Index | Close | % |
Dow Jones | 34,935.59 | -0.15% |
Dầu WTI | 91.25 | -0.89% |
Vàng | 1,870.04 | +0.97% |
Tỷ giá | 22,755 | +0.02% |
Thông tin vĩ mô
- PVCFC sẽ xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn phân urê Cà Mau trong giai đoạn thấp điểm. PVCFC sẽ xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn phân urê trong bối cảnh vụ Đông Xuân đang bước vào giai đoạn thấp điểm với nhu cầu phân bón trong nước chạm mốc thấp nhất quý I/2022.
- Thức ăn chăn nuôi sắp tăng giá mới. Công ty TNHH CJ Vina Agri gửi thông báo tăng giá thức ăn chăn nuôi cho tất cả các dòng sản phẩm của công ty lên 300 đồng/kg, áp dụng từ ngày 18/2. Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ là khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm.
- Giá khí đốt lao dốc gần 8%. Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan ngày 16/2 ở mức 66,2 euro/mwh, giảm gần 7% so với ngày 15/2. Giá khí đốt tại Anh là 158 xu Anh/therm, giảm 7,5% so với ngày hôm qua. Giá mặt hàng trên đi xuống vì căng thẳng Nga – Ukraine hạ nhiệt sau khi Nga thông báo rút một phần lực lượng gần biên giới với Ukraine. Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới. Khí đốt từ Nga là nguồn sưởi ấm và năng lượng công nghiệp cho phần lớn châu Âu. Nước này cung cấp khoảng 1/3 tổng lượng khí đốt của châu Âu. Vai trò của Nga càng lớn khi sản lượng khí đốt của các nước trong châu lục ngày một giảm thời gian qua. Cụ thể, Hà Lan từng là nhà sản xuất khí đốt trọng yếu của Liên minh châu Âu (EU) nhưng sản lượng của quốc gia này đã giảm đáng kể sau khi chính phủ quyết định từng bước đóng cửa mỏ khí đốt Groningen. Hoạt động khai thác khí đốt được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều trận động đất nguy hiểm ở vùng này.
- Căng thẳng Ukraine vẫn cao, giá dầu tăng. Giá vàng tăng sau khi Mỹ nói Nga vẫn tăng quân gần Ukraine và thị trường hấp thụ biên bản họp tháng 1 của Fed. Căng thẳng tại biên giới Nga và Ukraine vẫn ở mức cao, dấy lên lo ngại gián đoạn nguồn cung năng lượng trong bối cảnh thị trường thế giới thắt chặt có thể đẩy giá dầu lên 100 USD/thùng. Tồn kho dầu thô tại Mỹ tăng 1,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 11/2 nhưng giảm 1,9 triệu thùng tại Cushing, bang Oklahoma – cửa ngõ giao dầu WTI. Tổng cung sản phẩm – một thước đo lực cầu – tăng lên kỷ lục 22,1 triệu thùng/ngày trong 4 tuần qua, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA). Các nhà sản xuất dầu đang chật vật để bắt kịp lực cầu cũng như các mục tiêu riêng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) kêu gọi OPEC cùng đồng minh, tức OPEC+, xóa bỏ khoảng cách giữa sản lượng mục tiêu và thực tế.
- Giá quặng sắt lao dốc 10%. Giá quặng 62% Fe nhập khẩu vào miền bắc Trung Quốc là 134,9 USD/tấn trong sáng 15/2, giảm 9,9% so với ngày 14/2. Giá các loại quặng giảm sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường giám sát thị trường. Giá các loại quặng giảm sau khi Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường giám sát thị trường. Nhà chức trách nước này cho biết sẽ tập trung vào việc ổn định giá sau khi cảnh báo hiện tượng đầu cơ đang diễn ra trong giao dịch mặt hàng này. Cụ thể, chính quyền đã có cuộc họp với một số doanh nghiệp khai thác quặng lớn của nước này về câu chuyện thị trường. Động thái của Bắc Kinh nhằm ổn định nền kinh tế, thúc đẩy tiêu thụ thép mà không ảnh hưởng đến phát triển kinh tế và đẩy lạm phát lên cao. “Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng và tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng vào năm nay,” Giám đốc điều hành BHP, ông Mike Henry, nhận định.
- Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân. Ngày 16/2, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Nghị quyết số 11 ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình. Hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ưu đãi sẽ được hỗ trợ cho các doanh nghiệp, người dân trong năm 2022. Chính phủ sẽ hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong năm 2 năm đối với các khoản vay cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ, có khả năng phục hồi. Các bộ, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng nhà nước để triển khai gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng.
