếp tục xuất khẩu vào tháng 2 nên thị trường quốc tế vẫn còn hạn chế về nguồn cung.
- Giá nhiều loại phân bón tăng hoặc giữ nguyên, DAP giảm. Theo DTN, giá trung bình của 4 trong số 8 loại phân bón trong tuần kết thúc vào ngày 11/2 giữ nguyên so với tuần trước, 3 loại tăng và loại còn lại giảm. Trong tuần kết thúc vào ngày 11/2, giá trung bình của ure, phân khô, UAN28, UAN32 giữ nguyên so với tuần trước và lần lượt giao dịch ở mức 905 USD/tấn, 1.487 USD/tấn, 600 USD/tấn và 699 USD/tấn. Ba loại tăng là MAP, kali và 10-34-0 và lần lượt giao dịch ở mức 935 USD/tấn, 815 USD/tấn và 827 USD/tấn. Các loại trên ghi nhận tăng từ 1 USD/tấn đến 2 USD/tấn. DAP là loại duy nhất giảm so với tuần trước với 1 USD/tấn và ở mức 876 USD/tấn. Tính từ đầu năm tới nay, phân khô là loại tăng mạnh nhất với hơn 4%. Phân lót 10-34-0 nhích lên 32 USD/tấn, tương đương 4%. Các loại còn lại giảm dưới 3%.
- Giá nhôm vượt 3.200 USD/tấn, gần cao nhất 13 năm. Giá nhôm tăng 0,9% lên 3.236 USD/tấn trên sàn giao dịch London, Anh, ngày 16/2. Nhôm dẫn đầu nhóm kim loại cơ bản về mức tăng giá với 14% từ đầu năm tới nay vì giá nhiên liệu tăng cao và những hạn chế sản xuất tại Trung Quốc làm giảm nguồn cung. “Các yếu tố thúc đẩy giá nhôm tăng bao gồm chi phí điện cao đột biến do mùa đông và Nga giới hạn nguồn cung khí đốt. Điều này đã dẫn đến việc cắt giảm sản lượng và thiếu hụt nguồn cung”, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của Liberum, Tom Price chia sẻ. Gần đây nhất, nguồn cung châu Âu bị ảnh hưởng vì nhà máy luyện nhôm Slovalco ở Slovakia cắt giảm sản lượng xuống còn khoảng 60% do giá năng lượng cao.
- Giá cá tra nguyên liệu ở đồng bằng sông Cửu Long mức cao, nhiều hộ nuôi vẫn chưa bán. Giá bán cá tra nguyên liệu đang dao động ở mức 29.500 – 30.000 đồng/kg với kích cỡ từ 700 – 800g/con, giá bán đã tăng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ. Giá cá tra nguyên liệu tăng cao nên một số hộ nuôi cá đạt kích cỡ thu hoạch nhưng vẫn chưa xuất bán vì cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố (TP) Cần Thơ, các hộ nuôi cá tra trên địa bàn Cần Thơ với diện tích nuôi hơn 470 ha, tăng 2% so với cùng kỳ, đạt 66% so với kế hoạch năm; diện tích thu hoạch 90 ha và sản lượng hơn 28.000 tấn, tăng 27% so với cùng kỳ và đạt 16% so với kế hoạch năm. Sau thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến ngành hàng cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng, thì bước sang quý IV/2021 tín hiệu xuất khẩu đã có nhiều tiến triển, nhiều đơn hàng đã xuất đi các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đến thời điểm này, giá cá tra đang được người dân bán cho các doanh nghiệp tăng 10.000 đồng/kg đã cho thấy tín hiệu đang tốt dần và được dự báo sẽ còn tăng trong năm nay khi nhu cầu của một số thị trường nhập khẩu đang có xu hướng tăng về giá trị và số lượng.
- Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị dùng công nghệ tiên tiến nhất cho dự án lọc hóa dầu hơn 5 tỷ USD. Thủ tướng cho biết Việt Nam đang tự tin mở cửa trở lại an toàn, tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Người đứng đầu Chính phủ muốn nhà đầu tư dùng công nghệ tiên tiến, xanh và sạch cho dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam tại khu công nghiệp Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- WB: Lạm phát của Việt Nam vẫn trong tầm kiểm soát. WB cho rằng giá năng lượng tăng tiếp tục là yếu tố chính đóng góp vào lạm phát trong khi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định giúp cho lạm phát trong tầm kiểm soát. WB cho rằng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế được kích hoạt vào tháng 1 vừa qua có thể chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng năm nay. Trước đó, HSBC cũng đưa ra nhận định lạm phát nhiều khả năng không phải mối lo lớn với Việt Nam trong năm nay. Điều này hoàn toàn trái ngược với tình hình lạm phát ở nhiều nước ASEAN khác như Thái Lan hoặc Singapore. HSBC cho rằng trên thực tế, lạm phát nhiên liệu vẫn tiếp tục gia tăng, đẩy số liệu tháng 1 lên 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, giá lương thực thực phẩm vẫn ổn định trong bối cảnh sức cầu chưa tăng. Vì vậy, HSBC điều chỉnh dự báo lạm phát của Việt Nam nay tăng ở mức 3% thay vì 2,7% như trước đó. Con số này cũng không cho thấy một rủi ro đáng kể cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4% của Chính phủ.
