Index | Close | % |
Dow Jones | 34,565.78 | -0.49% |
Dầu WTI | 94.81 | +0.46% |
Vàng | 1,871.10 | +0.61% |
Tỷ giá | 22,730 | +0.20% |
Thông tin vĩ mô
- Giá cao su vượt 2.100 USD/tấn, cao nhất 8 tháng. Năm 2022, thị trường cao su kỳ vọng vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Từ đầu năm, giá cao su tăng gần 10%. Năm 2021, cao su thế giới gặp khó khăn do thị trường ôtô toàn cầu gặp khủng hoảng chip bán dẫn, nhập khẩu cao su từ Trung Quốc chậm lại bởi chính sách “Zero Covid” và sự mạnh lên của đồng USD trong thời gian qua… Vì vậy, phần lớn thời gian giá trong năm 2021 đi ngang hoặc giảm, mặc dù cũng có vài đợt tăng, nhưng không kéo dài quá 1 tháng. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản lượng cao su tự nhiên, đồng thời đứng thứ 3 về thị trường xuất khẩu cao su thế giới. Năm 2021, dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, xuất khẩu tăng trưởng cả về lượng và trị giá, trong đó trị giá xuất khẩu lập kỷ lục. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 1,95 triệu tấn cao su, trị giá 3,27 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với năm 2020.
- Việt Nam giảm nhập khẩu phân bón trong tháng 1. Việt Nam chi 153,6 triệu USD mua phân bón trong tháng 1, giảm 6% so với tháng 12/2021. Nhập khẩu phân bón từ thị trường Belarus và Israel tăng đột biến về lượng và kim ngạch so với tháng 12/2021. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD, giảm 14,5% về lượng, giảm 6% về kim ngạch so với tháng 12/2021. Tuy nhiên, so với tháng 1/2021, nhập khẩu phân bón tăng cả về lượng và kim ngạch với mức tăng lần lượt là 0,2% và 81,7%. Việt Nam chủ yếu mua phân bón từ Trung Quốc với 137.430 tấn, tương đương 57,6 triệu USD, chiếm 42,6% và 37,5% về lượng và kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. So với tháng 12 năm ngoái, lượng giảm 18% và kim ngạch thấp hơn 12,7%.
- 13 dự án tổng vốn hơn 175.000 tỷ đồng của TP HCM chờ Chính phủ gỡ vướng. Hiện TP HCM có 13 dự án có vướng mắc tồn đọng và cần kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 có tổng vốn 75.777 tỷ đồng cũng nằm trong diện này. Trong danh sách 13 dự án, có 4 dự án đang chuẩn bị đầu tư gồm: dự án BT cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh – quận 8, huyện Bình Chánh) tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng đang chờ “chốt” hình thức đầu tư từ ngân sách thành phố hoặc theo hình thức BT; Dự án Xây dựng cụm cảng trung chuyển – ICD tại phường Long Bình (TP.Thủ Đức) 6.200 tỷ đồng đang chờ báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện và thủ tục tiếp theo. Ngoài ra còn 2 dự án là đầu tư xây dựng đường cao tốc TP HCM – Mộc Bài tổng vốn 15.900 tỷ đồng và dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 vốn 75.777 tỷ đồng. Đây là 2 dự án quan trọng có tổng mức đầu tư lớn nhất, TP HCM đang đề nghị Chính phủ hỗ trợ một phần vốn đầu tư.
- Thủ tướng: Hải Phòng phải có nền dịch vụ logistics hiện đại, đẳng cấp quốc tế. Trong buổi làm việc với lãnh đạo Hải Phòng cuối tuần qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao cho thành phố khẩn trương triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định tại Nghị quyết số 45 ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Hải Phòng, Nghị quyết số 108 ngày 26/11/2019 của Chính phủ, Nghị quyết 35/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển địa phương này. Nhiệm vụ chính của thành phố trong thời gian tới đó chính là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, nâng cao một số chỉ số hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp, phát triển dịch vụ logistics hiện đại, thông minh, hiệu quả, đẳng cấp quốc tế, phù hợp với bối cảnh, tình hình phát triển chung của thành phố, đặc biệt chú trọng đến logistics hàng không, hàng hải.
- Goldman Sachs hạ mức dự báo về chỉ số S&P 500. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs của Mỹ đã điều chỉnh giảm dự báo đối với chỉ số chứng khoán S&P 500 xuống mức dưới 5.000 điểm trong năm 2022 trong bối cảnh lạm phát leo thang. Theo đó, Goldman Sachs dự báo chỉ số S&P 500 có thể sẽ đạt 4.900 điểm trong năm nay, thấp hơn gần 4% so với mức dự báo của ngân hàng này đưa ra trước đó nhưng vẫn cao hơn 11% so với mức 4.418,64 điểm chốt phiên giao dịch ngày 11/2. Theo các chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs, sự không chắc chắn về đường đi của lạm phát cũng như chính sách của Fed ngày càng gia tăng. Chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 1, dẫn đến mức tăng lạm phát hằng năm cao nhất trong 4 thập kỷ qua.