- Lạm phát tại Anh tăng lên mức cao kỷ lục trong 30 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng tại Anh trong tháng 1 tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 5,4% vào tháng 12 và cao hơn rất nhiều so với mức tăng 0,7% của tháng 1/2021. Đây cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 3/1992, khi chỉ số này đạt mức 7,1%. Lạm phát cơ bản, không bao gồm các mặt hàng dễ biến động như năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá, ở mức 4,4% trong tháng 1, so với mức 4,2% của tháng 12/2021. Với việc lạm phát liên tục tăng mạnh, hiện cao gần gấp 3 lần mức mục tiêu là 2%, ngày 16/12/2021, BoE đã trở thành ngân hàng trung ương lớn đầu tiên trên thế giới quyết định tăng lãi suất từ 0,1% lên 0,25%. Tiếp đó, ngày 3/2, ngân hàng này đã có đợt tăng lãi suất thứ hai lên mức 0,5%.
- Fed công bố biên bản họp tháng 1, Phố Wall trái chiều. Fed ngày 16/2 công bố biên bản họp tháng 1 cho thấy các nhà lập chính sách nhất trí “sớm phù hợp” để tăng lãi suất từ mức cận 0 hiện tại nhưng họ sẽ đánh giá lại lộ trình tăng tại từng cuộc họp. “Thực tế rằng Fed không mạnh tay như dự đoán giúp giải cứu thị trường chứng khoán lúc này”, Lou Brien, chiến lược gia tại DRW Trading, Chicago, bang Illinois, nói. “Thị trường lo ngại lập trường chính sách cứng rắn của chủ tịch Fed St. Louis James Bullard phổ biến hơn nhưng có vẻ không phải như vậy”.
Tin doanh nghiệp
- TDM: Nước Thủ Dầu Một (TDM): Cổ đông lớn tiếp tục bán ra thêm 694.900 cổ phiếu
- SCR: TTC Land (SCR) bổ nhiệm Giám đốc Khối Tài chính
- PVD: Ông Nguyễn Thế Sơn được bổ nhiệm Phó tổng giám đốc PV Drilling (PVD)
- PVT: PVcomBank không còn là cổ đông lớn tại PVTrans (PVT)
- GTN: 250 triệu cổ phiếu GTN sẽ hủy niêm yết từ ngày 8/3
- DXG: Đất Xanh (DXG) chuẩn bị huy động 4.000 tỷ đồng trái phiếu, đảm bảo bằng cổ phiếu DXS
- TNI: Tập đoàn Thành Nam (TNI) thông qua kế hoạch chào bán riêng lẻ 52,5 triệu cổ phiếu
- HUT: Tasco (HUT) muốn thoái vốn khỏi lĩnh vực y tế
- YEG: Yeah1 (YEG): Quỹ ngoại DFJV muốn thoái toàn bộ gần 10% vốn
- HAG: Xem xét hủy niêm yết HAG, sự việc chưa có tiền lệ, áp lực lên cơ quan quản lý
- VIX: Chứng khoán VIX (VIX) phát hành thêm gần 275 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1
Diễn biến thị trường Phiên 16.02.2022
- TTCK giảm điểm sau khi HSBC nâng dự báo lạm phát Việt Nam lên 3%. Mizuho Bank cho biết nếu đàm phán Mỹ – Iran về vấn đề hạt nhân thành công có thể giúp Tehran tăng xuất khẩu dầu và ổn định giá dầu hơn, cổ phiếu ngành dầu giảm ở PVS (-0.3%), GAS (-2.5%).
- Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) dự báo có thể xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu trong quý đầu năm 2022 khiến giá cá tra tăng mạnh, cổ phiếu ngành cá tra tăng ở VHC (+0.5%), ANV (+2.7%).
- Bộ Công Thương cho biết nhiều mặt hàng từ phân bón ghi nhận xuất khẩu tăng trưởng đột biến trong tháng 1/2022, cụ thể phân bón tăng 682% YoY và hóa chất tăng 98.6% YoY, cổ phiếu ngành phân đạm và hóa chất tăng ở DPM (+3.9%), DCM (+3%)
Quan điểm kỹ thuật Phiên 16.02.2022
- Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VNIndex dần suy yếu và diễn biến giằng co trong biên độ hẹp đến cuối phiên.
- Áp lực bán cân tỷ trọng quanh vùng cản gần 1500 sau một nhịp hồi dốc tiếp tục gây cản trở đà hồi phục của chỉ số. Mặc dù vậy, cơ hội mở rộng nhịp hồi phục và hướng tới vùng cản kế tiếp tại quanh 152x của VNIndex vẫn được đánh giá cao chừng nào vùng hỗ trợ đáng lưu ý tại quanh 145x tiếp tục được giữ vững.
- Sau khi mua lại 1 phần vị thế trading, NĐT được khuyến nghị tiếp tục quay vòng chốt lời ngắn từng phần tại các vùng cản kế tiếp của các mã mục tiêu.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Thị trường tiếp tục giằng co trong phiên hôm qua tuy nhiên xu hướng ngắn hạn vẫn đang là tăng giá
- Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh nên khả năng sẽ có biến động trong phiên
- NĐT đã bán được cổ phiếu quanh vùng 1500 trong phiên hôm qua thì có thể tiếp tục chờ mua lại ở vùng giá thấp trong hôm nay
- Áp lực bán tại vùng 1520 điểm sẽ cao khi vùng này VNINDEX vẫn chưa vượt trong 2 tháng gần nhất