- Việt Nam thông báo mở hoàn toàn đường bay quốc tế. Cục Hàng không vừa có thông báo toàn cầu về việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ hạn chế hoạt động vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không. Các hãng hàng không Việt Nam và nước ngoài được phép khai thác với tần suất, đường bay theo thỏa thuận tại hiệp định hàng không song phương và đa phương đã ký kết. Mới đây nhất, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp bàn về phương án mở cửa lại hoạt động du lịch. Phó Thủ tướng đã đồng ý với ý kiến đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về thời gian mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới từ 15/3. Trên tinh thần chỉ đạo đó, Cục Hàng không Việt Nam đã chủ động tham mưu báo cáo Bộ Giao thông vận tải các chương trình, kế hoạch khai thác trở lại các đường bay quốc tế, nội địa. Cục cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành hàng không chuẩn bị sẵn sàng từ trang thiết bị cho tới nguồn nhân lực để khi khai thác trở lại đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không và đảm bảo đáp ứng yêu cầu tuyệt đối về an toàn, an ninh hàng không.
Tin doanh nghiệp
- BCG: Bamboo Capital (BCG) dự kiến chào bán riêng lẻ 60 triệu cổ phiếu, giá 20.000 đồng/CP
- EIB: Bà Lương Thị Cẩm Tú chính thức ngồi ghế “nóng” Chủ tịch Eximbank
- VNT: Vinatex (VNT) chi 250 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021, tỷ lệ 5%
- KKC: Tập đoàn Thành Thái (KKC) dùng cổ phiếu quỹ chia thưởng, tỷ lệ gần 11%
- PNJ: chi gần 140 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2021
- TNG: lợi nhuận tháng 1 tăng 72%
- BMP: Nhựa Bình Minh lên kế hoạch năm 2022 gồm doanh thu tăng 25% và lợi nhuận tăng 109%
- VHC: Doanh số xuất khẩu Vĩnh Hoàn tháng 1 giảm 13% so tháng trước vì thị trường Trung Quốc
- VJC: Vietjet vừa bán 3.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ
- C4G: Cienco4 (C4G): Nhiều lãnh đạo đồng loạt không muốn thực hiện quyền mua cổ phiếu giá 10.000 đồng
- YEG: Yeah1 (YEG): Đại diện DFJ VinaCapital Venture Investment muốn từ nhiệm thành viên HĐQT sau khi quỹ đăng ký thoái toàn bộ
- AGM: Angimex (AGM): Một cá nhân vừa chi ra 46,8 tỷ đồng để sở hữu 6,59% vốn điều lệ
Diễn biến thị trường Phiên 17.02.2022
- TTCK Việt Nam tăng điểm sau khi World Bank cho biết động lực tăng trưởng nền kinh tế năm 2022 sẽ chủ yếu đến từ xuất khẩu, cơ hội từ kinh tế xanh và sức cầu của tầng lớp trung lưu phục hồi.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố (TP) Cần Thơ cho biết nhu cầu cá tra tăng mạnh như hiện tại, dự báo giá cá năm nay sẽ rất tốt, cổ phiếu ngành cá tra tăng ở VHC (+2.2%), ANV (+1.2%).
- Giá dầu tiếp tục tăng sau khi NATO cho biết Điện Kremlin tiếp tục gia tăng lực lượng gần biên giới với Ukraine, bất chấp thông báo trước đó của Moscow về việc rút quân, cổ phiếu ngành dầu khí tăng ở GAS (+3.7%).
- Cục Hàng không Việt Nam phát hành điện văn qua đường hàng không (NOTAM) để thông báo tới các hãng hàng không, đơn vị khai thác tàu bay trên toàn thế giới về việc Việt Nam dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế về việc vận chuyển hàng khách bằng đường hàng không, cổ phiếu ngành hàng không tăng ở HVN (+1.7%), ACL (+3.3%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 17.02.2022
- VNIndex tăng điểm giằng co trong biên độ hẹp trong phiên trước khi dần mở rộng đà tăng hưng phấn về cuối phiên.
- Sự lan tỏa của dòng tiền, luân phiên đến các nhóm ngành đã giúp cho VNIndex vượt qua ngưỡng cản tâm lý tại quanh 1500. Chúng tôi tiếp tục cho rằng chỉ số đang có nhiều cơ hội mở rộng đà tăng điểm, hướng lên vùng kháng cự kế tiếp tại 152x trước khi chịu áp lực rung lắc rõ nét hơn.
- Sau khi mua lại 1 phần vị thế trading, NĐT được khuyến nghị tiếp tục quay vòng chốt lời ngắn từng phần tại các vùng cản kế tiếp của các mã mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- VNINDEX đã vượt kênh giá ngắn hạn và vượt vùng 1500 điểm nhờ lực kéo từ nhóm vốn hóa lớn trong phiên đáo hạn phái sinh hôm qua.
- Khả năng cao VNINDEX hôm nay sẽ có nhịp lùi test lại vùng 1500-1505 điểm ở kênh giá
- Những nhịp tăng điểm là cơ hội để nhà đầu tư bán bớt phần cổ phiếu đã trading lướt sóng hạ margin
- Huan Broker dự báo năm nay Thị trường sẽ side way trong biên độ thấp nên kì vọng những nhịp thị trường tăng mạnh sẽ khó xảy ra, kèm với đó thanh khoản năm nay sẽ sụt giảm nhiều