- Điện Kremlin: Quan hệ Nga – Mỹ ở mức thấp nhất. Ông Dmitry Peskov cho biết có một số kênh đối thoại và Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Joe Biden vẫn tiếp xúc với nhau, trong đó có cuộc điện đàm ngày 12/2. Ngoài ra, còn có nhiều kênh đối thoại khác. Ông Peskov nói: “Có thể nhắc tới mặt tích cực rằng mặc dù mối quan hệ giữa Nga và Mỹ khó khăn, song vẫn có một số kênh đối thoại nhất định. Các lãnh đạo hai nước vẫn đang đối thoại, liên lạc vẫn được duy trì trong các lĩnh vực khác. Đây là một điểm tích cực. Chỉ vài năm trước, chúng ta (Nga và Mỹ) không có đối thoại và không có sự liên lạc nào”.
Tin doanh nghiệp
- SSI: ký hợp đồng vay hạn mức 10.000 tỷ đồng với VietinBank
- MSB: Năm 2022, MSB dự kiến lợi nhuận trước thuế 6.800 tỷ đồng
- VPI: Lợi nhuận quý IV/2021 của Văn Phú – Invest (VPI) tăng gần 19%
- GEX: Gelex (GEX) tăng vay nợ trong bối cảnh lãi suất thị trường thấp
- PLP: hoạt động kinh doanh chính tạo nền tảng vững chắc cho giai đoạn mở rộng đầu tư
- C69: Cổ phần Xây dựng 1369 (C69) tiếp tục trúng chủ đầu tư Cụm Công Nghiệp Lương Điền 2
- TMS: Transimex (TMS): Lãnh đạo tiếp tục đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu sau khi không mua thành công
- ACC: Đầu tư và Xây dựng Bình Dương ACC (ACC): Cổ đông lớn góp thêm 186,75 tỷ đồng trong đợt tăng vốn để giữ tỷ lệ sở hữu
- FCN: FECON (FCN): Lãnh đạo công ty vừa bán ra cổ phiếu để giảm sở hữu
- APH: An Phát Holdings (APH) dự kiến thanh toán 81 tỷ đồng trái phiếu cho trái chủ bằng cổ phiếu Nhựa An Phát Xanh (AAA)
- FRT: FPT Retail (FRT): Năm 2022, đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 30% lên 720 tỷ đồng
Diễn biến thị trường Phiên 14.02.2022
- TTCK Việt Nam giảm điểm tương đồng với diễn biến thị trường chứng khoán thế giới khi các nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine tiếp tục tăng cao, khi các nước như Mỹ, Đức Bỉ, Hà Lan, Saudi Arabia, Jordan, Kuwait, Israel, Italy đang đồng loạt kêu gọi công dân rời khỏi Ukraine.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa trình Chính Phủ về kế hoạch phục hồi ngành du lịch năm 2022-2023, cụ thể ngành sẽ đạt được khoảng 8 – 9 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, 65 – 70 triệu lượt khách du lịch nội địa, cổ phiếu ngành du lịch tăng ở DAH (+1.8%), VNG (+2.1%).
- Cục Hàng không Việt Nam cho biết thời điểm này ngành hàng không đã sẵn sàng mọi mặt để khai thác toàn mạng bay quốc tế như trước khi bùng phát dịch Covid-19, cổ phiếu ngành hàng không tăng ở HVN (+0.8%), VJC (+5.4%).
- Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington (Mỹ), cho rằng giá dầu có thể vượt 100 USD/thùng vì căng thẳng Nga – Ukraine, giá cổ phiếu ngành dầu khí tăng ở PVD (+0.5%), PVS (+2.8%).
Quan điểm kỹ thuật Phiên 14.02.2022
- Sau nhịp mở gap giảm điểm đầu phiên, VNIndex diễn biến giằng co trong biên độ hẹp trước khi lao dốc mạnh về cuối phiên.
- Thanh khoản tăng cao tại những nhịp sụt giảm phá đáy trong phiên cho thấy áp lực phân phối và điều này để ngỏ rủi ro xuất hiện thêm nhịp điều chỉnh trong phiên kế tiếp. Mặc dù vậy, chỉ số được kỳ vọng sẽ lấy lại cân bằng và có cơ hội hồi phục trở lại tại vùng hỗ trợ gần quanh 145x. Đây cũng là chốt chặn cần được giữ để duy trì xu hướng tăng ngắn hạn kể từ đáy tháng 1.
- Sau khi chốt lời 1 phần vị thế ngắn hạn tại vùng giá cao, NĐT có thể mở trở lại 1 phần vị thế trading ngắn hạn quanh vùng hỗ trợ gần nhưng cần đặt điểm STOP khi điểm đỡ này bị xuyên thủng.
Dự báo phiên giao dịch hôm nay
- Áp lực giảm điểm trong phiên hôm qua sẽ còn hiện hữu trong phiên sáng hôm nay
- Vùng điểm 1460-1470 nhà đầu tư có vị thế an toàn có thể tham gia mua nhóm cổ phiếu Bank, bất động sản, thép cho nhịp lướt sóng ngắn hạn.
- Giai đoạn này đang có những thông tin tiêu cực từ căng thẳng Nga – Ukraina và Fed có khá năng tăng lãi suất sớm nên NĐT nên ưu tiên sự an toàn của tài khoản, hạn chế margin tỉ lệ cao.